Bão Noru cách đất liền Đà Nẵng – Quảng Ngãi 210km
Hồi 16h ngày 27/9, tâm bão Noru cách đất liền khu vực Đà Nẵng – Quảng Ngãi khoảng 210km về phía Đông.
Dự báo, đêm nay đến sáng mai, bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Phú Quý gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16h ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 110,6 độ Kinh Đông, cách đất liền khu vực Đà Nẵng – Quảng Ngãi khoảng 210km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Vị trí và hướng di chuyển của bão Noru. (Ảnh: NCHMF).
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ. Đến 4h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế – Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 15.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ, sau đó tiếp tục di chuyển sang Lào và suy yếu dần.
Đến 16h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.
Video đang HOT
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 36 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao 7-9m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.
Vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao 7-9m, biển động dữ dội.
Vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng do bão cao 1,2-1,7m (Quảng Bình: 1,2m; Quảng Trị: 1,3m; Huế: 1,5m; Đà Nẵng:1,7m; Quảng Nam: 1,5m; Quảng Ngãi: 1,0m) mực nước tổng cộng (nước dâng bão kết hợp với thủy triều) cao 1,5-2,5m (Quảng Bình: 1,6m; Quảng Trị: 2,0m; Huế: 1,8m; Đà Nẵng: 2,5m; Quảng Nam: 2,5m; Quảng Ngãi: 1,5m), nguy cơ cao ngập tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ tối và đêm nay, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Cảnh báo mưa lớn: Từ đêm nay đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm, có nơi trên 450mm; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất, ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: cấp 4; Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: cấp 3.
Thêm địa phương cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh bão Noru
Phú Yên, Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng là các địa phương đã thông báo cho phép học sinh nghỉ học để phòng, tránh bão số 4 (Noru).
Học sinh nhiều nơi phải nghỉ học tránh bão Noru. Ảnh: Duy Hiệu.
Theo đó, sáng nay, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên đã có văn bản cho phép học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ 13h ngày 27/9 đến hết ngày 28/9.
Sở cũng yêu cầu hiệu trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết trên địa bàn để thông tin cho học sinh, giáo viên, nhân viên đơn vị, trường học biết.
Nếu trường học bị ngập lụt, sạt lở và bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không an toàn cho học sinh do bão số 4 gây ra, các cơ sở giáo dục sẽ chủ động tiếp tục cho học sinh tạm nghỉ học, đồng thời báo cáo về Sở GD&ĐT.
Bên cạnh đó, các trường cần duy trì lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn, phân công lãnh đạo thường trực 24/24 giờ tại đơn vị, trường học.
Từ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên ở tỉnh Bình Định cũng đồng loạt cho học sinh, học viên nghỉ học để phòng tránh bão Noru.
Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định yêu cầu các trường huy động lực lượng giáo viên, nhân viên của đơn vị, tham gia đưa máy vi tính, thiết bị dạy và học, hồ sơ đến các phòng ở tầng 2 đề phòng bị ướt; chằng chống tường bao, mái, đóng và cài chốt cửa sổ, cửa ra vào các phòng học, tránh bị tốc mái, tung cửa khi bão đổ bộ.
Riêng các trường, điểm trường được xây cấp 4 phải chú ý đưa máy vi tính, thiết bị dạy và học lên kệ cao đề phòng nước ngập sâu do mưa lớn. Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định quy định việc huy động nhân lực của đơn vị để triển khai các công việc cụ thể này phải đảm bảo an toàn và hoàn thành trước 11h ngày 27/9.
Các trường cũng cần phối hợp với phụ huynh để nhắc nhở học sinh không ra khỏi nhà khi mưa, bão đến; không tắm biển, không chèo bè, chống sõng, vớt củi, không qua các đoạn đường ngập nước sâu, chảy xiết. Trường học phải mở cửa phòng học để nhân dân tạm trú theo yêu cầu của chính quyền địa phương (nếu có).
Hiện tại, ngoài Bình Định và Phú Yên, các địa phương đã thông báo cho học sinh nghỉ tránh bão Noru là Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng. Thời gian nghỉ học phòng, tránh bão của các địa phương này như sau:
STTĐịa phươngThời gian nghỉ tránh bão Noru1Quảng TrịTừ 12h45 ngày 27/9 đến khi kết thúc hình thể thiên tai nguy hiểm2Thừa Thiên - HuếTừ ngày 27/9 đến ngày 28/93Đà NẵngTừ chiều 26/9 đến khi có thông báo mới4Quảng NamNgày 27/95Quảng NgãiTừ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới6Bình ĐịnhTừ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới7Phú YênTừ 13 giờ ngày 27/9 đến hết ngày 28/9
Trước đó, ngày 25/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã gửi công điện tới Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về việc chủ động ứng phó cơn bão Noru gần biển Đông.
Để chủ động ứng phó bão Noru và mưa lớn kéo dài ở khu vực miền Trung; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi thường xuyên diễn biến của mưa bão; phối hợp chặt chẽ với ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp khẩn cấp; bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên khi đến trường.
Những nơi nguy hiểm do mưa bão cần kịp thời thông báo cho học sinh nghỉ học; và sẵn sàng hỗ trợ người dân tránh trú trong các trường học khi bảo đảm an toàn.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động biện pháp phòng tránh mưa ngập, lên phương án bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại về cơ sở vật chất, công trình trường học, tài liệu, sách vở và dụng cụ học tập; chủ động khắc phục hậu quả mưa lũ (nếu có) để sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường.
Chạy đua ứng phó siêu bão Các địa phương dự báo nằm trong vùng đổ bộ trực tiếp của bão Noru (bão số 4) vừa trải qua thêm một ngày cấp tập ứng phó. Hôm qua (26.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định lập Ban Chỉ đạo tiền phương để chỉ đạo ứng phó với bão Noru. Ban Chỉ đạo tiền phương đặt tại TP.Đà Nẵng, do...