Bao nhiêu thẻ ngân hàng đang được lưu hành?
Hiện hệ thống có đến hơn 19.500 máy ATM và hơn 266.300 POS thanh toán…
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 6 năm 2020, toàn hệ thống ngân hàng đã đạt khoảng 93,7 triệu tài khoản cá nhân, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng tính đến cuối tháng 6, số lượng thẻ lưu hành đạt mức 106 triệu thẻ, tăng khoảng 14,5 % so với cùng kỳ năm 2019. Số lượng máy ATM đạt 19.570 máy và 266.310 POS, tăng lần lượt 4,4% và 2,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt trên 171 triệu giao dịch với giá trị đạt khoảng 399 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng 20,9% và 9,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Các ngân hàng đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, chất lượng dịch vụ thẻ cũng như độ an toàn trong thanh toán thẻ được các ngân hàng chú trọng và nâng cao
Đến nay, đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức thực hiện qua điện thoại di động. Trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng giao dịch qua kênh Internet là hơn 200 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 12,9 triệu tỷ đồng, tăng 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019; số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt hơn 472 triệu giao dịch, với giá trị khoảng 4,9 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 178% và 177% so cùng kỳ năm 2019.
Tiếp tục thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thời đại số
Theo nhận định từ giới chuyên gia, thời gian vừa qua, mặc dù thói quen sử dụng tiền mặt của người dân nhìn chung đã giảm bớt, nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển như vũ bão thì hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra, Việt Nam hiện có 70 tổ chức tín dụng và chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán, như ví điện tử... đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300.000 tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.
"Nếu ai đã dùng thanh toán điện tử trên mobile, kể cả tiền điện, điện thoại, mua hàng hóa... tôi nghĩ rằng không ai muốn quay trở lại để thanh toán bằng tiền giấy nữa" - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, hệ thống đã xử lý khoảng 69,2 triệu giao dịch, với giá trị xấp xỉ 50 triệu tỷ đồng, tăng 14,9% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đã xử lý gần 498 triệu giao dịch đạt giá trị 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 72,4% về số lượng và tăng 102,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, Hệ thống ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, cả nước có hơn 19.570 ATM và 266.310 POS.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Ảnh minh họa.
Mặc dù thói quen, hành vi sử dụng tiền mặt phổ biến của người dân nhìn chung đã giảm bớt nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử; Một bộ phận người tiêu dùng còn e dè khi tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới, do còn lo ngại về vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán. Ngoài ra, tội phạm, gian lận trong thanh toán điện tử gần đây có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh các dịch vụ, giao dịch online trở nên phổ biến với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn và sử dụng công nghệ nhiều hơn.
Theo ông Trần Văn Trọng - Chánh Văn Phòng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), theo khảo sát được thực hiện vào cuối năm 2019 về tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt khi nhận hàng, phần lớn người mua hàng vẫn thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch mua sắm qua mạng (86% người tham gia khảo sát có mua sắm trực tuyến chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng).
"Để thúc đẩy hơn nữa quá trình thanh toán không dùng tiền mặt, cơ quan quản lý cần có cơ chế chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai. Đồng thời, phải cho cộng đồng thấy được thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi hơn phương thức thanh toán truyền thống ra sao, từ việc đăng ký sử dụng tới khâu ứng dụng, mức độ bảo mật, chi phí; Cơ quan nhà nước phải là đơn vị đi đầu triển khai ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt vào các dịch vụ công", ông Trần Văn Trọng nhấn mạnh.
Đồng thời, với quá trình chuyển đổi số, cơ quan quản lý nhà nước cần có sự vào cuộc quyết liệt mới tạo được khí thế và xu hướng của cộng đồng. Với cơ quan quản lý, ông Trọng bày tỏ mong muốn, phải có cơ chế chính sách về thanh toán có tính tương đồng với thực tiễn.
Giao dịch không tiền mặt "lên ngôi", lượng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng tăng mạnh Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt khi dịch bệnh bùng phát có thể là nguyên nhân khiến lượng giao dịch thanh toán nội địa tăng mạnh trong quý II, đồng thời với đó, lượng tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng tăng mạnh. Giao dịch thanh toán qua thẻ ngân hàng tăng mạnh Theo số liệu thống kê từ Ngân...