Bão Noru: Đà Nẵng dựng rào chắn ‘đóng’ cầu Thuận Phước vì gió quá lớn
Trước giờ bão Noru ( bão số 4) đổ bộ, cầu Thuận Phước – nơi cửa sông Hàn giao với vịnh Đà Nẵng – bắt đầu có mưa lớn và gió mạnh, chính quyền địa phương đã phải dựng rào chắn cứng để cấm phương tiện di chuyển qua cầu.
Lúc 16 giờ 30 ngày 27.9, Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng đã dựng rào chắn cứng để đóng cầu Thuận Phước (P.Thuận Phước, Q.Hải Châu) để cấm xe cộ di chuyển qua cầu. Lúc đó, khu vực cầu Thuận Phước bắt đầu có mưa lớn và gió mạnh, do ảnh hưởng của bão Noru.
Do cầu Thuận Phước rất cao, lại ngay cửa sông và gần vịnh Đà Nẵng nên mưa lớn kèm theo gió luôn khiến các phương tiện qua lại đây gặp khó khăn, nguy hiểm. Nguy cơ càng gia tăng khi bão Noru sắp đổ bộ. Vì vậy, việc rào chắn cứng, cấm phương tiện lưu thông qua cầu Thuận Phước được thực hiện nhanh chóng. Thời gian mở rào chắn để lưu thông trở lại sẽ được cơ quan chức năng thông báo sau khi bão Noru tan.
KHẨN CẤP: Cuồng phong siêu bão Noru chỉ còn cách đất liền 180 km
Công nhân Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng rào chắn cứng, cấm phương tiện lưu thông qua cầu Thuận Phước. Ảnh H.Đ.
Sau cầu Thuận Phước, theo kế hoạch, vào 20 giờ 30 hôm nay (27.9), chính quyền TP.Đà Nẵng cũng sẽ cho đóng cầu Sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Phò Nam và cầu vượt Ngã ba Huế, áp dụng theo các cấp độ gió.
Cụ thể, khi gió đạt cấp 6, sẽ chốt hai đầu cầu, cảnh báo người dân nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Khi gió đạt cấp 7, sẽ xem xét tình hình lưu thông qua các cầu. Khi gió đạt cấp 10 thì phong tỏa, cấm tất cả các loại phương tiện qua cầu. Như vậy, cầu Thuận Phước là nơi được “quan tâm” đóng sớm nhất, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Trước giờ bão Noru đổ bộ, lúc 16 giờ 30 ngày 27.9, cầu Thuận Phước có mưa lớn kèm theo gió mạnh
H.Đ.
Riêng đối với các hầm chui tại nút giao Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương, nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý, nút phía tây cầu Sông Hàn, khi có sự cố ngập nước thì ngành chức năng sẽ cấm các phương tiện lưu thông, đặc biệt là vào thời điểm bão Noru đổ bộ.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Đêm nay, phòng họp trực tuyến các địa phương phải mở
Chỉ đạo công tác chống bão số 4, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đêm nay, phòng họp trực tuyến của các địa phương phải mở.
Chiều 27/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương cùng đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão số 4 tại tỉnh Quảng Trị. Sau cuộc kiểm tra, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp rà soát công tác ứng phó bão số 4 tại đầu cầu UBND tỉnh Quảng Trị. Dự họp có lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão số 4.
Phó Thủ tướng cho biết, tối nay sẽ về Thừa Thiên - Huế họp điều hành tiếp, nếu cần thiết, có thể họp điều hành xuyên đêm.
" Đêm nay, phòng họp trực tuyến của các địa phương phải mở", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác kiểm tra chợ Cửa Việt ở Quảng Trị. (Ảnh VGP/Đức Tuân)
Phó Thủ tướng đề nghị cuộc họp tập trung vào các biện pháp cấp bách trước mắt khi chỉ còn ít thời gian nữa bão sẽ đổ bộ vào đất liền, thời gian rất quý. Trong đó, các địa phương tập trung vào các biện pháp bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân. Điều đó liên quan đến sơ tán, bố trí chỗ ở, đã vận động bà con sơ tán hết hay chưa?
"Làm sót cái này, bão vào thì nguy hiểm cho người dân. Đây là nhiệm vụ số 1", Phó Thủ tướng nói.
Đồng thời, các địa phương phải xác định bảo vệ công trình trọng điểm, quan trọng mà ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như an toàn cho nhân dân như hồ đập, đê điều, đường sá, bệnh viện, bảo vệ hệ thống điện...
Phó Thủ tướng cũng đề nghị báo cáo về việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, ứng cứu trường hợp bị chia cắt. Có thể xảy ra tình huống chưa lường hết như đê biển bị sóng đánh thì ứng cứu như thế nào?
Theo Chủ tịch UBND TP Đã Nẵng Lê Trung Chinh, đến nay, tất cả công việc đã xong. 8h tối sẽ cấm người dân ra đường. Hiện đường còn ít người đi lại.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, hiện trên địa bàn đã có mưa. Tuy nhiên, lượng mưa chưa lớn, phổ biết từ 30-80mm. Khu vực ven biển bắt đầu có gió cấp 5-6. Đến 15h hôm nay, tỉnh đã di dân xong với 14.443 hộ.
"Chúng tôi đã cho học sinh nghỉ học hôm nay và ngày mai. 21h tối nay cấm ra đường", Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, chống bão tận dụng từng giờ, vừa họp vừa điều hành. "Tôi hỏi các đồng chí thuyền bè còn người trên tàu không? Tôi đề nghị các đồng chí cho lực lượng xuống kiểm tra tất cả tàu thuyền xem còn người không. Anh Chinh cho kiểm tra và báo cáo lại", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ảnh hưởng bão Noru: Đảo Lý Sơn đã có gió giật cấp 11 Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 (bão Noru), tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11, đảo Phú Quý (Bình Thuận) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Hồi 13 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão số 4 ở trên vùng biển...