“Bão ngầm” là hành trình đánh án khốc liệt
“Bão ngầm” là 1 bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết trinh thám hình sự. Nhà văn – Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, Biên kịch kiêm Phó đạo diễn đã chia sẻ với Lao Động về những trải nghiệm cũng như câu chuyện chân thực của chính tác giả trong bộ phim.
Phim “Bão ngầm” được chuyển thể từ tiểu thuyết trinh thám hình sự cùng tên. Ảnh: T.L
Thưa ông, từ một người lính hình sự với gần 20 năm cầm súng chiến đấu với tội phạm, cơ duyên nào đã khiến ông được biết đến là một biên kịch kiêm Phó đạo diễn bộ phim đang “gây bão” màn ảnh nhỏ hiện nay?
- Tôi nguyên uỷ là một trinh sát hình sự, điều tra viên với gần 20 năm cầm súng chiến đấu với nhiều loại tội phạm, trên các lĩnh vực như bài trừ ma tuý, điều tra trọng án, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Quá trình công tác đã chất chứa trong tôi bao kỷ niệm về một thời hoa lửa cùng với đồng đội trong hành trình đánh án. Khi trở thành một nhà báo, nhà văn, tôi đã viết tiểu thuyết trinh thám “Bão ngầm”, sau đó tiếp tục chuyển thể câu chuyện đó thành series phim cảnh sát hình sự cùng tên.
Động lực thúc giục tôi cầm bút là tình yêu với nghề Công an, cùng nỗi nhớ đồng đội, lòng tri ân nhân dân đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình đấu tranh với tội phạm trước đây. Sau khi phim khởi quay, với lợi thế hiểu biết tường tận về câu chuyện trong phim, cùng các mối quan hệ sẵn có, tôi được nhà đầu tư mời tham gia hỗ trợ đoàn phim với vai trò Phó đạo diễn. Tôi đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để bộ phim có giá trị nội dung và nghệ thuật cao.
Series phim “Bão ngầm” là câu chuyện về hành trình điều tra khám phá đường dây tội phạm ma tuý xuyên quốc gia. Được biết, ông đã đi ra từ cuộc chiến đấu khốc liệt nên ông đã có những cảm xúc thật. Vậy những cảm xúc đó là gì?
- Là một người lính từng tham gia các chuyên án triệt xoá các đường dây, băng ổ nhóm tội phạm về ma tuý nên tôi có đầy đủ cảm xúc của một người trong cuộc. Đó là cảm giác lo lắng, ưu tư trĩu nặng rằng bằng cách nào để hoàn thành nhiệm vụ được giao; cảm giác cô đơn, cùng nỗi sợ mơ hồ, ớn lạnh sống lưng khi một mình lặn lội vào hang ổ tội phạm, vì biết đợi mình ở phía trước là những thử thách sống còn; cảm giác “căng như dây đàn” khi trận chuẩn bị diễn ra; cảm xúc vỡ oà sung sướng khi chuyên án hạ màn, với đối tượng bị bắt cùng tang vật.
Những trạng thái cảm xúc ấy chỉ có lính với hiểu. Những hy sinh thầm lặng cũng chỉ có lính biết. Là người đi ra từ trận đánh, câu chuyện tôi kể sẽ có những cảm xúc thật ấy mà người viết bên ngoài lực lượng rất khó có thể tưởng tượng ra.
Ông đã thổi một làn gió mới vào thể loại phim hình sự trong nước, với những tội ác ghê gớm, những nhân vận quái kiệt. Chắn hẳn kịch bản này là sự tâm huyết, đau đáu, được hun đúc, tích tụ qua nhiều năm tháng bám sát, thấu hiểu hiện thực cuộc sống của ông?
- Tôi rời đi để làm nhà văn, còn đồng đội, bầu bạn của tôi vẫn ở lại trong cuộc chiến đấu ấy. Nỗi nhớ họ, nhớ những năm tháng cùng nhau trên hành trình đấu tranh bài trừ tội phạm đã thúc giục tôi viết, để kể cho mọi người thấy lính gian khổ, hy sinh thế nào, nhưng can trường, mưu lược thế nào, vì cuộc sống bình yên cho tất cả mọi người.
Video đang HOT
Tôi đã dồn mọi cảm xúc, vốn trải nghiệm vào từng con chữ, để kể câu chuyện của mình và đồng đội. Những thứ hiện ra trên phim, là những điều người lính trinh sát như tôi đã trải, đã thấy, đã cảm. Nghề Công an đã cho chúng tôi cơ hội để đi, để trải nghiệm đến tận cùng sự thật khốc liệt trong thế giới tội phạm và cuộc đấu tranh ấy.
Khi trở thành người cầm bút, tôi trải lòng với những thứ đã thuộc về một phần cuộc đời của mình. Những điều trong tôi như một nỗi ám ảnh hằng đêm, có dịp được tái hiện lại trên trang giấy. Tôi đã viết với tất cả tình yêu, đam mê nghề nghiệp và nỗi nhớ đã hằn sâu trong ký ức. Bởi vậy, khán giả có thể cảm nhận được tính chân thực của bộ phim “Bão ngầm” qua từng phân đoạn.
Được biết bộ phim được ghi hình tại 10 tỉnh trong cả nước. Trong đó, có hơn 60% dung lượng cảnh quay thực hiện tại tỉnh Yên Bái vốn là “chiến trường xưa” của ông. Xin ông chia sẻ đôi chút về quãng thời gian mình gắn bó với miền đất này?
- Trải nghiệm sâu sắc với lĩnh vực bài trừ ma tuý chính là trong thời gian tôi công tác tại Phòng Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Yên Bái. Ngày ấy, tội phạm ma tuý tại Yên Bái diễn biến rất phức tạp, có nhiều đường dây, băng ổ nhóm tội phạm hoạt động mua bán thuốc phiện, heroin. Là một tỉnh miền núi, nên hoạt động của bọn tội phạm thường gắn với rẻo cao. Ở những làng bản xa xôi trong dãy Hoàng Liên hiểm trở, có những tên trùm là người dân tộc thiểu số.
Là cán bộ trẻ mới ra trường đang hừng hực khí thế, mong muốn được trải nghiệm thực tiễn, nên tôi được chỉ huy đơn vị giao làm trinh sát mở án. Hành trình đơn tuyến của tôi bắt đầu với khá nhiều những thử thách cam go, sống mái. Chúng tôi đã trải qua nhiều thời khắc khốc liệt… Có những chuyện không thể nào quên, vẫn ám ảnh tôi mỗi khi đêm về, dù bao năm tháng đã qua. Khi viết phim “Bão ngầm”, tôi đã tái hiện phần nào thực tế ấy thông qua câu chuyện của trinh sát Đào Hải Triều.
Những cảnh võ thuật, hành động trong “Bão ngầm” đã gây được ấn tượng mạnh với khán giả. Xin ông tiết lộ đôi chút về yếu tố võ thuật trong phim?
- Một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của một bộ phim thể loại trinh thám hình sự, chính là các màn hành động rượt đuổi, đánh bắt, đấu võ, đấu súng của nhân vật trong phim. Nếu tổ chức quay diễn tốt, sẽ tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Phim hành động dễ “chạm vào tim” khán giả, bởi việc được thoả mãn cảm giác mạnh là một nhu cầu tâm lý của con người. Từng là lính trận, lại là một võ sư môn phái võ cổ truyền Nhất Nam, nên tôi đã khai thác tối đa miền hiểu biết của mình ngay từ khi xây dựng kịch bản.
Trong phim, trinh sát Đào Hải Triều được xây dựng là một cao thủ trong môn võ dân tộc Nhất Nam. Để đảm đương vai này, diễn viên Hà Việt Dũng đã phải ngày đêm tập luyện dưới sự kèm cặp trực tiếp của Võ sư Ngô Xuân Nhuần (Phó chủ tịch Liên chi hội võ cổ truyền Sông Lam, tỉnh Nghệ An).
Ngoài võ Nhất Nam thì còn rất nhiều môn phái khác cùng tham gia diễn xuất. Vì tôi sinh hoạt tại Hội võ thuật Hà Nội, nên quen biết khá nhiều võ sư, võ sĩ của các môn phái khác nhau. Ý tưởng của tôi là mong muốn phim “Bão ngầm” trở thành vườn hoa đa sắc mầu của các môn phái võ Việt Nam.
Hiện tại phim đã hoàn thiện và lên sóng. Ông thấy “Bão ngầm” đã thực sự như mình kỳ vọng ban đầu?
- Về cơ bản tôi khá hài lòng, nhất là bộ phim đã nhận được sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả xem truyền hình cả nước. Chỉ tiếc là khung sóng giờ vàng khá ngắn, nên mỗi tập phim chỉ kéo dài chừng 25 phút, lại có nhiều quảng cáo đan xen, nên xem không “đã” mắt.
Bên cạnh đó, việc lồng tiếng cho một số diễn viên người miền Nam chưa thực sự ưng ý, làm giảm cảm xúc người xem. Tuy thế tôi vẫn thấy rất vui vì câu chuyện đã được kể tương đối trọn vẹn.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Loạt ảnh hậu trường của Thanh Bi - Thiếu úy xinh đẹp mạnh mẽ trong phim Bão ngầm
Khác với những vai diễn trước đây mình từng tham gia, trong phim Bão ngầm, nữ diễn viên sinh năm 1994 Thanh Bi vào vài một chiến sĩ công an vô cùng xinh đẹp.
Thanh Bi được biết đến là một nữ diễn viên tay ngang nổi tiếng với những sitcom hài trên mạng. Năm 2017 cô chính thức bước chân vào con đường diễn viên chuyên nghiệp khi nhận vai bồ của Phan Hải (Việt Anh) trong phim "Người phán xử".
Sau khi được nhiều khán giả biết đến, người đẹp không tham gia thêm bất kỳ bộ phim nào cho đến khi bị chinh phục bởi kịch bản hấp dẫn của phim Bão ngầm. Đây cũng là một vai diễn khác biệt với những vai lẳng lơ, sexy cô từng tham gia.
Trong phim Thanh Bi vào vai nữ sinh trường công an thông minh, hoạt bát tên Hải Yến. Cô là bạn thân học cùng trường với Hạ Lam (Cao Thái Hà). Sau này cũng vì cùng thích Hải Triều (Hà Việt Dũng) mà Yến và Lam đã ở thế đối đầu.
Theo chia sẻ của Thanh Bi đây là một bộ phim có kịch bản rất thu hút và cô rất thích nhân vật mình đảm nhiệm. Trên trang cá nhân, người đẹp cũng chia sẻ nhiều hình ảnh hậu trường thú vị trong quá trình làm phim. Nữ diễn viên trông vô cùng xinh đẹp, rạng rỡ khi diện trang phục ngành công an.
Hà Việt Dũng sánh đôi cùng Cao Thái Hà trong phim mới Bão ngầm Chiều ngày 14/1 đã diễn ra buổi họp báo ra mắt bộ phim cảnh sát hình sự Bão ngầm dài 75 tập của đạo diễn Đinh Thái Thụy, Biên kịch TS. Đào Trung Hiếu. Bão ngầm là tiểu thuyết trinh thám hình sự của TS. Đào Trung Hiếu - (Nhà văn, Nhà báo, Chuyên gia tội phạm học, Cục truyền thông CAND, Bộ...