Báo Nông Thôn Ngày Nay mang đến nhiều niềm vui
Tôi là một cán bộ Hội ND thường xuyên tham gia viết tin, bài cho báo Nông Thôn Ngày Nay. Thông qua việc cộng tác với tờ báo “ Sát cánh cùng nông dân Việt” đã mang đến cho tôi nhiều niềm vui.
Quê tôi là địa phương miền trung du, nơi khởi phát phong trào ND Tây Sơn hồi thế kỷ XVIII. Ở đây đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. Trong tiến trình đó, nhiều tập thể, cá nhân, gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt đã xuất hiện. Với tôi, cộng tác với báo không gì hơn là để đóng góp sức mình tuyên truyền, vận động và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, hạn chế các tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, với người “ngoại đạo” như tôi, để phát hiện, tiếp cận, thể hiện đề tài không phải dễ. Tôi phải làm quen, “tập dượt” dần dần. Những tin, bài được đăng là thêm 1 niềm vui, những tin, bài chưa dùng được, hoặc phải bổ sung, chỉnh sửa thông tin, hình ảnh lại đem đến cho tôi những kinh nghiệm, bài học.
Tác giả Đào Minh Trung (phải) và nhân vật chính trong một bài viết về nghề làm bánh ít ở
huyện Tây Sơn (Bình Định). Ảnh: T.L
May mắn là thời gian cộng tác với báo tôi được các biên tập viên hướng dẫn, góp ý rất nhiều. Tôi cho đó là điều đáng quý và thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cơ quan báo chí với nhân vật, sự kiện được phản ánh.
Video đang HOT
Từ khi cộng tác với Báo Nông Thôn Ngày Nay, báo đã đem đến cho tôi nhiều niềm vui, vinh dự. Ngoài niềm vui tinh thần và khoản nhuận bút, tôi còn được tặng 1 chiếc điện thoại smartphone trong một cuộc thi; được tặng 1.000.000 đồng giải Nhất trong một cuộc thi viết khác do báo tổ chức…
Qua việc cộng tác thường xuyên với Báo Nông Thôn Ngày Nay, có lẽ với tôi, niềm vui nhất là được đồng nghiệp Hội ND các cấp, anh chị em và bà con địa phương tin tưởng, quý mến và thường gọi vui là “nhà báo”, “phóng viên”.
Qua cộng tác với Báo Nông Thôn Ngày Nay, đã giúp tôi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của 1 cán bộ Hội ND, tham gia tuyên truyền, cổ vũ, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hệ thống Hội NDVN, trong nông nghiệp, nông thôn… Mỗi lần hoạt động của Hội ND, gương cán bộ Hội ND, hội viên, ND được thể hiện trên mặt báo là 1 niềm vui của tôi-một cộng tác viên thân thiết…
Theo Danviet
GDP tăng gấp 30 lần sau Đổi mới
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc "Đổi mới": kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với sự đổi mới trên, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nếu như trước đổi mới GDP tăng chưa đầy 4% thì sau đổi mới, có những năm GDP tăng đến 8-9%. Trung bình từ 1986 đến nay, GDP tăng trưởng liên tục, bình quân ở mức 6,6% năm...
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 30 lần từ 1995 - 2014. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Nếu tính riêng 25 năm, từ 1989 đến 2014, quy mô GDP của Việt Nam tăng gấp 30 lần so với trước, từ chỗ chỉ đạt 6,3 tỷ USD một năm lên 186 tỷ USD năm 2014. Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người tăng gấp 21 lần; chênh lệch GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước cũng dần được rút ngắn.
Cơ cấu kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt con số 2.000 USD, thuộc nhóm trung bình của thế giới.
Riêng về lĩnh vực xuất khẩu, từ 1995 đến 2014 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 30 lần, trong đó sản phẩm tiêu, cà phê, hạt điều, gạo, thủy sản, dệt may, giày, chè... luôn đứng ở tốp đầu thế giới. Sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh, trong đó từ 1996 đến 2014, tăng trưởng bình quân 9,4% năm.
Nhiều thiết bị khó, đòi hỏi công nghệ cao thì giờ đây trong nước đã sản xuất được. Đối với các nhà máy thủy điện, trước đây chúng ta vẫn phải nhập khẩu các thiết bị cơ khí thủy công thì đến nay toàn bộ phần này có thể do các doanh nghiệp cơ khí trong nước đảm nhận, kể cả đối với các nhà máy thủy điện lớn như Thủy điện Sơn La có công suất đến 2.400MW....
Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp đã chế tạo các trạm trộn bê tông xi măng công xuất từ 120 đến 250 m3/giờ. Tổng công ty CP xây dựng Công nghiệp Việt Nam đã chế tạo thiết bị Nhà máy xi măng Thái Nguyên với tỷ lệ nội địa hóa đạt 74% về khối lượng...
Với những kết quả đã đạt được, từ nay đến năm 2030, Việt Nam có rất nhiều triển vọng để phát triển kinh tế, xã hội. Trên lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể nằm trong tốp 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về tiêu, cà phê, dừa, gạo, thủy sản, cao su, trái cây... Thu nhập của người làm nông nghiệp tiếp cận thu nhập của người làm công nghiệp.
Việt Nam cũng có triển vọng trở thành một trung tâm chế tạo mới của thế giới. Trong đó các thế mạnh tương lai của Việt Nam là sản xuất thép, thủy điện, năng lượng, phát triển hạ tầng giao thông... Tuy nhiên, để đạt được kết quả trên chúng ta phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, tăng nhân lực nghiên cứu khoa học (từ 700 người/1 triệu dân lên 2.000 người/1 triệu dân); tăng chi cho khoa học - công nghệ (từ 0,87% GDP lên 2% GDP).
Doanh nghiệp cần liên kết với nhà trường để phát triển nhân lực theo nhu cầu. Ngoài ra Việt Nam cũng có triển vọng lớn về phát triển du lịch, với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, trong đó: Vịnh Hạ Long được bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất thế giới (trang web BuzzFeed của Mỹ);
Hang Sơn Đoòng được bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới (Tạp chí Business Insider) và là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới năm 2014 (Tạp chí National Geographic). Do đó, nếu có cách quản lý và khai thác tốt thì du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển rất mạnh.
Ngoài ra chúng ta cần có các giải pháp để bảo đảm nợ công được kiểm soát và có thể nâng trần nợ công; Tham nhũng được đẩy lùi dần và không gia tăng trở lại; Nợ xấu của hệ thống ngân hàng được kiểm soát chính xác và trong giới hạn an toàn;
Thực thi chính sách dân số bền vững về kinh tế và xã hội; Văn hóa Việt Nam là sức mạnh dân tộc để tăng tốc phát triển và hội nhập hiệu quả. Thực hiện được các mục tiêu này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn cất cánh mới 2016 - 2030 với mức tăng trưởng bình quân 7-8%/năm.
Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam
Tiền Phong
Doanh nghiệp và doanh nhân: động lực cải thiện, thay đổi thể chế Thủ tục hành chính rườm rà, bất hợp lý; cơ chế xin cho vẫn còn nặng nề, tạo ra lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; chưa tôn trọng nguyên tắc thị trường... là những nguyên nhân chính dẫn đến yêu cầu cấp bách hiện nay: hiện đại hóa thể chế. Doanh nghiệp và doanh nhân không chỉ là kết quả của thể...