Báo Nga “soi” đội đặc nhiệm tuyệt mật Anh SAS
Xin giới thiệu thông tin về Lực lượng đặc nhiệm Anh SAS. Nguồn số liệu được lấy từ “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) tháng 8/2015 và một số nguồn khác.
1. Các thông tin liên quan đến Đặc nhiệm Anh SAS thời gian gần đây
- Tháng 9/2014, các phương tiện thông tin đại chúng Anh đã dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết là lính đặc nhiệm Anh SAS hoạt động trên các khu vực lãnh thổ do IS kiểm soát ở Tây Iraq tiêu diệt trung bình mỗi ngày 8 chiến binh IS.
Đấy mới chỉ là “chiến tích” của các tổ biệt kích có nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực của đối phương bằng hỏa lực bắn tỉa. Còn có các nhóm trinh sát khác của SAS sử dụng các thiết bị quang học và máy bay không người lái (UAV) cung cấp các dữ liệu về mục tiêu cho Không quân Liên quân .
- Trước đó, chỉ có thông tin là các chuyên gia SAS đang làm công tác huấn luyện ở Trung Đông, cụ thể là huấn luyện binh sỹ Quân đội Iraq, cảnh sát người Kurd và quân nổi dậy Syria . Tờ “Mirror” (Anh) cho biết các binh sỹ SAS đã xác định được vị trí của thủ lĩnh IS Abu-Bakra al-Bagdadi và chỉ mục tiêu để không quân oanh kích khiến ông này bị thương nặng. Hiện không ai biết chắc chắn là Abu-Bakra al-Bagdadi còn sống hay đã chết và nếu còn sống thì đang ở đâu.
- Đến thời điểm này, các nguồn chủ yếu là từ Anh cho dư luận biết là các nhóm SAS đã hoạt động trên lãnh thổ Syria từ lâu – chống các chiến binh IS lẫn quân đội chính phủ Syria .
- Tờ “Sandy Express” đã dẫn phát biểu của một nguồn tin dấu tên từ Bộ quốc phòng Anh mới đây: “Hơn 120 binh sỹ của Trung đoàn tinh nhuệ (trung đoàn SAS số 22 – sẽ nói rõ hơn ở phần sau) đang tham chiến tại một đất nước bị chiến tranh tàn phá (không nói cụ thể nước nào).
- Một số tờ báo Anh đưa tin là các nhóm đặc nhiệm SAS cùng với các đồng nghiệp Mỹ đang huấn luyện cho các chiến binh đối lập Syria tại các trại huấn luyện trên lãnh thổ A rập Xeut, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordany và Quatar.
Đặc nhiệm Anh trong một chiến dịch tập kích trên sa mạc Bắc Phi. (Ảnh: www.army.mod.uk)
2. Một số nét khái quát về SAS
Các lực lượng SAS được bắt đầu hoạt động năm 1941 – chủ yếu là các binh sỹ tình nguyện Anh – họ có nhiệm vụ tiến hành các chiến dịch đột kích vào sâu trong lãnh thổ đối phương ở Bắc Phi.
Các lực lượng đặc nhiệm hiện nay của Vương quốc Anh trực thuộc Cục các lực lượng đặc nhiệm, nhưng cũng có thể hoạt động phối thuộc với các liên binh đoàn và binh đoàn viễn chinh độc lập.
Trong biên chế của Lực lượng Đặc nhiệm Anh có trung đoàn 22 (thường trực), các trung đoàn dự bị 21 và 23 (để hoạt động trong thời chiến), các trung đoàn liên lạc số 18 và 63, biên đội thống nhất của lực lượng đặc nhiệm thuộc Tập đoàn quân không quân số 8, các phân đội bảo đảm và bảo dưỡng phương tiện kỹ thuật.
Những nhiệm vụ chính hiện nay của SAS là: trinh sát trên toàn chiều sâu đội hình tác chiến và hậu phương của đối phương, tiến hành các chiến dịch biệt kích sâu trong hậu phương của đối phương và tại khu vực tiền duyên, tiến hành các chiến dịch chống khủng bố trên lãnh thổ Vương quốc và ở nước ngoài, huấn luyện lực lượng đặc nhiệm cho các quốc gia bạn bè, hỗ trợ các chế độ thân thiện và lật đổ các chế độ thù địch, bảo vệ các quan chức cao cấp và các nhân vật quan trọng khác của Vương quốc.
Tinh hoa của đặc nhiệm Anh là trung đoàn 22 – đơn vị đặc nhiệm thường trực của Bộ quốc phòng Anh.
3. Tuyển chọn lính đặc nhiệm
Các ứng viên gia nhập SAS được chọn từ nhiều đơn vị trong lực lượng vũ trang Anh. Có tương đối nhiều ứng viên đến từ các đơn vị của bộ đội đổ bộ đường không (lính dù) – nhưng tất cả đều phải qua một kỳ kiểm tra lý lịch và lòng trung thành với nước Anh hết sức kỹ lưỡng.
Để có thể được tiếp nhận vào SAS, các ứng cử viên phải qua nhiều kỳ kiểm tra và một khóa thử thách trên thực địa – tổng thời gian 5 tuần. Một năm có 2 lần tuyển quân vào SAS tại Senny Bridge và Brecon Beacons (Anh). Tỷ lệ chọi trung bình : – cứ 200 ứng cử viên thì có 30 người trúng tuyển.
Giai đoạn kiểm tra ban đầu kéo dài 3 tuần, thường được tiến hành ở Brecon Beacons hoặc Black Hills tại phía nam xứ Wales. Các ứng viên phải mang trang bị nặng vượt qua một quãng đường dài và phải thể hiện được kỹ năng xác định vị trí trong mọi địa hình, kỹ năng bí mật vượt qua các trạm kiểm soát và có mốc thời gian đến đích sớm nhất.
Hội đồng tuyển quân không đưa ra bất kỳ một gợi ý và hỗ trợ nào cho ứng viên, họ phải chủ động và chỉ được sử dụng những phương tiện có trong tay. Đấy là một yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với lính đặc nhiệm – tính chủ động là phẩm chất được đặt lên hàng đầu.
Giai đoạn kiểm tra thứ nhất kết thúc bằng chuyến hành quân bộ trên quãng đường dài 40 dặm (khoảng 54 km) với vũ khí, quân trang quân dụng nặng 55 kg qua địa hình gò đồi với thời gian tối đa là 24 giờ.
Những ứng viên qua được kỳ kiểm tra này sẽ được tiếp tục tham gia kỳ kiểm tra thứ hai ở Belize – nơi có rừng nhiệt đới rậm rạp nhất (ở Trung Mỹ). Từng nhóm 4 người thực hiện các bài tập trong rừng rậm. Những ai không duy trì được kỷ luật trong các điều kiện phức tạp của các đợt đột kích dài ngày sẽ bị loại.
Thực ra mục tiêu chính kỳ kiểm tra này là xác định phẩm chất tinh thần của các ứng viên. SAS cần những chiến binh có thể hoàn thành nhiệm vụ trong các điều kiện thường xuyên chịu áp lực tinh thần trong vòng vây của kẻ thù và không liên lạc được với chỉ huy đơn vị và các nhóm khác.
Video đang HOT
Lính SAS luôn mang khăn che kín mặt và tên tuổi của họ được giữ bí mật .
Giai đoạn kiểm tra thứ ba: kỹ năng vòng tránh các lực lượng chống biệt kích, không để bị địch bắt sống và một số nội dung chiến thuật khác. SAS cần những người lính có đủ sự khôn khéo để không để bị đối phương bắt sống và nếu không may bị bắt thì có đủ lòng dũng cảm để chịu đựng được các cuộc hỏi cung “cứng rắn quá mức cần thiết”.
Kỳ kiểm tra này kéo dài 3 ngày và sau đó, dù có bị bắt hay không thì ứng cử viên cũng bị hỏi cung như thật với các “tác động” cần thiết. Nhiệm vụ của ứng viên là phải chịu được sức ép và không tiết lộ các thông tin quan trọng. Người bị “hỏi cung” chỉ được phép nói họ tên, cấp bậc, số thẻ lính và ngày tháng năm sinh, – tất cả các câu hỏi khác đều không được phép trả lời.
Những người may mắn vượt qua được kỳ thi (được tiếp nhận vào SAS) sẽ được nhận mũ nồi màu nâu nhạt gắn phù hiệu SAS. Lực lượng SAS chỉ nhận nam giới tuổi từ 18 đến 32 364 ngày và những quân nhân đang phục vụ trong các đơn vị Quân đội Anh có tuổi tối đa là 34 364 ngày.
Tất cả những ai đệ đơn xin gia nhập SAS đều phải là những người tình nguyện và sẵn sàng phục vụ tại bất cứ điểm nào trên thế giới. Tuổi phục vụ tối đa trong các đơn vị SAS là từ 18 đến 49 tuổi 364 ngày.
SAS thường ưu tiên chọn các ứng cử viên ngoài những tiêu chí rất cao về sức khỏe còn biết lái xe, nấu ăn, sửa chữa xe ô tô, Các nhân viên y tế có chứng chỉ CMT1 (sơ cứu hoặc cấp cứu trên trận địa) cũng được ưu tiên lựa chọn.
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện cơ sở, lương tối thiểu của lính SAS là 103 bảng/ngày (1 bảng Anh = khoảng 34.000 VND – tức khoảng 3,4 triệu VND/ngày). Cứ mỗi một năm phục vụ, lính SAS nhận phụ cấp thâm niên 424 bảng/tháng – đến năm thứ năm – phụ cấp thâm niên lên tới 1.674 bảng/tháng. Khi giải ngũ (chuyển sang lực lượng dự bị) được nhận trợ cấp một lần 10.000 bảng.
Trung đoàn 22 SAS chỉ nhận người Anh hoặc công dân các nước thuộc Cộng đồng Anh và người Ai len. Hoặc những người có hai quốc tịch nhưng quốc tịch chính phải là quốc tịch những nước như đã nói ở trên. Ứng viên cần phải sống ở Vương quốc Anh ít nhất từ 5 năm trở lên.
Quân số của trung đoàn 22 SAS ít khi đạt biên chế tiểu đoàn. Về biên chế tổ chức, trung đoàn 22 có ban tham mưu, cơ quan lập kế hoạch và trinh sát, ban tác chiến, ban huấn luyện tác chiến, cơ quan tổ chức các hoạt động tác chiến chống khủng bố ( hay còn gọi là Ban chống khủng bố) và 6 đại đội : A,B,C,D,E, G.
Đại đội E có nhiệm vụ đặc biệt , – nó chuyên thực hiện cái gọi là các chiến dịch đen – tổ chức các cuộc “cách mạng” tại các nước có chế độ thù địch, phối hợp chặt chẽ với Tình báo chính trị Anh và Tình báo quân sự của Mi-6.
Mỗi đại đội có 4 đội (trung đội) có các chức năng khác nhau, mỗi đội có 16 quân nhân chỉ huy. Đội thứ nhất – là đội nhảy dù, đội thứ hai – hoạt động trên biển, đội thứ ba- đội cơ động và đội thứ tư là đội sơn cước.
Chỉ huy đại đội có chức danh quân hàm thiếu tá, chỉ huy đội (trung đội) – đại úy. Trong ban chỉ huy đại đội còn có: phó chỉ huy trưởng- cấp đại úy, sỹ quan tác chiến – cũng đại úy và một số chức danh hạ sỹ quan khác.
Khi tiến hành các chiến dịch, mỗi đội (trung đội) có thể chia thành hai nhóm – “đỏ” và “xanh” – các nhóm đó lại có thể chia thành các tổ tấn công và tổ yểm trợ (bắn tỉa).
Đại đội G của Trung đoàn 22 (không theo thứ tự bảng chữ cái) được gọi như thế vì ban đầu gồm toàn các quân nhân tình nguyện của đại đội vệ binh cận vệ bị giải thể (Guards) thuộc sư đoàn lính dù độc lập phòng thủ lãnh thổ.
Các phân đội lính dù khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến được vận chuyển đến nơi tiến hành các chiến dịch đặc biệt bằng máy bay và máy bay lên thẳng. Họ có thể nhảy dù ở chiều sâu chiến dịch lớn và ở độ cao lớn. Nhiệm vụ của họ là hoạt động sâu trong hậu phương của đối phương và ở khu vực tiền duyên. Họ được huấn luyện các kiểu nhảy dù khác nhau.
Đối với các trường hợp nhảy dù ở độ cao lớn, các binh sỹ được trang bị bình thở và quân phục giữ ấm đặc biệt. Ngoài ra, trong trang bị của lính nhày dù SAS còn có các thiết bị dẫn đường cá nhân để xác định vị trí và độ cao khi nhảy dù. Khi nhảy dù, vũ khí cá nhân luôn trong tay để sẵn sàng sử dụng.
Lính đổ bộ đường biển được đưa đến khu vực tác chiến bằng các tàu của Hải quân, hoặc các phương tiện đường thủy chuyên dụng khác như: các tàu vận tải cỡ nhỏ, tàu ngầm mini, tàu đệm khí hoặc các tàu làm từ vật liệu polimer.
Binh sỹ SAS (đội hoạt động trên biển) được huấn luyện kỹ cách định hướng khi bơi đơn, lặn dưới nước, bí mật tiếp cận và cài mìn vào các tàu của đối phương. Một điều đáng chú ý là lính đổ bộ đường biển cũng có thể được vận chuyển đến địa điểm tiến hành chiển dịch bằng các phương tiện đường không.
Lực lượng này cũng có thể đổ bộ bằng dù ở dộ cao lớn hoặc tiếp đất từ các máy bay trực thăng theo các dây treo có chiều dài từ 40 đến 100m , hoặc nhảy trực tiếp xuống biển từ độ cao đến 15m. Trang bị, đồ quân dụng cần thiêt để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp này sẽ được để trong hòm kín không thấm nước, còn vũ khí – trong các bọc không thấm nước.
Lính đổ bộ đường biển bằng tàu ngầm ở một độ sâu nhất định còn được trang bị dụng cụ thở , phương tiện vận tải cá nhân và các trang phục chuyên dụng. Tuy nhiên, việc ra khỏi tàu ngầm ở độ sâu 50-60 m bao giờ cũng đi kèm với rất nhiều rủi ro, nhất là các khu vực có vĩ độ cao.
Các nhóm cơ động SAS chuyển quân bằng các phương tiện bánh xích và bánh lốp- các phân đội đặc nhiệm kiểu này đã tồn tại từ thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai và hoạt động rất hiệu quả trong các chuyến tập kích dài ngày ở sa mạc Bắc Phi (ảnh đầu).
Lính thuộc lực lượng cơ động được huấn luyện để hoạt động trong hậu phương sâu tại khu vực tiền duyên và trên chiến trường của đối phương , hoàn toàn độc lập và không liên lạc với các nhóm khác. Các phương tiện vận tải của lực lượng cơ động SAS nổi tiếng nhất là xe địa hình ” Defender” xe vận tải hai chỗ, xe mô tô…
Các xe “Defender” sử dụng trên sa mạc được sơn màu hồng nhạt (màu của sa mạc). Thực ra lính đặc nhiệm Anh còn cơ động trên bất kỳ các phương tiện nào, nhưng chủ yếu là các phương tiện mà người dân địa phương hay dùng để đảm bảo bí mật.
Họ thường phải mặc trang phục của dân địa phương Bắc Phi hoặc Trung Đông, luôn phải che mặt bởi vì vẻ bên ngoài của người Anh da trắng khác hẳn với người A rập.
Vũ khí tiêu chuẩn của các lính cơ động SAS là : súng máy Browning 12,7 mm. Marc19 (40mm), súng máy 7,62 mm L7A2, tên lửa chống tăng có điều khiển “Milan”. Để theo dõi và trinh sát có các phương tiện quang học siêu hiện đại, thiết bị nhìn đêm, radar và v.v.
Để liên lạc với nhau trong trường hợp phải tắt máy liên lạc vô tuyến, nếu cách nhau ở cự ly nhìn thấy được thì các tổ (nhóm) có thể sử dụng cờ hiệu, các phương tiện phát tín hiệu, cử chỉ điệu bộ để thông tin cho nhau.
Binh sỹ của các nhóm sơn cước SAS là những người có kỹ năng cơ động trên tất cả các kiểu địa hình núi non, tập kết, tồn tại và tác chiến trên các núi. Các chiến binh của nhóm này phải là những người leo núi, leo núi tuyết, trượt tuyết trên núi và basejumper (nhảy dù từ trên núi) siêu hạng.
Họ có kỹ năng sống sót trong bão tuyết, trong cái lạnh vùng cực và trong điều kiện thiếu ô xy. Họ đã qua các khóa huấn luyện trong một thời gian dài ở các vùng núi cao, các dãy núi và ở nhiều địa điểm trên trái đất. Địa chỉ lý tưởng để huấn luyện lính đặc nhiệm sơn cước là Kenia – nước này có tất cả các vùng khí hậu, từ xích đạo nhiệt đới đến khí hậu núi cao tương tự như vùng cực.
Khi gia nhập hàng ngũ của Trung đoàn 22 SAS (và các đơn vị khác có chức năng tương tự), quân nhân mới phải ký: “Cam kết không để lộ bí mật quân sự”. Bất cứ ai rời SAS vì bất kỳ lý do gì cũng buộc phải thực hiện các cam kết không để lộ các chi tiết về công việc của họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Chính phủ Anh thi hành một chính sách rất cứng rắn hạn chế tối đa việc cung cấp các thông tin về các chiến dịch và hoạt động của SAS.
(Đón đọc kì sau: Những chiến tích nổi danh của SAS)
Theo Lê Hùng – Nguyễn Hoàng (tổng hợp)
Đất Việt
Một năm dội bom IS, Mỹ và liên quân đang sa lầy?
Đã tròn một năm kể từ ngày 8/8/2014 khi Mỹ và liên quân tiến hành các vụ không kích nhắm vào nhóm Hồi giáo cực đoan IS. Chiến dịch tốn kém này ngốn chi phí ước tính gần 10 triệu USD/ngày nhưng lại đang sa lầy, trong khi IS vẫn không ngừng lớn mạnh.
Chi phí khổng lồ
Ngày 8/8 qua đánh dấu tròn một năm kể từ khi Mỹ và liên quân mở những đợt không kích đầu tiên nhắm vào tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Mỹ đã tiêu tốn 3,5 tỷ USD cho chiến dịch không kích IS
Số liệu được Bộ chỉ huy trung tâm của Mỹ công bố ngày 7/8 cho thấy, tổng cộng Mỹ và đồng minh đã tiến hành 5.946 cuộc không kích tại Iraq và Syria, với 10.684 mục tiêu bị đánh phá. 3.262 công trình của IS, 119 xe tăng, 1.202 phương tiện và 2.577 vị trí chiến đấu bị phá hủy.
Đến nay, 3.300 quân nhân Mỹ đang được triển khai tới Iraq, cùng với 1.200 binh sỹ từ 17 quốc gia khác để huấn luyện quân đội Iraq.
Chi phí trong một năm qua cho chiến dịch này hiện đã cao ngất ngưởng. Số liệu được Lầu Năm Góc công bố hồi tuần trước cho thấy Mỹ đã tiêu tốn 3,5 tỷ USD, tương đương khoảng 9,4 triệu USD/ngày.
Trong cuộc họp báo hôm 7/8, người phát ngôn của Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ, đại tá Pat Ryder cho biết tính tới tháng 4, IS đã mất từ 25 - 30% lãnh thổ có dân cư mà nhóm này từng kiểm soát tại Iraq và Syria.
"Trong năm qua, chúng ta đã loại trừ hàng nghìn chiến binh IS khỏi chiến trường, cùng với hàng chục lãnh đạo cấp cao của tổ chức này", ông Ryder khẳng định.
"Lãng phí khủng khiếp"
Tuy nhiên, chiến dịch của Mỹ và đồng minh đang bị nhiều chuyên gia xem là kém hiệu quả trong khi quá tốn kém.
Tờ The Hill tại Mỹ cho biết, IS đã nhanh chóng bù đắp tổn thất lực lượng bằng những tân binh. Hiện nhóm này vẫn có từ 20.000 - 30.000 chiến binh tại Iraq và Syria, tương đương thời điểm Mỹ và liên quân bắt đầu không kích.
Các tay súng IS vẫn đang tiếp tục chiếm giữ nhiều khu vực tại Iraq và Syria (Ảnh: AP)
Cây bút Trevor Timm của tờ Guardian tại Anh trong bài viết ngày 5/8 thì mô tả chiến dịch này là "sự lãng phí khủng khiếp và không có mục tiêu rõ ràng cũng như thời điểm kết thúc".
"Đến nay, hàng tỷ USD đã được chi ra, hàng nghìn quả bom được trút xuống, hàng trăm thường dân bị sát hại, còn ISIS vẫn không hề yếu hơn so với tháng 8 năm ngoái, khi các cuộc không kích bắt đầu", ông Timm viết.
Nhà báo này cũng chỉ trích việc không kích gây thương vong cho dân thường ở mức rất cao. Trong khi Mỹ chỉ thừa nhận làm 2 người dân thiệt mạng trong suốt một năm qua, báo cáo mới đây của các phóng viên và nhà nghiên cứu trong khu vực tin rằng, con số thật phải lên tới gần 500 người.
David Deptula, một thiếu tướng không quân Mỹ đã về hưu thì cho rằng sự thận trọng quá mức và cường độ thấp của các cuộc không kích sẽ không thể đẩy lùi IS.
"Các cuộc không kích đến nay chỉ có thể được gọi là thiếu máu", ông Deptula khẳng định với tờ NRP, và tin rằng chỉ chục cuộc không kích mỗi ngày sẽ không đem lại kết quả gì.
Bản thân tình báo Mỹ cũng thừa nhân, về cơ bản IS không yếu đi so với một năm trước. Trong một báo cáo được hãng tin AP đăng tải ngày 31/7, các cơ quan tình báo Mỹ mô tả tình hình hiện tại là "bế tắc chiến lược".
Địa bàn do IS làm chủ (màu vàng nhạt) tại Iraq và Syria tính tới 29/6
Nhà nước Hồi giáo vẫn có một đội quân cực đoan được chu cấp đầy đủ, có khả năng củng cố lực lượng bằng các chiến binh thánh chiến nước ngoài, nhanh tương đương tốc độ Mỹ có thể triệt hạ. Trong khi đó, nhóm này đã mở rộng ra nhiều nước, như Libya, bán đảo Sinai của Ai Cập và Afghanistan.
Và cũng theo các quan chức tình báo Mỹ cùng các chuyên gia khác, IS không hề có nguy cơ bị đánh bại trong tương lai gần.
"Áp lực họ đang tạo ra tại khu vực Raqqa, Syria là đáng kể...nhưng nhìn vào bức tranh toàn cảnh, ISIS hầu như vẫn như xưa", Harleen Gambhir, chuyên gia chống khủng bố tại Viện nghiên cứu chiến tranh, Washington khẳng định.
Mỹ và đồng minh đang sai lầm
Chiến lược chống IS của chính quyền Mỹ và các đồng minh phương Tây đang bị xem là sai lầm, hoặc ít nhất bế tắc.
"Không có điều gì đặc biệt ở ISIS khiến chúng trở thành những kẻ duy nhất có thể tồn tại lâu dài như một nhà nước phi chính thức. Chúng không được trang bị tốt hơn để nắm giữ các vùng lãnh thổ như al-Qaida hay các nhóm phiến quân khác chúng ta từng thấy tại Trung Đông hoặc Bắc Phi trong thập kỷ qua", Michael Nayebi-Oskoui, một nhà phân tích cấp cao về Trung Đông tại Stratfor, một công ty tư vấn và tình báo toàn cầu tại Texas, Mỹ.
Sự khác biệt, theo Nayebi-Oskoui, đó là ở sự kết hợp nguy hiểm giữa những bất ổn từ cuộc nội chiến hiện tại ở Syria, tạo ra khoảng trống quyền lực cho IS điều hành nhà nước Hồi giáo, và sự thiếu đồng thuận cũng như hợp tác giữa các lực lượng chống IS.
Trên thực tế, mỗi bên tham gia liên minh chống IS lại có những mục tiêu khác nhau. Washington sẽ không nhúng tay vào cuộc nội chiến giữa chính quyền Syria và những bên còn lại. Thay vào đó, Mỹ sẽ dành mọi nỗ lực để bảo vệ các lợi ích của mình ở nước ngoài, cũng như trong nước.
Các bên khác trong liên minh, như Arập xê út, chủ yếu quan tâm đến việc hạn chế ảnh hưởng của Iran có thể lan rộng nhờ khủng hoảng tại Syria và Iraq.
"Tình hình tại Syria hiện tại quá bi đát, điều tương tự cũng đang diễn ra tại Iraq, và sự hiện diện của các phần tử thánh chiến tại đây sẽ còn tiếp tục", Robin Simcox một chuyên gia tại cơ quan tư vấn Henry Jackson Society, London, Anh nhận định. "Cách duy nhất ISIS có thể tuyển mộ thêm quân là thông qua kiểm soát lãnh thổ - mà đến nay cộng đồng quốc tế không thể giành lại đủ nhanh và đủ nhiều".
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào phiến quân IS Lần đầu tiên xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ nổ súng qua biên giới và tiêu diệt phiến quân IS ở Syria. Ngày 23.7, các lực lượng biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn đạn pháo xe tăng vào các vị trí của phiến quân IS ở bên kia biên giới Syria sau khi một binh sĩ nước này thiệt mạng và 2 người...