Bao nhiêu trẻ mất tích bí ẩn ở chùa Bồ Đề?
Trong khi việc buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề chưa được làm sáng tỏ, số phận những em bé mất tích bí ẩn chưa biết ra sao.
Buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề có hàng loạt nghi vấn khiến nhiều người phẫn nộ. Trong khi việc buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề chưa được làm sáng tỏ, số phận những em bé mất tích một cách bí ẩn chưa biết sẽ đi đâu về đâu.
Ảnh năm 2007 chứng minh sự tồn tại của Tùng Anh và Việt Anh được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề.
Buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề một lần nữa khiến dư luận phẫn nộ bởi thông tin bà Nguyễn Thị Thanh Trang – cô bảo mẫu kiêm quản lý khu nuôi trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề (P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP. Hà Nội) bị Cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Nội bắt khẩn cấp với tội danh “mua bán trẻ em”.
Không chỉ khi Nguyễn Thanh Trang bị bắt, trong vài năm gần đây, nghi án buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề đã là vấn đề được công chúng quan tâm. Mặc dù Sư Thích Đàm Lan khẳng định: “Chùa Bồ Đề không hề cho-nhận con nuôi bất cứ một trường hợp nào” nhưng nhiều người làm thiện nguyện từng có thời gian gắn bó với chùa lâu dài khẳng định, có nhiều em bé được chùa nhận về nuôi dưỡng mất tích một cách bí ẩn.
Sự biến mất khó hiểu của nhiều đứa trẻ
Ngày 24/7, Báo Phụ Nữ nhận được “Đơn đề nghị điều tra” của nhiều anh chị từng làm công tác thiện nguyện tại đây. Chị Nguyễn Bích Ngọc – người có thời gian dài làm công tác thiện nguyện cho biết: “Sư Đàm Lan không cho ai nhận con nuôi, nhưng mới đây, tôi tìm được người mẹ nuôi của một trong những đứa trẻ đã “biến mất” ở chùa. Nhiều đứa trẻ xinh xắn, đẹp đẽ mà chúng tôi bế ẵm trong lòng từ khi còn nhỏ, sau một thời gian bỗng dưng “biến mất” một cách khó hiểu”.
Buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề khiến dư luận phẫn nộ vì sự biến mất khó hiểu của nhiều đứa trẻ.
Video đang HOT
Theo chị Bích Ngọc, trong những đứa trẻ mất tích, có bé Tùng Anh (hay còn gọi là Khoai), chính là bé sơ sinh chưa rụng dây rốn được nhà chùa nhận nuôi cuối tháng 8/2007, đến đầu năm 2008 bỗng dưng “mất tích”. Khi tìm hiểu thì được các cô chăm sóc và sư cô trả lời: cháu được mẹ ruột đón về. Nếu là mẹ ruột đến đón thì khi giao cháu, có sự chứng kiến hay báo cáo cấp chính quyền, công an nơi sở tại?
Những em bé bị biến mất khác, theo liệt kê của nhóm thiện nguyện gồm: bé Duy Anh, được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, đên ngày 19/7/2014 thì cháu không còn ở chùa nữa. Bé Bảo Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, đến nay cũng không có mặt trong chùa. Bé Mai Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, ngày 19/7/2014, khi nhóm thiện nguyện tới thăm, cháu cũng không còn ở chùa nữa.
Buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề được người làm thiện nguyện chia sẻ nhiều thông tin.
Bé Vi Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, hiện cũng không có mặt ở chùa. Huy Anh được đón nhận và nuôi dưỡng tại chùa năm 2009, và giờ trong chùa không thấy sự hiện diện của bé. Khi nhóm thiện nguyện hỏi thăm cô chăm sóc trẻ ở chùa (làm việc từ năm 2007 đến nay) thì họ nhận được câu trả lời chung chung: “các cháu lớn rồi phải bay đi chứ!”. Khi bị truy hỏi tiếp: “ai đang nuôi dưỡng cháu hay mẹ ruột đến đón?”, thì cô nuôi trẻ trả lời mù mờ: thì các cháu đi các nơi khác.
Ngoài ra, còn có một số bé ma nhóm thiện nguyện không nhớ tên, nhưng họ giữ được ảnh, nhân chứng, chứng minh được sự tồn tại của các cháu tại chùa Bồ Đề thi giờ không còn thấy xuất hiện.
Cùng với nỗi lo lắng đó, liên hệ với báo Phụ Nữ, anh Nguyễn Thanh Long cũng chia sẻ câu chuyện về hành trình tìm kiếm một bé sơ sinh bị mất tích từ chùa Bồ Đề từng được vợ chồng anh cưu mang và chăm sóc. Trong cuộc tìm kiếm đầy lo âu ấy, gia đình anh đã phải đối diện với sự nhẫn tâm và lạnh lùng ở nơi người ta vẫn tin tưởng là cánh cửa của từ bi và tình thương yêu…
Nghi án đặt trùng tên trẻ
Ngoài ra, Nhóm thiện nguyện cũng chia sẻ nỗi lo lắng: “Tên các cháu được đặt đều là “ANH”, chỉ khác nhau chữ đệm. Hiện tại ở chùa cũng có các bé mới mang tên Tùng Anh, Việt Anh… (là tên của những em bé đã biến mất), nhưng không phải là các bé trước kia.
Với cách đặt tên này của nhà chùa, nếu ai không sang chùa thường xuyên, hoặc không sang chăm sóc các bé từ thời gian đầu (khoảng những năm 2007, 2008) đến thời điểm hiện nay, sẽ không thể phát hiện được sự biến mất của các cháu”.
Vòng vo, luẩn quẩn khi khai số lượng trẻ nhận nuôi
Theo báo Phụ Nữ, chùa Bồ Đề có sự vòng vo, luẩn quẩn, tiền hậu bất nhất của ni sư Đàm Lan trong việc khai báo số lượng cho, nhận con nuôi cũng là một vấn đề nổi cộm. Đơn cử, theo báo cáo của UBND Q.Long Biên tại thời điểm tháng 5/2013, trẻ được nuôi tại chùa Bồ Đề là 121 trẻ, số lượng trẻ sơ sinh là 25. Tổng số đối tượng bảo trợ ở tại chùa từ ngày 6/5/2013 là 200 người – kể cả người già.
Buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề chưa được làm sáng tỏ, số phận các em nhỏ không biết đi đâu về đâu.
Tuy nhiên, bốn ngày sau đó, con số này đã giảm xuống còn 192 người, nhà chùa không giải thích được lý do vắng mặt của tám đối tượng. Mới đây nhất, tại biên bản cuộc họp ngày 17/7/2014, với các ban, ngành chức năng địa phương, ni sư Đàm Lan tự khai báo số lượng hiện tại đang ở chùa là 106 trẻ, trong đó có 18 trẻ sơ sinh. Như vậy, con số khai báo trẻ sơ sinh so với hơn một năm trước (25 trẻ), lại hụt mất bảy bé mà không hiểu vì sao.
Theo_Kiến Thức
Bắt giữ 2 đối tượng nghi bán trẻ ở chùa Bồ Đề
Công an Hà Nội đã bắt giữ 2 đối tượng quản lý khu nuôi trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề có hành vi mua bán trẻ em để điều tra.
Công an Hà Nội cho biết, ngày 3/8, cơ quan này đã tiến hành bắt Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi) phục vụ và trông giữ trẻ ở chùa Bồ Đề, (quận Long Biên, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, Ninh Bình) vì có hành vi mua bán trẻ em.
Công an Hà Nội cũng đã triệu tập Ni sư Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng chưa xác định có dấu hiệu liên quan nên nên Ni sư này không bị bắt giữ.
Trang (bìa trái) và Nguyệt tại cơ quan điều tra.
Bước đầu, cơ quan điều tra đã xác định việc hai nghi phạm bị bắt đã thực hiện việc mua bán bé Cù Nguyên Công (trẻ sơ sinh được nuôi tại chùa Bồ Đề vào cuối năm 2013) với giá 35 triệu đồng.
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Thanh Trang đã khai về hành vi mua bán trẻ em nhà chùa và Ni sư Thích Đàm Lan hoàn toàn không biết gì.
Trước tính chất nghiêm trọng của sự việc, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã chỉ đạo cần kiên quyết điều tra và sẽ đưa ra các chứng cứ để trả lời dư luận một cách rõ ràng, xác đáng có hay không việc mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề.
Theo thông tin trước đó, cuối tháng 10/2013, mọi người ở chùa Bồ Đề phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở cổng chùa trong tình trạng dây rốn chưa rụng. Do đó, nhà chùa đã đưa vào để chăm sóc, nuôi dưỡng, đặt tên bé trai này là Cù Nguyên Công.
Thời điểm đó, anh Nguyễn Thành Long (trú tại quận Long Biên) khi tham gia hoạt động từ thiện và quen Trang rồi sau đó được Trang giới thiệu nhà chùa vừa phát hiện được một trẻ sơ sinh ở cổng chùa nên vợ chồng Long đã nhận làm bố mẹ đỡ đầu và chăm sóc.
Đến tháng 11/2013, bé Cù Nguyên Công bị mắc bệnh nặng nên phải nhập viện nhiều ngày để điều trị và được đưa về nhà chùa vào cuối tháng 12/2013.
Tuy nhiên vào đầu tháng 1/2014, khi vợ chồng anh Long đến đón bé Công đi khám bệnh lại thì phát hiện bé không còn ở chùa và được Trang giải thích, mẹ cháu bé đã đón Công về nhà.
Nghi ngờ lời giải thích này, vợ chồng anh Long đã gửi đơn kiến nghị tới cơ quan chức năng đề nghị xác minh.
Qua điều tra, cơ quan công an đã xác định vào thời điểm này, bé Cù Nguyên Công đã được Nguyễn Thị Thanh Trang cùng Phạm Thị Nguyệt và một số người, thỏa thuận mang trẻ em cho người khác nuôi để lấy tiền, thực chất là mua bán. Số tiền được xác định là 35 triệu đồng.
Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ có bao nhiêu trẻ em được nuôi tại chùa Bồ Đề đã bị đem cho, bán và có hay không sự liên quan của sư thầy Thích Đàm Lan đến vụ việc này.
Theo Vietbao
Thông tin việc mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề là thiếu cơ sở Phóng viên đã tìm hiểu những vấn đề liên quan và tiếp cận với những người trong cuộc, nhất là những người thân, mẹ đẻ của các em, đặc biệt là những em trong danh sách được cho là "biến mất". Liên hệ trực tiếp với chị Dương Thị Đông (sinh năm 1985), hiện làm công nhân xuất khẩu lao động ở Malaysia...