Báo nước ngoài viết về nạn ‘lô đề’ ở Việt Nam
Chìm ngập trong nợ nần và bị các chủ nợ săn lùng gắt gao, một người đàn ông Việt Nam đã phải đào một căn hầm ở sau bếp và trốn ở đó trong 2 tháng. Theo AFP, đây chỉ là một trong những ví dụ về hoàn cảnh bi đát của các con nghiện cờ bạc bất hợp pháp ở Việt Nam.
Người bán vé số kiêm lô đề ở vỉa hè Hà Nội đang soát các “đơn đặt hàng” đánh lô đề.
Chỉ trừ dịch vụ xổ số do các công ty Nhà nước cung cấp cùng một số sòng bạc chỉ dành cho người nước ngoài, còn lại Việt Nam cấm tất cả các hình thức cá cược, đỏ đen. Nhưng hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn coi thường qui định của pháp luật về cờ bạc và cảnh sát cho biết cứ đến mùa World Cup và giải vô địch bóng đá của các quốc gia châu Âu thì tình trạng cá cược lại nở rộ.
Dịch vụ xổ số hợp pháp đã trở thành cơ sở cho một trò chơi trúng thưởng mới bất hợp pháp ra đời mà người dân Việt Nam gọi là “Lô đề”, theo đó người chơi sẽ dự đoán về 2 con số cuối cùng của giải xổ số đặc biệt hàng ngày.
Chỉ vì lô đề mà anh Nguyễn Văn Thịnh, một công nhân xây dựng 41 tuổi đã mất 1,3 tỷ đồng và cuối cùng đã phải bán ngôi nhà của mình ở Hà Nội để trả nợ.
“Tôi đã phải sống y như một du kích”, anh Thịnh kể về những ngày tháng phải sống dưới hầm của mình khi anh sống nhờ thức ăn và nước uống mà vợ anh mang cho.
Và câu chuyện của anh Thịnh không phải là hiếm gặp ở Việt Nam, quốc gia có dân số hơn 86 triệu dân. Toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam đều có công ty xổ số và đi kèm theo đó là dịch vụ lô đề bất hợp pháp.
“Lô đề đã hủy hoại hàng trăm nghìn gia đinh và đang phá hỏng nền tảng của xã hội”, ông Võ Quang Hưng, trưởng lực lượng phòng chống tội phạm của cảnh sát Hà Nội nhận xét và cho biết thêm rằng lô đề cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tự tử và li hôn.
Video đang HOT
Bất chấp qui mô ngày càng gia tăng của vấn nạn này, hiện Việt Nam vẫn chưa có các nhóm như nhóm Những người đánh bạc vô danh (Gamblers Anonymous) để giúp những người nghiện cờ bạc có thể tìm đến để được trợ giúp.
Kể từ khi chính phủ Việt Nam áp dụng các biện pháp để siết chặt tín dụng nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát 2 con số thì người chơi lô đề rất khó vay tiền từ ngân hàng để trả cho các chủ nợ.
Hậu quả là, nhiều người chơi quay sang vay mượn từ thị trường tín dụng “đen” nơi mà những chủ nợ thường thuê các thành phần “đầu gấu” đến lấy đồ đạc quí giá hoặc chiếm nhà của những con nợ khi họ bỏ chạy vì không trả nổi các khoản vay của mình.
Con đường dẫn đến tự sát
Một số con nợ khác tự nguyện đầu thú trước cảnh sát, chấp nhận đóng tiền phạt thậm chí là đi tù còn hơn là chịu những vụ siết nợ đầy bạo lực của những kẻ cho vay nặng lãi hoặc chủ nợ.
“Mùa hè năm nay, hơn chục người hàng xóm của tôi đã bỏ trốn. Một số người sau khi tuyên bố phá sản đã bỏ chạy ra nước ngoài. Họ không thể quay trở lại cho đến khi giải quyết ổn thỏa các khoản nợ của mình”, chị Nguyễn Thị Thu, chủ một tiệm cà phê, cho biết.
Chị Thu năm nay 36 tuổi tự nhận mình là một người nghiện trò “đỏ đen” và bản thân chị cũng sa vào khó khăn về tiền bạc do cá cược.
“Tôi bị các chủ nợ dồn đến chân tường. Tôi đã định tự tử để cứu gia đình mình nhưng may là ông trời đã rủ lòng thương”, chị Thu tâm sự và cho biết bố mẹ chồng chị đã cho chị vay hơn 120.000 USD để trả nợ.
Mặc dù trò cờ bạc đỏ đen không phải là điều gì mới mẻ ở Việt Nam, nhưng tình trạng kinh tế sa sút, mà hậu quả là hàng chục nghìn doanh nghiệp bị phá sản, đã khiến tệ nạn này trở nên tồi tệ hơn.
“Đã từ lâu hoạt động cờ bạc ăn sâu vào xã hội chúng ta và nó đã khiến nhiều gia đình tan vỡ”, nhà xã hội học Nguyễn Thị Kim của trường Đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội nhận xét.
“Tệ nạn đó gia tăng khi cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Ngày càng nhiều người bị hấp dẫn bởi viễn cảnh kiếm tiền dễ dàng, nhanh chóng nhờ cờ bạc”, bà Kim nói.
Với lô đề, người chơi có thể thu được mức tiền lớn gấp 70 lần số tiền mà họ đặt cọc.
Những người chơi trò đỏ đen này có thể đặt cược từ 1.000 đồng (5 cent) cho tới hàng nghìn USD. Thông thường, người chơi đặt cược thông qua những người bán lô đề vỉa hè, những người được chủ đề trả hoa hồng.
Tệ nạn xã hội không thể ngăn chặn nổi
Để giải quyết “tệ nạn xã hội” đã ảnh hưởng đến mọi người từ học sinh cho đến người nghỉ hưu này, các nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng các biện pháp cứng rắn.
Vấn đề này được chính quyền nhìn nhận là rất nghiêm trọng và đã được đưa vào luật. Hàng năm, có tới hàng nghìn người nghiện lô đề bị bắt giữ.
Cảnh sát Việt Nam cũng tập trung trấn áp các “chủ xị” đằng sau đường dây lô đề chứ không tập trung vào các cá nhân người chơi. Tuy nhiên, qui mô của tệ nạn này giờ đã quá lớn khiến biện pháp đó không còn có tác dụng nữa.
“Anh có thể thấy tệ nạn này có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, tại mỗi làng quê và mỗi tỉnh thành, ở cả miền bắc và miền nam”, ông Trần Thanh Lâm, một cảnh sát tại Hà Nội, cho biết.
Không thể đưa ra con số chính thức, ông Lâm cho rằng ước tính thị trường cờ bạc bất hợp pháp có trị giá hàng trăm triệu đô la mỗi năm.
“Điều không may là chúng tôi không thể chặn hoàn toàn tệ nạn này”, ông Hưng, trưởng lực lượng phòng chống tội phạm Hà Nội, chia sẻ.
“Lô đề giống như một sòng bạc khổng lồ phủ trên khắp cả nước và kết quả của cuộc chiến chống lại tệ nạn này còn rất hạn chế do tệ nạn đó dựa vào hoạt động xổ sổ hợp pháp đang thu nhiều tiền về cho Nhà nước”, ông Hưng nói.
Theo Infonet
Khởi tố vụ án vợ đầu độc trung tá CSGT
Ngày 22/3, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với Dư Kim Liên (45 tuổi, ngụ phường 11, quận 9, TP.HCM) để điều tra về hành vi "giết người".
Như Kienthuc.net.vn đã đưa tin, trước cái chết bất ngờ và đầy nghi vấn của trung tá Trần Xuân Chuyên (50 tuổi), cán bộ đội CSGT Phú Lâm (thuộc Phòng CSGT Đường bộ-Đường sắt công an TP.HCM), cơ quan công an đã vào cuộc điều tra làm rõ và bắt khẩn cấp bà Liên.
CSĐT phong tỏa hiện trường để khám nghiệm.
Tại CQĐT, bà Liên khai nhận, do muốn bán nhà trả nợ vì thua cờ bạc nhưng chồng không đồng ý và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Sáng 13/3, bà Liên đã đầu độc giết chết ông Chuyên bằng thuốc trừ sâu rồi tạo hiện trường giả, báo tin chồng chết vì đột quỵ.Theo Bee.net.vn
Người vợ đầu độc trung tá CSGT giả điên bên xác chồng "Bà Liên không cho cảnh sát lấy tấm ga giường dính máu rồi giả điên khóc cười, hát hò, nhảy múa quanh xác chồng. Sau mới biết chính bà ấy là kẻ đầu độc", người hàng xóm kể lại sau cái chết của viên trung tá CSGT. Vài ngày sau cái chết của trung tá Trần Xuân Chuyên (50 tuổi, đội CSGT Phú...