Bao nhiêu người ở TPHCM nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19
Đến nay, TPHCM đã hỗ trợ 543.345 người bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, đạt tỷ lệ 100% với tổng số tiền hơn 595 tỷ đồng.
Ngày 9/9, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, thực hiện chính sách hỗ trợ người dân khó khăn do dịch COVID-19 theo Nghị quyết 02/2020 của HĐND TPHCM và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay TPHCM đã hỗ trợ được 543.345 người, đạt tỷ lệ 100% với số tiền hơn 595 tỷ đồng.
Người lao động làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tại TPHCM. Ảnh Văn Minh
Ngoài ra, đối với các nhóm còn lại, TPHCM đã quan tâm hỗ trợ cho người lao động ngừng việc làm, hoãn việc làm, kể cả giáo viên mầm non là gần 70.000 người, cũng đạt tỷ lệ 100% với số tiền 71 tỷ đồng.
TPHCM còn hỗ trợ người lao động tạm chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc những không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đến nay, đã hỗ trợ được 1.046 người, đạt tỷ lệ 100% với số tiền trên 1 tỷ đồng. Về những lao động tự do khác, các quận huyện cũng đã chi trả hỗ trợ cho hơn 144.000 người.
Các hộ kinh doanh tại TPHCM cũng được hỗ trợ với số tiền gần 1,4 tỷ đồng với 1.347 hộ kinh doanh (đạt tỷ lệ 100%).
Điều kiện, thủ tục, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% nhân mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp
Với người lao động (NLĐ), điều quan trọng hơn cả khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chính là được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN).
Điều kiện
Video đang HOT
Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định, NLĐ đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Người lao động làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
2. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên: Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; Trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 - 12 tháng.
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam, phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
Mức hưởng
Khoản 1, điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp hàng tháng của NLĐ theo công thức: Mức hưởng TCTN bằng (=) 60% nhân (x) Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp
Lưu ý, mức hưởng trợ cấp hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng; Trường hợp những tháng cuối trước khi thất nghiệp, NLĐ có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 6 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp là bình quân tiền lương của 6 tháng đóng BHTN trước khi NLĐ chấm dứt hợp đồng.
Thời gian, thủ tục nhân trợ cấp
Theo điều 50 Luật Việc làm 2013, thời gian hưởng trợ cấp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Lưu ý, thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Theo điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hưởng TCTN bao gồm: Đơn đề nghị hưởng TCTN ( theo mẫu ); Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng); Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; Sổ BHXH.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ
Để nhận được tiền trợ cấp, sau khi có đủ hồ sơ nêu trên, NLĐ thực hiện theo các bước sau:
1. Nộp hồ sơ hưởng TCTN. Điều 17 Nghị định 28 quy định, trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ theo đúng quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp.
NLĐ được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện nếu gửi theo đường bưu điện.
2. Nhận kết quả giải quyết hồ sơ. Cũng theo Nghị định 28, cụ thể điều 18, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hưởng TCTN của NLĐ.
Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thì trung tâm dịch vụ việc làm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổ chức BHXH chi trả trợ cấp tháng đầu tiên trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
3. Nhận tiền TCTN tháng đầu tiên. Việc chi trả tiền TCTN cho NLĐ được thực hiện theo khoản 2, điều 18 Nghị định 28 như sau: Tổ chức BHXH chi trả trợ cấp tháng đầu tiên trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng TCTN; Tổ chức BHXH chi trả tiền trợ cấp từ tháng thứ 2 trở đi trong 5 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp đối với NLĐ.
Lưu ý, sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu NLĐ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thì được coi là không có nhu cầu hưởng, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng. Đây là nghĩa vụ mà NLĐ phải thực hiện để nhận được tiền trợ cấp trong những tháng tiếp theo.
Cụ thể, theo điều 52 Luật Việc làm 2013, trong thời gian hưởng trợ cấp, hàng tháng, NLĐ phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp: NLĐ ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền; Trường hợp bất khả kháng.
Hà Nội tiếp tục hỗ trợ thêm người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 Ngày 12/5, UBND Hà Nội ban hành quyết định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong đó, thành phố có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục để người dân làm hồ sơ và phương thức nhận hỗ trợ. Các trường hợp được hỗ trợ gồm: người lao động làm...