Báo Nga: Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Trung Quốc
Theo Sputnik VN, Trung Quốc cũng sở hữu lớp tàu Kilo nhưng tàu ngầm Kilo Project 636 xuất khẩu cho Việt Nam có lợi thế hơn về hệ thống vũ khí mạnh mẽ.
Theo Sputnik VN, Trung Quốc cũng sở hữu lớp tàu Kilo nhưng tàu ngầm Kilo Project 636 xuất khẩu cho Việt Nam có lợi thế hơn về hệ thống vũ khí mạnh mẽ.
Hôm 30/6, tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock đã đưa tàu ngầm Kilo Project 636 thứ tư của Hải quân Việt Nam (chiếc HQ-185 Đà Nẵng) về tới quân cảng Cam Ranh. Trước đó, Việt Nam đã nhận bàn giao ba tàu ngầm Hà Nội, TP HCM và Hải Phòng.
Bình luận về sự kiện này, chuyên gia quân sự Nga Viktor Litvokin cho rằng, đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng.
“Bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh. Bởi vì tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ không gian bởi máy bay hoặc máy bay không người lái. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học”, ông Litvokin nói.
Các tàu ngầm Kilo Proejct 636 được Nga xây dựng cho Việt Nam có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h. Khác với các tàu tương tự khác trên thế giới, tàu Varsavyanka có độ ồn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là “hố đen trong đại dương.” Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để phòng thủ, bảo vệ căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng trên bờ và các cơ sở truyền thông liên lạc dưới biển, hoặc trong hoạt động tình báo chống kẻ thù truyền thông.
Video đang HOT
Tàu ngầm Kilo Project 636 mang tên HQ-185 Đà Nẵng.
Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự. Nhưng lợi thế của tàu ngầm Kilo mà Nga cung cấp cho Việt Nam là ngoài vũ khí ngư lôi, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa Klub hiện đại nhất. Đó là loại tên lửa với tầm bắn lên tới 300 km, ngay từ đầu bay với tốc độ cận âm. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s. Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5 – 10 mét, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.
Các thủy thủ đoàn Việt Nam đã làm quen với tàu ngầm lần đầu tiên tại nhà máy ở St. Petersburg. Dành cho thủy thủ Việt Nam đã tổ chức các buổi thực hành trên bờ và 5 chuyến ra khơi. Việc huấn luyện được tiếp tục ở Cam Ranh, nơi các chuyên gia Nga thành lập một trung tâm đào tạo có các giáo cụ trực quan tương ứng, cho phép mô phỏng bất kỳ trường hợp nào khi tàu hoạt động, kể cả trường hợp khẩn cấp mà tàu ngầm có thể gặp trong suốt chuyến đi biển. Các chuyến hoạt động như vậy có thể kéo dài rất lâu. Tàu Varsavyanka dài 74, rộng 10 mét, phi hành đoàn gồm 52 người, có thể bơi tự động trong một tháng rưỡi. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.
Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2016.
PV
Theo_Kiến Thức
Báo Nga: Người Mỹ rắc gai trên thảm đỏ đón Bắc Kinh
Đội quân 400 người của Trung Quốc đã đổ bộ xuống Washington tại địa bàn đối thoại chiến lược và kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Sputnik đưa tin.
Ảnh minh họa đối thoại chiến lược Mỹ-Trung. DR
Đội quân 400 người của Trung Quốc đã đổ bộ xuống Washington tại địa bàn đối thoại chiến lược và kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Sputnik đưa tin.
Tuy nhiên, người Mỹ đã rắc khá nhiều gai trên tấm thảm đỏ tượng trưng. Thứ trưởng Quốc phòng Robert Wark kêu gọi vượt qua các rào cản phía trước do sự tăng cường của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
Ông Robert Wark nói điều này trước thềm cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và ủy viên Hội đồng Nhà nước Dương Khiết Trì ngày 23 tháng Sáu.
Về mặt kinh tế, cuộc đối thoại đang chuẩn bị một bước đột phá - các bên sẽ thỏa thuận chi tiết về hợp tác đầu tư. Tài liệu được chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng Chín.
Trong khi đó, đối thoại chiến lược được nhằm tới giảm mức độ đối đầu quân sự. Theo ông Pavel Zolotarev, Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada, nền tảng quan hệ kinh tế gần gũi là một đảm bảo rằng, bất chấp mọi xung đột, kể cả trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiến lại với nhau. Tuy nhiên, ông không loại trừ rủi ro cho hợp tác kinh tế và thương mại hai nước, một phần do đối đầu quân sự ngày càng leo thang trên biển và trong không gian vũ trụ.
Chắc là trong vòng đối thoại chiến lược và kinh tế lần này phía Trung Quốc sẽ không thuyết phục được Mỹ loại bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực công nghệ cao. Rõ ràng, vấn đề này đòi hỏi phải có sự can thiệp cá nhân của các nhà lãnh đạo hai nước, các ông Tập Cận Bình và Barack Obama.
Ông Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công dự báo: "Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ tiếp tục tìm kiếm sự thỏa hiệp tiềm năng cho phía Hoa Kỳ và có thể chấp nhận cho phía Trung Quốc. Chuyến thăm Washington sắp tới của ông Tập Cận Bình sẽ cho phép tìm được sự thỏa hiệp này ở một mức độ nhất định.
Sẽ diễn ra trận đấu trên một số sân chơi khác nhau. Có nhiều khả năng, kết quả của trận đấu này sẽ là một kiểu phân chia ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giữa một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh, và Trung Quốc ở phía bên kia. Mỹ chưa thể kiềm chế được Trung Quốc, và càng ngày Mỹ càng gặp khó khăn lớn hơn trong vấn đề này. Trung Quốc nhận thức được điều đó và sẽ chờ đợi. Vì vậy, bây giờ chỉ có thể nói về phân chia ảnh hưởng và lối thoát ra khỏi cuộc đối đầu giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự-chính trị."
Các chuyên gia lưu ý rằng, hiện tại Mỹ đang có ưu thế hơn Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, nhưng sự thống trị này đang ngày càng bị suy giảm.
Thúy Hà
Theo Biz Live
Báo Nga: TQ có thể triển khai tiêm kích J-11 ở đảo nhân tạo Itar-Tass nhận định, đường băng trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đủ khả năng cho tiêm kích hạng nặng hoạt động. Tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã Hãng tin Itar-Tass của Nga đưa tin, tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn thành dự án...