Báo Nhật: Việt Nam là “vua” xuất khẩu điều, song vẫn dựa chủ yếu vào lao động giá rẻ
Hai mặt hàng xuất khẩu hàng đầu về giá trị của Việt Nam năm 2018 là điện thoại thông minh, bao gồm cả điện thoại di động, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và may mặc, chiếm 13%. So với hai mặt hàng này, xuất khẩu hạt điều của nó có giá trị nhỏ, song Việt Nam vẫn là nhà sản xuất điều hàng đầu thế giới trong 17 năm qua.
Hạt điều thường được bán loại rang cả vỏ ở Việt Nam
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, năm 2018 Việt Nam đã sản xuất khoảng 2,66 triệu tấn hạt điều, loại rang cả vỏ, tăng 23% so với năm trước. Con số này cao gấp 3,4 lần so với Ấn Độ, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, tăng khoảng 790.000 tấn, đưa Việt Nam trở thành “vua xuất khẩu điều”.
Năm 2018 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 370.000 tấn hạt, tương đương 14% tổng sản lượng. Điều đó cũng khiến nước này trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới theo khối lượng, theo Hiệp hội điều Việt Nam. Khu vực sản xuất điều lớn nhất của Việt Nam là tỉnh Bình Phước.
Việt Nam đã sản xuất hạt điều trên cả nước từ đầu những năm 1980. Nằm ở vùng nhiệt đới ẩm và may mắn có một lượng lớn đất đỏ màu mỡ, các tỉnh như Bình Phước và Đồng Nai được chỉ định là khu sản xuất chính. Chính phủ Việt Nam phân phát hạt giống và phân bón cho nông dân, và tổ chức các bài giảng về kỹ thuật canh tác được sử dụng ở nước ngoài.
Nhà sản xuất lớn Lafooco, được thành lập vào năm 1985, đã làm việc với Chính phủ để đưa ngành này đi vào hoạt động. Nằm ở tỉnh Long An, công ty canh tác khoảng 620 ha cánh đồng ở Bình Phước và các nơi khác, với kỹ thuật canh tác hữu cơ đáp ứng các quy định vệ sinh của Mỹ và EU.
Video đang HOT
“Rất khó để ngành công nghiệp hạt điều của Việt Nam phát triển đến thời điểm này”, Bà Nguyễn Trà My, Phó chủ tịch của The Pan Group, công ty mẹ của Lafooco cho biết. “Chúng tôi vẫn muốn cải thiện hơn nữa chất lượng và sự hấp dẫn của các sản phẩm, và đáp ứng thị trường toàn cầu tốt hơn.”
Một công nhân giám sát việc chế biến hạt điều tại một nhà máy thuộc sở hữu của nhà sản xuất lớn của Việt Nam là Lafooco ở tỉnh Long An.
Hạt điều rang truyền thống chiếm khoảng 80% xuất khẩu của công ty, nhưng gần đây họ đã bán các sản phẩm có thêm hương vị với giá cao hơn. Hương vị mật ong, dừa và ớt đều phổ biến.
Thu hoạch điều tốn rất nhiều nhân công, là một quá trình thâm dụng lao động. Nhiều nhiệm vụ, chẳng hạn như thu thập các loại hạt, tách hạt và loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đòi hỏi người lao động phải làm thủ công.
Trong khi tự động hóa đang phát triển, thì hiện nay ngày này vẫn dựa chính vào chi phí lao động thấp của Việt Nam. Mức lương tối thiểu tăng trung bình 5,5% trong năm 2020, giảm đáng kể so với mức tăng 17,4% của năm 2013. Nhưng các công ty vẫn đang làm việc để giảm chi phí lao động bằng cách làm khiến họ họ hiệu quả hơn.
Vô số loại hạt điều đang được bán tại các cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống. Điều vẫn còn một lớp vỏ mỏng. Điều nguyên vỏ giữ được kết cấu tốt hơn nhiều so với hạt điều bóc vỏ. Nhưng dù giá chỉ dưới 2 USD/ lạng, hạt điều vẫn hơi đắt đối với phần đông người Việt Nam. Lạc rẻ hơn và phổ biến hơn.
Hoàng An
Điểm sáng xuất khẩu
Chỉ cần dịch Covid-19 được khống chế vào quý II/2020, cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cả năm 7%-8% có thể đạt được.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy thặng dư cán cân thương mại hàng hóa cả nước quý I/2020 đạt 2,8 tỉ USD, dù dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của nhiều nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép... đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Nông nghiệp xoay xở tốt
Đáng lưu ý, trong 3 tháng đầu năm, lĩnh vực nông nghiệp ghi nhận xuất siêu 2,9 tỉ USD - cao hơn mức xuất siêu chung của cả nước. Trong đó, dù gặp khó bởi dịch bệnh nhưng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp vẫn tương đương năm ngoái với 9,06 tỉ USD; còn chiều nhập khẩu giảm 13,2% xuống còn 6,2 tỉ USD. Mức thặng dư 2,9 tỉ USD năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm trước tới 48,9%.
Về thị trường xuất khẩu nông sản, trừ Trung Quốc và Mỹ giảm nhập khẩu từ Việt Nam, nhiều thị trường quan trọng khác đều có mức nhập tăng. Chẳng hạn, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 802 triệu USD, tăng 2,72%, chiếm 8,9% thị phần; xuất khẩu sang ASEAN đạt 970 triệu USD, tăng 16,4% và chiếm 10,7% thị phần.
Ngành da giày tuy gặp khó khăn về nguyên liệu nhưng vẫn duy trì xuất khẩu trong quý I/2020 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ông Phan Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh (chuyên xuất khẩu cà phê, hạt tiêu, quế, hồi), cho biết dù dịch bệnh phức tạp nhưng với đặc thù là doanh nghiệp (DN) thực phẩm, công ty này vẫn duy trì xuất khẩu và đạt sản lượng xuất khẩu bằng 120%-130% so với cùng kỳ. "Nhà máy vẫn hoạt động từ 1-2 ca/ngày để đáp ứng số lượng hàng hóa lớn cho khách hàng. Sở dĩ công ty duy trì được tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh này là nhờ đa dạng hóa thị trường thông qua việc kết nối với đối tác khách hàng ở nhiều nơi như EU, châu Mỹ, Trung Đông... Ngoài ra, công ty ứng dụng công nghệ để nhân viên làm việc từ xa đã lâu nên không bị động khi dịch xảy ra" - ông Thông nói.
Ngành da giày ngay từ đầu năm đã gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, song vẫn duy trì xuất khẩu nhờ đơn hàng cũ. Ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giày Phúc Yên (Vĩnh Phúc), cho biết dù nhiều đơn hàng mới đã bị khách lùi thời gian giao hàng đến tháng 6 và 7-2020 nhưng DN vẫn đang xuất khẩu đơn hàng đã ký từ năm ngoái. Dự kiến, công ty có thể xoay xở sản xuất đến cuối tháng 4 và hy vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để duy trì sản xuất liên tục, tránh phải giảm công suất hoặc cho lao động nghỉ luân phiên.
Tận dụng cơ hội sau dịch
PGS-TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chiến lược - chính sách công thương (Bộ Công Thương), cho rằng tuy quý I/2020 ghi nhận điểm sáng xuất khẩu bất chấp tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng nhiều khả năng, xuất khẩu quý II sẽ rất khó khăn. Song, ở tầm nhìn dài hơi hơn, nếu dịch Covid-19 dần được kiểm soát tốt hơn trong quý II thì xuất khẩu có cơ hội chuyển mình để bứt phá vào 6 tháng cuối năm nhờ khôi phục nhu cầu ở nhiều thị trường. "Có lợi thế về những sản phẩm nông sản, thực phẩm thiết yếu như lúa gạo, rau, trái cây tươi, cá tra, cá ba sa..., cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu 2 quý cuối năm sẽ rất lớn bởi nhu cầu trên thế giới sẽ tăng sau dịch. Riêng với mặt hàng thịt heo, dù hiện tại giá cao và nguồn cung không nhiều nhưng trong tương lai, nếu tổ chức tái đàn, sản xuất tốt thì cũng có triển vọng tăng xuất khẩu" - PGS-TS Phạm Tất Thắng nhận xét.
Để tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu trong ngắn hạn, ông Thắng lưu ý vẫn cần quan tâm đến thị trường Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đã bước đầu khống chế được dịch và là thị trường gần đối với Việt Nam. "Có thể nói, đây là giai đoạn vàng cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất hàng sang thị trường tỉ dân này cũng cần chuyển đổi theo con đường chính ngạch để tránh gặp rủi ro" - chuyên gia này nói thêm.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn nhận tất cả các thị trường xuất khẩu trọng điểm của nông sản đều bị tác động bởi dịch Covid-19, nên điều quan trọng là dự báo và chuẩn bị khai thác tốt khi thị trường phục hồi. "Trung Quốc dự báo sẽ phục hồi thị trường vào tháng 5 tới, các DN xuất khẩu chính ngạch sang nước này cần chuẩn bị về nguồn cung cũng như liên thông về thương mại điện tử. Đối với nhóm thị trường Mỹ, châu Âu, thời gian phục hồi có thể rơi vào tháng 7, tháng 8 tới nên các DN cần có kế hoạch chi tiết từ bây giờ để quản trị nguồn hàng, đón đầu cơ hội" - ông Toản khuyến cáo.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng tăng trưởng kinh tế - trong đó có tăng trưởng xuất khẩu - trong quý II/2020 sẽ không khả quan. Tuy nhiên, đây là điểm rơi khó tránh khỏi để bứt phá, tận dụng cơ hội vào cuối năm, khi các nền kinh tế trên thế giới hồi phục và tăng nhu cầu tiêu dùng.
Xoay xở để trụ vững
PGS-TS Phạm Tất Thắng mong các DN chủ động tự xoay xở để trụ lại qua mùa dịch, bên cạnh trông chờ vào các gói cứu trợ của Chính phủ. "Mấu chốt là DN phải "lỳ đòn", tìm cách chống đỡ để tồn tại, âm thầm giữ gìn năng lực, đợi được đến khi dịch bệnh qua đi, có cơ hội là có thể "ra đòn" bù đắp lại thiệt hại. Gói cứu trợ cũng rất quan trọng trong việc giúp DN cầm cự qua hết quý II" - ông Thắng nói.
Phương Nhung - Ngọc Ánh
Quý I/2020 xuất siêu 2,8 tỷ USD, nhiều mặt hàng chịu ảnh hưởng không nhỏ của Covid-19 Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2020 ước tính đạt 20 tỷ USD, giảm...