Bao nhiêu người hùng U23 Việt Nam không thể dự SEA Games 30?
16 tuyển thủ U23 và Olympic sẽ không thể góp mặt trong đội hình U23 Việt Nam chinh phục tấm HCV SEA Games 30 tại Philippines vào năm sau.
Tại cuộc họp Ban thi đấu Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á cách đây ít ngày, các thành viên đã đạt được sự đồng thuận cao trước đề xuất duy trì độ tuổi U22 cho bóng đá nam tại SEA Games 2030. Đề xuất này nhiều khả năng sẽ chính thức được thông qua trong thời gian tới. Khi đó, lứa 1995 và 1996 của bóng đá Việt Nam sẽ không còn được dự SEA Games.
Quyết định trên của AFF sẽ khiến 2 lứa cầu thủ cực kỳ tài năng của bóng đá Việt Nam phải tạm biệt đấu trường U23. Lứa 1995 năm nay đã tròn 23 tuổi, lứa 1996 năm sau cũng 23 tuổi, quá 1 tuổi so với yêu cầu của ban tổ chức.
Cùng với Tiến Dũng và Xuân Trường (ảnh trên), Nguyễn Công Phượng là một trong những sự chia tay để lại nhiều tiếc nuối nhất. Họ đều là những tài năng hiếm có của bóng đá Việt Nam, lên tuyển U23 từ rất sớm. Nhưng ở cả hai kỳ SEA Games 2015 và 2017, lứa 1995 đều không thể hiện thực hóa “giấc mơ vàng” của bóng đá Việt.
Phạm Đức Huy (số 15) cũng là một trong số những cầu thủ 1995 phải chia tay đội U23. Tài năng của Huy được phát hiện sớm dưới thời HLV Guillaume Graechen. Nhưng sau đấy, anh không được HLV Toshiya Miura và Hữu Thắng trọng dụng. Mãi tới khi ông Park Hang-seo xuất hiện, Huy mới khẳng định được mình ở vị trí mới là tiền vệ trung tâm.
Cùng với Tuấn Anh, Trần Minh Vương là một thần đồng đặc biệt khác của bóng đá Thái Bình. Nổi lên sớm nhất trước cả Công Phượng, Xuân Trường, Minh Vương từng giành cầu thủ trẻ hay nhất V.League từ năm 2013. Nhưng chấn thương đã liên tiếp hành hạ anh suốt những năm qua. ASIAD 18 là giải đấu đầu tiên và cũng là cuối cùng cho Minh Vương trong màu áo U23/Olympic Việt Nam. Dù vậy, với bàn thắng tuyệt đẹp vào lưới Olympic Hàn Quốc, Minh Vương đã mở ra cánh cửa mới cho tương lai của mình ở tuyển quốc gia.
Video đang HOT
Là cầu thủ trẻ hay nhất V.League 2015, đá chính dưới 3 triều đại gần nhất ở tuyển Việt Nam, Đỗ Duy Mạnh là ngôi sao lớn nhất của lứa 1996. Mạnh lẽ ra có thể trở thành đội trưởng U22 Việt Nam tại SEA Games tới. Nhưng quyết định mới đây từ AFF đã khiến giấc mơ SEA Games của Mạnh trở nên dang dở.
Cùng với Duy Mạnh, Vũ Văn Thanh là cầu thủ sinh năm 1996 hiếm hoi có suất đá chính ở U23 Việt Namvà tuyển quốc gia. Từ năm 2016 tới năm, Thanh luôn được xem là hậu vệ cánh hay nhất của bóng đá Việt Nam. Anh là cái tên không thể thay thế ở hai biên dù đá cánh phải hay cánh trái.
Giống như Duy Mạnh, Phan Văn Đức sẽ không thể chinh phục giấc mơ vàng SEA Games dù anh đang sống trong những ngày đẹp nhất sự nghiệp. Văn Đức chơi cực hay ở SLNA, gợi nhớ hình ảnh người đàn anh Lê Công Vinh. Anh cũng là quân át chủ bài trên ghế dự bị của thầy Park và hoàn toàn xứng đáng được đá chính.
Trước khi lứa 1996 chia tay Olympic Việt Nam, Nguyễn Văn Toàn cũng đã kịp để lại dấu ấn của riêng mình. Anh từng gặp nhiều khó khăn khi không được HLV Park Hang-seo trọng dụng nhưng bằng sự kiên trì và nỗ lực, Văn Toàn đã dần lấy lại niềm tin. Không có Toàn, U22 Việt Nam sẽ thiếu đi một mũi khoan tốc độ tại SEA Games 2019.
Một siêu dự bị khác của Olympic Việt Nam là Phạm Xuân Mạnh. Hậu vệ sinh năm 1996 luôn chơi rất năng nổ và hiệu quả mỗi khi được vào sân. Thiếu Xuân Mạnh và Văn Thanh, ông Park sẽ chỉ còn một mình Đoàn Văn Hậu đáng tin cậy ở hai biên tại SEA Games tới.
Bên cạnh những cái tên ấy, nhiều cầu thủ dự bị như Nguyễn Văn Hoàng (ảnh), Trịnh Văn Lợi, Đặng Ngọc Tuấn, Lê Văn Đại, Nguyễn Phong Hồng Duy và Châu Ngọc Quang đều đã quá tuổi dự SEA Games. HLV Park Hang-seo sẽ đặt trọn niềm tin vào lứa 1997 của Quang Hải, Tiến Dũng, Đức Chinh tại Philippines vào năm sau.
Theo Zing
Biệt danh cầu thủ U23 Việt Nam khiến NHM "cười té ghế"
Rất nhiều cầu thủ U23 Việt Nam có những biệt danh nghe ngộ nghĩnh, khiến nhiều NHM cười nghiêng ngả.
Xuân Trường hay bị gọi là... Trường "híp".
Trung vệ Đỗ Duy Mạnh: Hot boy làng bóng, Ỉn.
Thủ môn Bùi Tiến Dũng: Chuyên gia bắt phạt đền, chàng crush quốc dân, chàng rể quốc dân.
Biệt danh: Đại đần. Tuy có biệt danh là 'đần' nhưng đây lại là một trong những cầu thủ học giỏi nhất U23 Việt Nam.
Biệt danh: Do có vóc dáng nhỏ con, vì thế Quang Hải được gọi với biệt danh là Hải con.
Tiền vệ Phan Văn Đức: Đức cọt. Ngày bé Văn Đức hay bị bệnh, người gầy nhom nên được bố mẹ đặt cho biệt danh là "cọt".
Biệt danh: Phượng Núi. Đây là biệt danh gắn liền với trò chơi điện tử với thuật ngữ 'đi rừng', Công Phượng chơi rất kém khoản này nên bị gán với biệt danh như vậy.
Biệt danh: Chinh đen, Chinh gỗ, Chinchin.
Một số biệt danh khác ở U23 Việt Nam:
Trung vệ Bùi Tiến Dũng: Dũng Viettel
Trung vệ Trần Đình Trọng: Trọng Ỉn
Tiền vệ Phạm Đức Huy: Hoàng tử Ả rập
Tiền vệ Bùi Tiến Dụng: Em chồng quốc dân
Tiền vệ Nguyễn Phong Hồng Duy: Duy pinky, anh ba
Tiền vệ Nguyễn Văn Toàn: Toàn Tạo
Tiền vệ Nguyễn Trọng Đại: Đại Oscar
Theo Dân Việt
Hồng Duy Pinky tiết lộ bạn gái dễ thương, tốt bụng và giỏi kinh doanh Tiền vệ Nguyễn Phong Hồng Duy đã có những chia sẻ về sự thay đổi sau thành công cùng U23 Việt Nam, mục tiêu sắp tới cũng như cuộc sống thường ngày. Nguyễn Phong Hồng Duy nằm trong nhóm cầu thủ của HAGL được HLV Park Hang Seo triệu tập ở VCK U23 châu Á 2018. Phong độ tuyệt vời của Xuân Trường...