Báo nước ngoài nói về dịch vụ “cưới giả” ở Việt Nam
Mới đây, tờ Channel New Asia (CNA – Singapore) đã có một bài viết về sự phát triển của dịch vụ “cưới giả” ở Việt Nam mà nguyên nhân chính là do nhiều người trẻ muốn làm dịu đi áp lực cưới xin từ gia đình hoặc để tránh xung đột giữa các gia đình vốn không đồng ý với cuộc hôn nhân của con mình.
Chiếc váy cưới trắng lộng lẫy, các bàn tiệc chật kín khách mời,… – nhìn vào bên ngoài, đám cưới của Kha (tên nhân vật đã được thay đổi), 27 tuổi, tuyệt vời về mọi mặt. Thế nhưng, có một sự thật đen tối chỉ có mình cô dâu mới biết: cô đang mang bầu 3 tháng, đây là đám cưới giả với chủ rể là diễn viên được thuê. Tất cả chỉ để gia đình không bị mất mặt trước bạn bè và họ hàng.
“Cha mẹ tôi sẽ cảm thấy xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu nếu tôi có thai mà không cưới”, Kha kể lại 1 tháng sau đám cưới giả của mình. Được biết, cha đẻ của con cô – 1 người đàn ông đã có gia đình – đã chi 1.500 USD (hơn 34 triệu đồng) cho đám cưới này.
Kha và chú rể “hờ” chưa bao giờ kết hôn một cách chính thức. Thế nhưng, cô vẫn biết ơn anh vì đã “hoàn thành trách nhiệm” trước bạn bè và người thân của cô.
“Nó như là chết đuối vớ được phao vậy”, cô chia sẻ.
Cha mẹ Kha vẫn chưa biết về sự thật đằng sau đám cưới xa hoa. Tuy nhiên, nói với CNA, cô dự định kể lại với họ rằng cô bị “chồng” bỏ. Theo Kha, thà làm mẹ độc thân do ly hôn còn hơn là có con mà không có chồng.
Khoảng cách thế hệ
Ở Việt Nam, quan niệm về tình yêu và các mối quan hệ đang thay đổi rất nhanh. Tuy nhiên, dù tư tưởng có hiện đại tới đâu, những người trẻ vẫn phải “đau đầu” với các thủ tục hôn nhân truyền thống, nhất là từ gia đình và xã hội.
“Nhiều người không để dũng cảm để sống đúng với bản thân mình, họ phải đối mặt với các quan niệm, lễ nghi, văn hóa và tư tưởng truyền thống”, nhà nghiên cứu tâm lý học Nguyen Duy Cuong cho biết.
Dù có tư tưởng cấp tiến, nhiều người trẻ ở Việt Nam vẫn “đau đầu” với các thủ tục hôn nhân truyền thống
Đó là lý do khiến Huong và bạn trai Quan phải tìm đến dịch vụ cho thuê khách mời đám cưới: gia đình Quan phản đối Huong bởi vì cô đến từ một vùng quê nghèo còn cha mẹ Huong, vì nghe lời bà thầy bói, lại bắt con phải lấy chồng ngay trong năm Đinh Dậu.
Vì thế, cặp đôi này đã tổ chức một đám cưới giả tại quê nhà của Huong ở Nghệ An. Theo CNA, các khách mời đám cưới là “xịn” còn bên nhà trai bao gồm cha, mẹ, các bác các chú, các cô các dì và bạn bè của Quan đều là diễn viên được thuê.
Video đang HOT
“Thật là tốt khi chỉ cần bỏ ra một chút tiền là mọi người đều vui vẻ. Chúng tôi đã giải quyết được câu chuyện đau đầu này trong hòa bình” Quan giải thích về đám cưới mà anh buộc phải giấu kín, không để bố mẹ mình biết.
Ông Nguyen Xuan Thien – người sáng lập Vinamost, một trong những công ty chuyên tổ chức đám cưới giả và cho thuê khách mời đám cưới – tuyên bố, trong năm qua, công ty của ông đã thực hiện hàng ngàn “vở kịch cưới xin”. Ông còn tiết lộ rằng việc làm ăn đang ngày càng phát triển khi ngày nay, Vinamost có đội ngũ 400 người đóng vai “quan viên hai họ” để cho thuê, nhiều hơn gấp hàng chục lần so với một thập kỷ trước.
Tuy nhiên, chính ông Thien cũng cảm thấy băn khoăn về áp lực xã hội đè lên vai những người trẻ.
“Chúng tôi khá là lo lắng, việc này giống như bệnh viện điều trị bệnh tật vậy. Chúng tôi đang giúp các cô dâu và gia đình của họ. Tuy nhiên, đáng lẽ ngành nghề này không nên phát triển lớn như vậy”, ông Thien nhận định.
Theo Danviet
Mặc bikini và khỏa thân hướng dẫn bay ở New Zealand, bị chê "tơi bời"
Hãng hàng không Air New Zealand nổi tiếng với những video hướng dẫn an toàn bay gây tranh cãi vì quay tiếp viên chỉ dùng "quần áo vẽ" hoặc người mẫu mặc bikini.
Mới đây, hãng hàng không Vietjet Air đã bị xử phạt vì màn trình diễn bikini phản cảm trên máy bay đón đội tuyển U23 Việt Nam. Nhiều người nhận định đây là chiêu quảng cáo rẻ tiền và không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Trên thế giới, có không ít những trường hợp quảng cáo gây tranh cãi tương tự, gặp phải phản ứng trái chiều của dư luận và các chuyên gia.
Khi nói đến những chiến dịch quảng cáo "hở hang" gây tranh cãi, không thể không nhắc đến một hãng hàng không của New Zealand.
Air New Zealand nổi tiếng với những video hướng dẫn an toàn bay nhận nhiều chỉ trích, trong đó người mẫu hoặc tiếp viên khỏa thân hoặc mặc bikini.
Mới đây nhất, năm 2014, dư luận đã rất bức xúc khi hãng hàng không này công bố video hướng dẫn an toàn bay với 5 người mẫu mặc bikini.
Video được quay tại những bãi cát trắng của quần đảo Cook, New Zealand. Trong đó, 5 người mẫu mặc đồ bơi hướng dẫn những điều cần làm trong trường hợp khẩn cấp khi bay.
Các người mẫu trong video hướng dẫn an toàn bay của Air New Zealand
Các nhà phê bình nói rằng video của Air New Zealand sử dụng phụ nữ như một hình ảnh "gợi dục" để thu hút sự chú ý của người xem.
"Với tư cách là người phụ nữ lên máy bay đi công tác, tôi phải xem những cô gái mặc bikini này trong những hình ảnh rất gợi dục", Deborah Russell, nhà bình luận về nữ quyền và giảng viên cao cấp tại Đại học Massey của New Zealand, nói với tờ Sydney Morning Herald.
"Điều đó thật khó chịu. Cứ như thể họ nói rằng tình dục là tất cả những gì quan trọng nhất với phụ nữ chúng tôi", Russell thêm.
Các nhà phê bình nói rằng video của Air New Zealand sử dụng phụ nữ như một hình ảnh "gợi dục" để thu hút sự chú ý của người xem.
Phát ngôn viên của Air New Zealand, Andrew Aitken, nói rằng hãng hàng không không lo lắng về phản ứng dữ dội với hình ảnh của phụ nữ trong đoạn quảng cáo. Dù video được quay trên bãi biển, các người mẫu đã mặc đồ bơi hoàn toàn phù hợp, ông nói.
Trên mạng, có nhiều phản ứng trái chiều về video của Air New Zealand.
"Video an toàn trên chuyến bay của Air New Zealand thật tuyệt vời", Jack Railton viết trên Twitter.
Nhưng Keran McKenzie thì không hiểu đây là video an toàn bay hay video quảng cáo đồ bơi. "Video tồi tệ nhất. Thật mừng vì ngày mai con gái tôi không bay cùng tôi trên máy bay của hãng hàng không này", anh viết.
Một người mẫu hướng dẫn sử dụng áo phao trong video của hãng hàng không
Video gây tranh cãi đến mức một người phụ nữ ở Melbourne, Úc, đã khởi động chiến dịch online yêu cầu hãng hàng không gỡ video. Chiến dịch thu về 7.000 chữ ký ủng hộ, với nhận định video khiến phụ nữ và phi hành đoàn không thoải mái.
"Một video an toàn bay nên hướng dẫn hành khách cần làm gì trong trường hợp khẩn cấp", người khởi động chiến dịch viết và cáo buộc video thể hiện sự không tôn trọng phụ nữ.
Sau khoảng 5 tháng phát sóng trên chuyến bay, video đã bị gỡ bỏ khỏi hệ thống của Air New Zealand. Tuy nhiên, hãng hàng không nói rằng việc gỡ bỏ video không liên quan gì đến áp lực từ công chúng.
Các tiếp viên Air New Zealand khỏa thân trong một video hướng dẫn an toàn bay khác
Những video "hở hang" dường như là chiến thuật quảng cáo quen thuộc của Air New Zealand. Năm 2009, hãng hàng không này công bố một video quay trên máy bay, trong đó toàn bộ phi hành đoàn đều không mặc gì. Thay vào đó, họ được vẽ lên da, giống màu đồng phục của hãng.
Video quay cả tiếp viên nam và nữ, ban đầu dự định chỉ phát trong chuyến bay. Tuy nhiên, sau khi một bản copy được đăng lên Youtube, video ngay lập tức trở thành tâm điểm bàn tán.
Video dài 3 phút cho thấy các tiếp viên và phi công xuất hiện tại nhiều vị trí trong máy bay như ngồi ghế, đứng giữa lối đi. Họ nói về cách cài dây an toàn, đeo mặt nạ oxy và các lối thoát hiểm.
Tuy nhiên, "đồng phục" duy nhất của họ là màu vẽ trên da. Đôi khi, áo phao và dụng cụ an toàn được sử dụng để che những bộ phận nhạy cảm. Ở cuối video, thậm chí vòng 3 của một nữ tiếp viên cũng bị lộ mặc dù đã vẽ sơn.
Về đoạn video gây tranh cãi, giám đốc marketing của Air New Zealand, ông Steve Bayliss, nói: "Chúng tôi muốn tìm cách để truyền tải những thông điệp quan trọng này đến hành khách nội địa theo một cách độc đáp, hấp dẫn và thú vị".Trước đó, Air New Zealand cũng cho phát sóng quảng cáo truyền hình với khẩu hiệu "không có gì để che giấu". Trong video, nhân viên của Air New Zealand, bao gồm cả giám đốc điều hành, không mặc gì và được sơn màu trên da.
Trong khi một số người dùng mạng khen ý tưởng này là sáng tạo và "họ muốn xem thêm", những người khác lại có nhận xét trái chiều.
Đôi khi, áo phao và dụng cụ an toàn được sử dụng để che những bộ phận nhạy cảm.
Tài khoản Katusja3 bình luận trên Youtube: "Thật đáng thất vọng!!"
"Sao bạn không trả cho họ đủ tiền để họ có thể mua quần áo mặc?", người dùng mạng Oktay Whitebeard thể hiện sự không đồng tình.
Khi Air New Zealand liên tục đưa ra những video kiểu này, các nhà bình luận cũng cho rằng sự sáng tạo của hãng hàng không đã "xuống dốc không phanh", theo Daily Mail.
Theo Danviet
Tiếp viên hàng không bị "ném đá" vì khỏa thân quảng cáo ở Kazakhstan Nhiều người bức xúc với video quảng cáo trong đó 7 nữ tiếp viên không mặc gì, chỉ quàng khăn và dùng mũ che. Một phần ảnh chụp quảng cáo gây tranh cãi của công ty du lịch Chocotravel ở Kazakhstan Mới đây, hãng hàng không Vietjet Air đã bị xử phạt vì màn trình diễn bikini phản cảm trên máy bay đón...