“Bào ngư rẻ tiền cũng không có”, dòng họ xa đi phong bì 1 triệu, mang 8 người đến ăn cưới còn chê ỏng eo
“Đến mấy cái bào ngư rẻ tiền cũng không có. Cái này thì gọi là thức ăn gì! Tất cả mọi thứ trên bàn đều màu xanh lá cây, không ngờ nhà thông gia lại đãi khách kém như vậy đấy?” Khách khứa bên nhà gái từ xa xôi đến, 1 nhà 8 người đi phong bì chỉ 1 triệu nhưng lại không ngừng lải nhải chê đồ ăn không ngon.
Giữa những người thân thích, có những người thường ỷ vào quan hệ huyết thống mà đánh mất chừng mực cần có. Đôi khi họ sẽ nói một ít lời không nên nói, làm một số chuyện rất khó chịu, đánh giá cao bản thân, cố tình làm hại chính người thân của mình.
Mỗi người không phải là một hòn đảo cô độc, sẽ có rất nhiều mối quan hệ phức tạp. Một số người sẽ mang lại cho người khác cảm giác ấm áp, cảm nhận được giá trị của gia đình. Lại có những người không biết đâu là giới hạn, nhìn thấy người kia sống tốt hơn một chút, sẽ ghen tị rồi làm loạn, như vậy trong lòng mới thấy hả hê.
“Đến mấy cái bào ngư rẻ tiền cũng không có. Cái này thì gọi là thức ăn gì! Tất cả mọi thứ trên bàn đều màu xanh lá cây, không ngờ nhà thông gia lại đãi khách kém như vậy đấy?” Khách khứa bên nhà gái từ xa xôi đến, 1 nhà 8 người đi phong bì chỉ 1 triệu nhưng lại không ngừng lải nhải chê đồ ăn không ngon.
Thục bực quá liền nói lớn: “Tiễn khách! Gia đình cháu nghèo hay giàu cũng không liên quan đến mọi người. Và với 1 triệu mà 8 người đến ăn tiệc thì hẳn các cô chú bác anh chị phải nghèo lắm, nghèo đến tận xương tủy. Nhân tiện để cháu nói cho mọi người biết, nhà hàng này, các món ăn ngon thường mang ra sau. Nhưng cháu nghĩ rằng những khách mời như mọi người, không xứng đáng ăn nữa đâu ạ!”
Những trò nực cười cuối cùng cũng theo mấy người dòng họ xa không hiểu chuyện rời đi. Thục xoa xoa thái dương, vẻ mệt mỏi. Chồng nắm tay cô, dịu dàng nói: “Hôm nay là ngày vui của bọn mình. Em đừng bị ảnh hưởng quá. Chúng ta còn phải tiếp khách”. Nghe chồng nói vậy, Thục mỉm cười, rất nhanh lấy lại tinh thần, hòa mình vào tiệc vui.
Kỳ thật, trước đó, những dòng họ thân thích này đã từng khiến Thục vô cùng chán ngán. Từ khi Thục học Đại học về, họ luôn làm cho cuộc sống của cô không bình yên. Cơ bản họ hàng đều sống cùng một khu phố với nhà Thục cho nên thường xuyên sang nhà cô chơi. Mỗi lần đến đều thấy mượn đồ, đồ lớn đồ nhỏ đều mượn, chưa cho mượn thì chưa đi mà cho mượn rồi thì khó đòi lại.
Video đang HOT
Trong đó có một bà cô rất lắm lời, hay đưa chuyện và nói kháy người khác. Nhìn thấy Thục tìm việc, lại là làm thư ký, bà cô này liền liến thoắng nói không ngừng: “Làm thư ký à? Công việc này rất tốt nha. Rất dễ thân cân với lãnh đạo, là đối tượng hay được ưu tiên ngầm đây mà”.
Mẹ Thục nghe xong rất khó chịu, cũng có một chút lo lắng cho con gái mình, nói: “Hay con làm công việc khác đi”. Thục phải trấn an mẹ cô: “Mẹ ơi, đừng chỉ xem mấy bộ phim truyền hình nữa. Cuộc sống nào nhiều khúc khủy như vậy. Mỗi ngày làm thư ký đều sẽ bận bù đầu bù cổ mà chưa chắc đã hết việc. Mẹ yên tâm đi. Công ty con đứng đắn lắm”.
Lúc này, bà cô nói: “Công ty chỗ Thục làm đúng là không nhỏ. Bên trong đều là nhân tài, con gái nhà bình thường như mình, người ta chưa chắc đã coi trọng. Chị cũng đừng nghĩ ngợi quá”. Lời này nói ra khiến mặt Thục và mẹ cô đều trở nên tối sầm, còn bà cô thì vô cùng đắc ý, giống như vừa ra một đòn hóc hiểm giành chiến thắng vang dội vậy.
(Ảnh minh họa)
Trước khi kết hôn bị người thân mỉa mai
Trước khi Thục kết hôn, con gái bà cô kia cũng tìm được một đối tượng, liền khoe khoang với mẹ Thục: “Con rể tương lai của em, nó là Giám đốc điều hành công ty nước ngoài chị ạ. Người đâu mà cao lớn uy mãnh, lại vừa đẹp trai nhiều tiền”. Thục còn nghe kể bà cô này nói với dòng họ rằng Thục có tu 8 đời cũng không tìm được đàn ông ưu tú như vậy.
Bà cô cười đến mặt nở hoa nhưng về sau mới biết hóa ra là bị lừa. Anh chàng con rể tương lai kia hóa ra chỉ là một tên côn đồ đường phố. Con gái bà cô vì sợ mẹ không đồng ý cho hai người qua lại nên mới bịa chuyện. Mà gã kia không những làm cho con gái nhà người ta chưa chồng đã chửa mà sau đó còn bỏ của chạy lấy người, mất luôn tăm tích.
Chuyện này mọi người đều biết, nhưng không ai dám nhắc lại trước mặt bà cô. Chỉ có điều trùng hợp là vừa đúng chồng Thục lại là Giám đốc điều hành của một công ty nước ngoài thật, không những thế còn là một soái ca ôn nhu thiện lương, bác học đa tài. Nếu là người bình thường, đáng lẽ nên vì chuyện này mà thấy muối mặt không dám đến nhà, nhưng bà cô thì khác, ngược lại càng chăm chỉ đến nhà Thục hơn.
Có lần bà cô nhìn chồng Thục từ trên xuống dưới rất kỹ, sau đó nói với Thục: “Cháu gái, đừng vui mừng quá sớm! Coi chừng bị lừa đấy. Cô nghĩ cháu vẫn nên đến nơi làm việc của anh ấy xem một chút. Trước khi kết hôn để anh ấy nộp tất cả tiền tiết kiệm, còn phải dò hỏi xung quanh một chút. Kiểu đàn ông này đều phong lưu, nhớ hỏi xem trước kia anh ấy từng có bao nhiêu phụ nữ”.
Thục thật không ngờ bà cô lại quá đáng như vậy, vốn muốn nói vài câu khó dễ, chồng cô liền từ tốn đứng dậy giải thích: “Nơi làm việc của cháu cách nơi Thục đi làm rất gần. Cô ấy cũng thường ghé qua công ty cháu. Tiền của cháu tuy không nhiều lắm, nhưng cháu nguyện ý đều giao cho Thục. Cháu yêu Thục thì cả người cháu đều thuộc về cô ấy, huống chi là vật ngoài thân. Mặc dù đây không phải là mối tình đầu của cháu, nhưng những năm gần đây thực sự cháu quá bận rộn, lịch sử tình trường thực sự là trống rỗng. Nói chung mắt nhìn người của Thục rất tốt, cô có thể yên tâm ạ”.
Bà cô bị nói đến ức nghẹn, nghĩ chồng Thục là đang nói kháy con gái bà không có mắt nhìn đàn ông. Cũng chính bởi vậy mà ôm hận, trong đám cưới mới nói những câu không nể mặt nể mũi như vậy.
Người thân không có chừng mực, không cần phải duy trì mối quan hệ nữa
Chúng ta không nên làm “thùng rác” cho người khác xả cảm xúc xấu, ngay cả khi đó là dòng họ thân thích. May mà Thục đã nhận ra lý lẽ không có gì phải bàn cãi này. Quan trọng hơn, chồng cô là người rất sáng suốt, vừa cứng cáp lại vừa ôn nhu lúc cần, đã rất hiểu Thục cùng các mối quan hệ của cô, không để cho những người không liên quan ảnh hưởng đến suy nghĩ của anh về vợ và hôn nhân.
Bố mẹ đẻ lặn lội từ quê lên chơi, mẹ chồng cầm ngay đồ quê của thông gia biếu sang cho hàng xóm kèm thái độ coi thường
Tôi cũng không thể ngờ rằng mẹ chồng tôi lại là người như thế.
Tôi năm nay 30 tuổi, đã kết hôn được 6 năm. Cũng như những người con gái khác, khi yêu và kết hôn tôi cố gắng để chọn được cho mình người chồng yêu thương mình thật lòng. Đến khi có được rồi, tôi cứ ngỡ giấc mơ có thật vì người yêu tôi hơn tôi 2 tuổi, rất chững chạc và yêu thương tôi.
Một đám cưới diễn ra êm đẹp, tôi về làm dâu nhà chồng trong tâm trạng phấn khởi. Kết hôn xong, tôi cứ ngỡ như mơ khi mình được sống cùng người mình yêu. Thế nhưng, chồng thì có thể lựa chọn, chứ bố mẹ chồng thì không thể nào biết trước được. Lúc yêu nhau tôi thấy bố mẹ anh cũng dễ gần, cởi mở. Nhưng lấy về rồi, mới thấy choáng vì mẹ chồng.
Tôi là người con dâu không xuất thân từ gia đình giầu có, không đến mức hoàn hảo... nhưng tôi cũng là người con dâu ngoan ngoãn, luôn làm tròn bổn phận của người con, người vợ trong gia đình. Song tôi gố gắng thế nào cũng không vừa lòng mẹ chồng. Mẹ chồng tôi cũng đặt ra nhiều quy định hà khắc đối với tôi trong việc nhà. Mẹ chồng tôi còn khắt khe, soi mói con dâu trong việc chăm sóc chồng, con. Mỗi khi chồng, con bị ốm, tôi liền bị mẹ chồng đổ lỗi.
Coi tôi không ra gì đã đành, mẹ chồng tôi còn đối xử với bố mẹ đẻ của tôi cũng hết sức ghẻ lạnh. Tôi ở cùng bố mẹ chồng nên cả năm trời bố mẹ đẻ tôi cũng chỉ lên chơi nhà, thăm con cháu và thông gia, không dám ở lại lâu sợ phiền phức. Nhưng chỉ hai ngày ở lại mà tôi thấy thương bố mẹ tôi vô cùng vì mẹ chồng tôi cau có, xét nét con dâu, nói cạnh khóe thông gia.
(Ảnh minh họa)
Cách đây mấy ngày, bố mẹ đẻ tôi có lên chơi, quà quê cũng chẳng có gì ngoài mấy thứ "cây nhà lá vườn" ít rau xanh, mấy cân nhãn, hai con gà, mấy chục trứng gà. Quà quê chỉ có vậy, nhưng cả một tấm lòng không ngại đường xa mang vác nặng cũng chỉ mong có chút quà quê biếu thông gia. Vậy mà, mẹ chồng tôi dửng dưng đón nhận, tôi chưa kịp cất vào tủ lạnh thì mẹ chồng đã mang sang cho mấy nhà hàng xóm hết.
Mẹ chồng tôi nói với mấy người hàng xóm khi cho họ đồ quê của bố mẹ tôi: "Đúng là quê mùa, giờ còn mang mấy cái đồ rẻ tiền lên biếu thông gia mới nực cười. Nhà có mấy mảnh vườn giờ đất cát tăng vùn vụt, sao không cắt ra mà bán chia cho con gái, có phải hơn không? Gả con xong là mất hút, "chuột sa chĩnh gạo" mà không biết điều. Ăn ở không biết điều tôi cho con trai lấy vợ khác cho biết mặt".
Tối hôm đó, mẹ chồng tôi chiêu đãi bố mẹ đẻ tôi rất thịnh soạn, toàn món đắt tiền. Vào bữa ăn, mẹ chồng tôi khoe mẽ mình nhà có điều kiện, ăn ở sung sướng, không ngừng "đá đểu" con dâu, nhà thông gia: "Nhà tôi trên này chỉ ăn sơn hào hải vị, toàn mua đồ siêu thị, nhập khẩu chứ không ăn mấy thứ đồ nông thôn kém đảm bảo. Con dâu vào nhà này sung sướng hết nấc, vậy mà ăn ở không biết điều đâu. Nhiều lúc, chẳng nhẽ tôi lại trả về cho nhà ngoại giáo dục lại".
Tôi ngồi ăn mà không nuốt nổi, phải cố kiềm chế để không bật khóc. Tôi thương bố mẹ tôi, họ đâu nghèo khó đến mức bị coi thường như thế. Tôi tự trách bản thân mình kết hôn mà không chịu khó tìm hiểu về gia đình nhà chồng, để bây giờ bị ghẻ lạnh như vậy. Tôi tự thấy cuộc sống ở nhà chồng của mình thật khổ cực, tôi phải làm gì để mẹ chồng yêu thương tôi, tôn trọng bố mẹ đẻ của tôi?
(Dunghuong@...)
Tình cảm vợ chồng dù có tốt đẹp đến đâu cũng không thể nói ra một số bí mật Việc có bí mật trong cuộc sống hôn nhân đôi khi chính là "quân bài" giữ cho mối quan hệ của các bạn luôn bền chặt. Vợ chồng có thể là mối quan hệ thân thiết nhất trên đời và đương nhiên, nó cũng không dễ dàng để duy trì tình trạng luôn êm đẹp. Hai bên có thể cùng nhau chia sẻ,...