Báo nước ngoài gợi ý những điều thú vị không thể bỏ lỡ ở Hà Nội
Mới đây, thời báo SCMP của Hồng Kông (Trung Quốc) đã gợi ý những hoạt động mà du khách không nên bỏ lỡ khi có cơ hội đặt chân tới Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.
Theo tác giả Ed Peters, mặc dù Ma Cao hay Thâm Quyến của Trung Quốc có thể gần Hồng Kông và hòa hợp hơn về mặt ngôn ngữ, nhưng để tìm một nơi chốn nghỉ ngơi hoàn hảo thì Hà Nội được coi là lựa chọn hoàn hảo khi vừa mang tính “nước ngoài” vừa mang đậm nét tinh túy của châu Á.
Dù thủ đô của Việt Nam giờ đây đã xuất hiện nhiều tòa nhà chọc trời và những công trình khác của thời kỳ hiện đại hóa, nhưng đa số tập trung ở các quận cận trung tâm, ngoài ngoại thành.
Cuộc sống của nhiều người dân vẫn diễn ra đầy màu sắc trên các vỉa hè. Đó có thể là những cô bán trái cây tươi trên những chiếc xe đạp đậu ở góc phố, anh thợ cắt tóc với chiếc gương được gắn vào cây hay mấy cậu nhân viên nhà hàng ngồi trên ghế nhựa nhặt rau chuẩn bị hàng, các anh thợ sửa xe máy và các tiểu thương khác bày hàng bên lề đường, không để ý đến tiếng ồn ào xung quanh.
Hà Nội không thực sự giống một thành phố mà giống một ngôi làng rộng lớn, sầm uất với kiến trúc mang ảnh hưởng của Pháp bên cạnh những công trình mới đồ sộ.
Theo Ed Peter, hồ Hoàn Kiếm – trung tâm thành phố, là nơi lý tưởng để du khách bắt đầu một ngày mới.
Nơi đây, được bao quanh bởi những cây cổ thụ và những đền chùa trang nghiêm. Hồ lúc sáng sớm bình minh tập trung rất đông người dân tới chạy bộ, giãn cơ, chống đẩy trên các rào chắn hoặc bên bờ hồ.
Bên cạnh những ‘nỗi sợ’ cho du khách do xe máy đem tới thì Hà Nội là một quần thể đô thị hiền hòa với vô số cơ sở lưu trú, từ khách sạn sang trọng đến những nhà khách giá rẻ cao hàng chục tầng tọa lạc trên những mảnh đất nhỏ truyền thống của thành phố.
Video đang HOT
Các khách sạn di sản tính giá mỗi đêm khoảng 10 triệu đồng (400 USD). Khu Phố Cổ – quanh Hoàn Kiếm – có rất nhiều khách sạn gia đình với hầu hết các tiện nghi hiện đại, ít đồ trang trí và mức giá dao động khoảng 60 USD.
Bữa sáng tự chọn được bao gồm trong giá bao gồm nhiều loại món từ chả giò cho đến thịt xông khói, trứng và bánh sừng bò, kèm theo cà phê java Việt Nam.
Khi đi bộ dạo quanh hồ du khách cũng có thể nghe thấy tiếng chuông leng keng nhẹ nhàng báo hiệu sự hiện diện của một chiếc xích lô, một loại xe kéo truyền thống của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ẩm thực Hà Nội cũng là một lý do khiến du khách nào cũng nên thử tới đây ít nhất một lần trong đời.
Cách đây khoảng một thế hệ, các nhà hàng ở Hà Nội rất ít, trong khi thực đơn và hóa đơn có xu hướng được viết tay và không phải lúc nào cũng giữ nguyên giá. Nhưng khi có sự xuất hiện của các thanh tra Michelin, mọi thứ đều trở nên chuẩn chỉnh hơn.
Trong khi sự xuất hiện của Michelin có thể làm xáo trộn mọi thứ thì những nhà hàng lâu đời vẫn được ưa chuộng. Các phần ăn không lớn, nhưng bữa ăn ở đây lúc nào cũng là một ‘bản giao hưởng của màu sắc và hương vị’.
Ngoài đồ lưu niệm, du khách còn có thể lựa chọn rất nhiều đồ sơn mài, lụa và đồ thêu tay được làm thủ công tinh xảo tại các cửa hàng bình dân ở Khu Phố Cổ và các quận lân cận.
Cách khu phố đi bộ du lịch hai bước chân, đồng thời cách khu phố cổ vài trăm mét về phía bắc, chợ Đồng Xuân là một trung tâm ba tầng dành cho cả khách bán buôn và bán lẻ.
Tầng trệt có đài phun nước và ghế ngồi. Còn con phố bên ngoài vào cuối tuần được biến thành chợ đêm, nơi, giúp du khách thỏa mãn thú vui mua sắm không thua kém gì việc hòa mình vào không khí nơi đây.
Đổ xô check-in làng hương nổi tiếng ở Hà Nội từng lên báo nước ngoài
Ngôi làng có nghề truyền thống hơn 100 năm gây ấn tượng với du khách ngay từ lần đầu tiên bởi những bó hương tạo hình đẹp mắt, không gian tràn ngập màu sắc rực rỡ như xanh, đỏ, vàng,...
Nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 35km, làng Quảng Phú Cầu (thuộc thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) được biết đến với nghề làm tăm hương truyền thống hơn 100 năm qua. Loại hương này không chỉ được vận chuyển tới nhiều tỉnh thành khắp cả nước mà còn được "xuất ngoại" đến các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,... (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Những năm gần đây, làng hương Quảng Phú Cầu tập trung phát triển cả du lịch và nhanh chóng trở thành điểm đến nổi tiếng, thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách, nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước tới tham quan, chụp hình. Vẻ đẹp đa màu sắc ở ngôi làng này còn gây ấn tượng mạnh với truyền thông nước ngoài khi từng xuất hiện trên một số trang báo, hãng tin quốc tế như AFP (Pháp) hay South China Morning Post (Trung Quốc) (Ảnh: Blog của Rọt).
Sau Tết Nguyên đán 2023, làng hương Quảng Phú Cầu càng thu hút du khách bởi những bó hương nổi bật, đủ màu sắc như đỏ, hồng, xanh, vàng,... xếp ngay ngắn, tạo hình như những khóm hoa (Ảnh: Chu Đức Giang).
Để hấp dẫn khách du lịch hơn, một số gia đình ở đây còn dùng những khóm tăm hương tạo thành hình bản đồ Việt Nam với lá quốc kỳ cờ đỏ sao vàng rất đẹp mắt. Đây cũng là góc "sống ảo" được nhiều kols, travel blogger,... "đổ xô" về check-in (Ảnh: Blog của Rọt).
Bạn Nguyễn Hoài (24 tuổi, travel blogger tự do) chia sẻ, bản thân rất ấn tượng với không gian tràn ngập màu sắc của một làng nghề truyền thống ở Thủ đô. "Mình từng có cơ hội ghé thăm nhiều làng nghề truyền thống ở miền Bắc nhưng hiếm thấy nơi đâu đẹp rực rỡ và nổi bật như làng Quảng Phú Cầu. Trước giờ, nhắc đến làng hương, mình thường nghĩ đến Huế nhưng tới đây thì cảm giác như một góc thơ của xứ Huế được gói trọn trong lòng Hà Nội vậy", 9X bày tỏ (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Tới làng hương Quảng Phú Cầu, ngoài tham quan và chụp hình, nữ travel blogger còn được chủ nhà giới thiệu và hướng dẫn về công việc của bà con nơi đây cũng như các bước làm nên một bó chân hương đều và đẹp,... (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Được biết, để vào tham quan, tìm hiểu và chụp hình trong một số cơ sở sản xuất tăm hương tại đây, du khách phải mua vé với giá dao động từ 50.000 - 100.000/người. Dù chi phí khá cao, tuy nhiên theo Hoài, mức giá này có thể hiểu vì các cô chú làng nghề phải bỏ công sắp xếp tăm hương thành các background kỳ công cho khách tham quan. Sáng họ xếp hương ra, chiều lại dọn vào, ngày nào cũng lặp đi lặp lại công việc như vậy (Ảnh: Hoài Nguyễn).
"Các cô chú ở đây thường dọn hương khá sớm, khoảng 4-4:30 chiều. Bạn nên ghé thăm sớm hơn chút để có nhiều thời gian chụp ảnh hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn các bộ váy, áo dài theo tông màu kem, be sáng hay xanh và lựa tới làng hương vào những ngày nhiều nắng để lên hình nổi bật, ấn tượng hơn", nữ travel blogger cho hay (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Tuy khá xa trung tâm thành phố và không gần các điểm tham quan nổi tiếng nhưng làng hương Quảng Phú Cầu vẫn thu hút một lượng lớn du khách nước ngoài bởi nét văn hóa truyền thống đặc trưng (Ảnh: Hoài Nguyễn).
Để di chuyển tới đây, du khách có thể đi ô tô, xe máy hoặc xe buýt. Ngoài ra, làng hương cũng nằm gần thị trấn Vân Đình, nơi nổi tiếng với các món vịt cỏ, có giá thành bình dân nên bạn có thể kết hợp thưởng thức trong cùng một chuyến đi (Ảnh: Hoàng Hiếu).
Báo nước ngoài gợi ý 10 điều du khách nên làm khi đến Hội An Chuyên trang du lịch nổi tiếng The culturetrip chỉ ra 10 điều mà du khách nên làm khi ghé Hội An (Quảng Nam). Hội An luôn được các tạp chí du lịch nước ngoài chọn là một trong những điểm đến hàng đầu Châu Á (Ảnh: Zing) "Hội An đã trở thành một điểm đến yêu thích của du khách đến Việt Nam...