Báo Nga: Tỉ phú người Mỹ âm mưu lật đổ Tổng thống Putin
Tỉ phú người Mỹ gốc Hungary nổi tiếng George Soros dường như không chỉ khuyến khích mà còn lập lực lượng chống Tổng thống Nga Vladimir Putin bên trong nước Nga nhằm gây mất ổn định nước này.
Theo hãng tin Sputnik (Nga) ngày 28-8, Bộ tài liệu DC Leaks bị rò rỉ gần đây chứa đựng hơn 2.500 tài liệu của Quỹ xã hội mở (OSF) của tỉ phú George Soros. Tài liệu mô tả xu hướng dùng tiền và ảnh hưởng của tỉ phú này để gieo rắc mầm mống hỗn loạn trên khắp thế giới để kiếm lợi và áp đặt các ý tưởng đề cao tự do cạnh tranh trên thị trường và yêu cầu nhà nước hạn chế can thiệp vào kinh tế ở quy mô quốc tế.
Một tỉ phú nổi tiếng của Mỹ bị nghi âm mưu lật đổ Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik
Những tài liệu rò rỉ từ DC Leaks cũng phơi bày kế hoạch gây bất ổn Liên minh châu Âu (EU) của tỉ phú George Soros. Theo đó, ông Soros sẽ gây hỗn loạn bằng cách thúc đẩy chính sách mở cửa biên giới và nhập cư tràn lan, phá hoại chính phủ Ukraine thông qua kích động đảo chính bất hợp pháp.
Ngoài ra, tỉ phú Soros còn muốn chia rẽ nước Mỹ bằng cách tích cực tài trợ cho phong trào Black Lives Matters (vấn đề cuộc sống người da đen) hay còn được hiểu là “Người da màu đáng được sống”.
Tuy nhiên, theo Sputnik, Nga luôn là nước mà tỉ phú Soros muốn chia rẽ nhiều nhất và lần nào cũng “sôi hỏng bỏng không”.
Trong một tài liệu đề tháng 11-2012 với nhan đề “Bản ghi nhớ kế hoạch chiến lược Nga” của Quỹ xã hội mở (OSF), một nhóm chuyên gia quốc tế chống Nga đã ngồi vào bàn thảo luận tìm cách “nhận diện những ưu tiên chung trong hoạt động của OSF những năm sắp tới”.
Những người dự họp hy vọng, những năm tháng ông Medvedev làm tổng thống Nga sẽ tạo ra một cánh cửa mở cho OSF để tác động và gây rối chính phủ Nga. Tuy nhiên, hi vọng này “tan theo mây khói” khi ông Putin nắm quyền trở lại.
Video đang HOT
Tỉ phú người Mỹ gốc Hungary George Soros. Ảnh: earstohear
Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Nga đã bị đặt trong vòng nghi vấn sau các vụ biểu tình “kiểu Maidan” và các tổ chức này đã bị giải thể ngay lập tức, trước khi nó kịp đe dọa chính phủ Nga.
“Các cuộc biểu tình đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại của các tổ chức phi chính phủ” – biên bản ghi nhớ viết.
Tài liệu rò rỉ cũng hé lộ một danh sách “những việc phải làm” để gây náo loạn nước Nga. Trong đó, kế hoạch biến nước Nga chìm ngập trong làn sóng di cư và gây ảnh hưởng tới các hoạt động truyền thông của nước này cũng được liệt vào “những việc phải làm”.
Tiếp sau “Bản ghi nhớ kế hoạch chiến lược Nga” là một kế hoạch mang tên “Dự án Nga” kêu gọi nhận diện và tập hợp những người chống Tổng thống Putin. Bên cạnh đó, “Dự án Nga” còn nêu rõ cần đẩy mạnh các nguyên tắc toàn cầu hóa, phá hoại hình ảnh của Nga trước thềm Olympic mùa đông ở Sochi.
THÁI LAI
Theo PLO
Không có đe dọa từ Saddam Hussein
Ủy ban điều tra ở Anh công bố báo cáo kết luận Anh đã xâm chiếm Iraq.
Ngày 6-7 (giờ địa phương), ủy ban điều tra do ông John Chilcot đứng đầu (gọi là Ủy ban Chilcot) đã công bố báo cáo về hoạt động tham chiến ở Iraq của Anh vào năm 2003.
Báo cáo kết luận: Anh đã xâm chiếm Iraq trong khi chưa thực hiện triệt để các giải pháp hòa bình và không chuẩn bị tương xứng để giải quyết hậu quả xảy ra sau khi xâm chiếm Iraq. Người phải chịu trách nhiệm là ông Tony Blair.
Chủ tịch Ủy ban John Chilcot đánh giá Thủ tướng Tony Blair lúc đó đã cam kết theo đường lối của Tổng thống Mỹ George Bush bất chấp điều gì xảy ra.
Ông khẳng định lúc đó Anh chỉ dựa vào thông tin của cơ quan tình báo mà không kiểm tra lại. Ông nhấn mạnh: "Vào tháng 3-2003, không có đe dọa tiềm tàng nào từ Saddam Hussein".
Ông ghi nhận Hội đồng Bảo an LHQ vẫn ủng hộ tiếp tục theo dõi và giám sát Iraq chứ không phải tấn công.
Ông nhấn mạnh: "Hành động quân sự vào thời đó không phải không thể tránh được".
Sáng 6-7, nhiều người đã biểu tình trước nhà ông Tony Blair. Ảnh: STOP THE WAR
Ông nêu tiếp: "Chính phủ Anh đã thất bại vì không tính hết quy mô của nhiệm vụ ổn định, quản lý và xây dựng lại đất nước Iraq, do đó trách nhiệm thuộc về chính phủ Anh".
Về nguồn lực quân sự Anh được điều động đến Iraq, Chủ tịch Ủy ban John Chilcot đánh giá là yếu và không phù hợp, Bộ Quốc phòng đã chậm chạp trong việc khắc phục mìn bẫy ở Iraq.
Ví dụ: Lớp thép bảo vệ xe Land Rover quá mỏng không chịu được sức nổ. Các binh sĩ Anh lúc đó đã gọi đó là "các cỗ quan tài trên bánh xe".
Sáng 6-7, nhiều người đã biểu tình trước nhà ông Tony Blair và hô to: "Blair nói dối hàng ngàn người đã chết".
Ủy ban Chilcotđược thành lập cách đây bảy năm. Ngoài nghiên cứu hồ sơ, ủy ban đã tổ chức cho 120 nhân chứng điều trần, trong đó có Thủ tướng Tony Blair (năm 1997-2007) và người kế nhiệm Gordon Brown.
Ban đầu Ủy ban Chilcotdự định công bố báo cáo trong một năm, cuối cùng thời gian hoàn thành dài hơn dự kiến đến mức gia đình các binh sĩ tử trận ở Iraq đã ra tối hậu thư nếu không công bố báo cáo thì họ sẽ đi kiện.
Báo cáo gồm khoảng 2,6 triệu từ, tức bốn lần hơn tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình của Lev Tolstoy.
Nhân vật trung tâm trong vấn đề Anh tham chiến ở Iraq năm 2003 là ông Tony Blair vì Anh tham chiến dưới thời chính phủ của ông này.
Báo The Guardian ghi nhận quyết định tham chiến không được lòng dân. Ông Tony Blair bị chỉ trích đã lừa dối về vũ khí hủy diệt hàng loạt không có thật ở Iraq và bí mật quyết định tham chiến trước khi thông qua Quốc hội.
Trước đây, Tòa Hình sự quốc tế đã từng nhận được đơn kiện Thủ tướng Tony Blair và các bộ trưởng về hành vi phạm tội ác chiến tranh đối với dân thường. Tuần này tòa cho biết sẽ xem xét báo cáo của Ủy ban Chilcot nhưng chỉ hành động nếu luật pháp Anh không tham gia xử lý.
Một nhóm nghị sĩ đang trông chờ báo cáo của Ủy ban Chilcot để nghiên cứu khả năng đề nghị tiến hành thủ tục hồi tố tước danh hiệu thủ tướng của ông Tony Blair.
Ngày 6-7, Bộ Y tế Iraq thông báo số người chết trong vụ đánh bom tự sát do bọn IS tiến hành ở Baghdad ba ngày trước đã tăng lên 250 nạn nhân. Xe gài bom được chế tạo từ xưởng ở tỉnh Diyala. Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Al-Ghabbane đã thông báo từ chức vì không bảo vệ được an ninh thủ đô. Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ tăng cường tấn công IS nhưng không thay đổi chiến lược và không có kế hoạch tăng cường thêm cho quân Mỹ tại chỗ. Mỹ đã triển khai khoảng 4.000 binh sĩ đến Iraq làm nhiệm vụ huấn luyện và cố vấn cho quân đội Iraq chứ không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống IS. Tony Blair đã đưa 179 đứa trẻ đến lò xay thịt. Hoàn toàn không có công lý ở đây. (Bà Janice Procter có con trai Michael Trench 18 tuổi tử trận ở Iraq năm 2007)
PH.QUỲNH
Theo PLO
Phe đối lập Venezuela thu thập đủ chữ ký nhằm lật đổ Tổng thống Maduro Phe đối lập Venezuela tuyên bố họ đã thu thập đủ chữ ký của người dân để kiến nghị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc nhằm lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro. Theo luật pháp, phe đối lập cần thu thập tối thiểu 200.000 chữ ký, tương đương 1% tổng số cử tri đăng ký để có thể kêu...