Báo Nga nói về nước có vũ khí hạt nhân nhiều và mạnh thứ ba thế giới
55 năm trước, vào tháng 10/1964, Trung Quốc đã thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, công suất 22 kiloton.
Tên lửa Đông Phong -17.
Theo các chuyên gia, ngày nay Trung Quốc có 290 đầu đạn hạt nhân: kho vũ khí mạnh thứ ba sau Nga và Mỹ. Về tiềm năng chiến lược và triển vọng của Bắc Kinh, báo Sputnik đã có một bài viết đáng chú ý.
Liên Xô đã giúp Trung Quốc
Không có gì bí mật về việc các chuyên gia Liên Xô đã giúp Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, sau năm 1960, quan hệ giữa hai quốc gia xấu đi và Liên Xô đã đình chỉ chương trình viện trợ.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng tìm hiểu và tự mình chế tạo bom nguyên tử. Một năm sau cuộc thử nghiệm trên mặt đất lần đầu tiên, Trung Quốc đã thả bom từ máy bay, và vào tháng 6 năm 1967, kích nổ một quả bom nhiệt hạch (hydro) 3,3 megaton.
Từ đó Trung Quốc là thành viên thứ tư của câu lạc bộ hạt nhân, sau Hoa Kỳ, Liên Xô và Vương quốc Anh, trước Pháp (Paris gia nhập câu lạc bộ một năm sau đó, sau khi thử nghiệm quả bom nhiệt hạch đầu tiên của mình).
Ngày nay Bắc Kinh đã sở hữu “bộ ba hạt nhân” được triển khai trên không, đất liền và trên biển. Vào tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một báo cáo về tiềm năng chiến lược và phát triển quân sự Trung Quốc cho năm 2019 trong đó đánh giá rằng:
Tên lửa Đông Phong -17 có khả năng bắn đầu đạn lượn siêu thanh.
Trung Quốc có khoảng 90 tên lửa đạn đạo liên lục địa – Dongfeng-4 và Dongfeng-5A bố trí trong các giếng phóng cố định, cũng như trên khung gầm di động trên mặt đất – Dongfeng-31, Dongfeng-31A và Dongfeng-41 mới nhất (lần đầu tiên được trình diễn tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào ngày 1/10).
Video đang HOT
DF-41 là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn có khả năng mang theo 10-12 đầu đạn tự dẫn ở cự ly khoảng 14 nghìn km. Do đó DF-41 có thể được gọi là một trong những ICBM tầm xa nhất trên thế giới, có khả năng phóng từ lãnh thổ Trung Quốc tấn công các mục tiêu trên khắp lục địa Hoa Kỳ.
Theo ấn bản Military Watch của Mỹ, sự leo thang căng thẳng trong quan hệ với Washington đang thúc đẩy Bắc Kinh tạo ra các hệ thống mang phóng vũ khí hạt nhân hiệu quả hơn.
Tên lửa Đông Phong -15A.
Trên không và trên biển
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), lực lượng răn đe hạt nhân Trung Quốc trên biển gồm có 4 tàu ngầm nguyên tử lớp “Hình” (Type-094). Mỗi chiếc có thể mang theo 12 tên lửa đạn đạo Jiuilan-2 với tầm bay 8000 – 9000 km, chế tạo dựa trên bản DF-3.
Thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nói về việc đặt kỵ đóng tàu ngầm năng lượng hạt nhân thứ năm và thứ sáu Type-094. Ngoài ra Trung Quốc đang phát triển thế hệ tàu ngầm chiến lược mới Type-096, trang bị tên lửa đạn đạo Juilan-3, với tầm bắn tới 12000 km và đầu đạn tự dẫn.
Tháng 6 năm nay, tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã thử nghiệm thành công vũ khí mới ở phía Tây Bắc Hoàng Hải.
Vào tháng 9/2016, Bắc Kinh đã chính thức xác nhận sự phát triển của máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới Xian H-20. Máy bay tàng hình cận âm sẽ được chế tạo theo sơ đồ cánh bay như B-2 của Mỹ. Phạm vi bay tối thiểu 8000 km, tải trọng trong các khoang bên trong lên tới 10 tấn.
Dàn máy bay ném bom tầm xa H-6 của Không quân Trung Quốc.
Người ta cho rằng H-20 sẽ thay thế phi đội máy bay ném bom chiến lược H-6 (bản sao được cấp phép từ Tu-16 Liên Xô) – không quân và hải quân Trung Quốc biên chế 170 máy bay loại này.
Phiên bản mới nhất máy bay ném bom – H-6K – có tầm bay 3000 km và tải trọng chiến đấu lên tới 12 tấn, trang bị tên lửa hành trình mới, đạt tốc độ lên tới 1000 km giờ và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1500 km. Do đó H-6K đóng quân ở vùng lân cận Quảng Châu, có thể thực hiện các cuộc oanh tạc căn cứ Mỹ trên đảo Guam nếu cần thiết.
Tên lửa đạn đạo
Tên lửa đạn đạo Đông Phong – 26.
Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có 80 tên lửa đạn đạo tầm trung Dongfeng -26, có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân xa 3000 – 5500 km, và với đầu đạn thông thường, có thể phá hủy các tàu mặt nước cỡ lớn.
Nhiều nhất trong kho vũ khí Trung Quốc là các tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Bao gồm bốn phiên bản tên lửa DF-21 (khoảng 150 bệ phóng), và vài trăm tên lửa tầm ngắn (DF-11/15/16), nhưng chúng không thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh, lần đầu tiên đã giới thiệu tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17. Đây là một phương tiện mang theo đầu đạn siêu âm hạt nhân hoặc thông thường.
Theo mục đích của nó, tương tự như Vanguard của Nga, vũ khí siêu âm Trung Quốc có khả năng tăng tốc lên 5 Mach (5967 km / h) và bay cơ động theo quỹ đạo, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn hơn.
Hòa Bình (theo Sputnik/Sina)
Theo baogiaothong
Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân Ấn Độ - Pakistan
Các chuyên gia ước tính 125 triệu người sẽ thiệt mạng và thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan.
Tên lửa Shaheen 2 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan Ảnh: AFP
Ngay trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Ấn Độ và có cuộc gặp không chính thức với Thủ tướng Narendra Modi từ ngày 11 - 12.10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar cảnh báo Bắc Kinh không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp giữa nước này với Pakistan.
Tờ South China Morning Post hôm qua dẫn lời ông Kumar phát biểu sau khi có thông tin ông Tập thảo luận với Thủ tướng Pakistan Imran Khan về vấn đề Kashmir. Cũng trong hôm qua, thượng nghị sĩ Mỹ Maggie Hassan trong chuyến thăm Pakistan và Ấn Độ kêu gọi 2 bên khẩn cấp tìm cách giải quyết căng thẳng.
Trong bối cảnh trên, các chuyên gia tại Đại học Colorado Boulder và Đại học Rutgers tại Mỹ đưa ra ước tính thiệt hại khủng khiếp đối với nhân loại trong trường hợp 2 bên xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Hơn 400 đầu đạn hạt nhân hậu quả cho toàn nhân loại
GS Alan Robock tại Đại học Rutgers bày tỏ hy vọng nghiên cứu về thiệt hại từ chiến tranh hạt nhân sẽ khiến mọi người nhận ra rằng không thể sử dụng vũ khí này vì khả năng diệt chủng ghê gớm. Theo ông, nghiên cứu nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân của LHQ. AFP dẫn lời cây bút Johann Chacko của trang Quartz India cho rằng nghiên cứu giúp cộng đồng quốc tế đánh giá được hậu quả của chiến tranh hạt nhân xảy ra đối với tất cả mọi người chứ không riêng những quốc gia tham chiến.
Căng thẳng dâng cao suốt nhiều tháng qua liên quan vùng Kashmir sau khi chính phủ Ấn Độ hủy quy chế tự trị đặc biệt đối với khu vực kiểm soát tại Kashmir. Pakistan phản đối quyết định của Ấn Độ và đụng độ giữa hai bên đã nổ ra vào đêm 17.8. Trước tình hình đó, Thủ tướng Khan và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đều có phát biểu ám chỉ đến vũ khí hạt nhân, dù New Delhi lẫn Islamabad đều khẳng định không sử dụng trước.
Hiện mỗi bên có khoảng 150 đầu đạn hạt nhân và dự báo số lượng sẽ tăng lên 200 vào năm 2025. Các tác giả dựng lên viễn cảnh Pakistan sử dụng vũ khí hạt nhân trước, nhưng nhấn mạnh rằng họ không ám chỉ về khả năng này trên thực tế.
Nghiên cứu đặt ra viễn cảnh các tay súng Pakistan bất ngờ tấn công quốc hội Ấn Độ vào năm 2025 và sát hại các lãnh đạo, khiến New Delhi đáp trả bằng cách đưa xe tăng tấn công khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát. Lo sợ bị áp đảo, Islamabad tấn công lực lượng này bằng vũ khí hạt nhân, châm ngòi cho cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử và gây thảm họa "mùa đông hạt nhân" trên toàn cầu.
125 triệu người chết
Dựa trên dân số và các đô thị hai bên có thể trở thành mục tiêu, những nhà nghiên cứu ước tính khoảng 125 triệu người thiệt mạng nếu 2 nước sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, cao hơn hẳn so với con số khoảng 80 triệu người thiệt mạng trong Thế chiến 2.
Trong viễn cảnh đó, hai bên sử dụng bom hạt nhân loại 100 kiloton, mạnh hơn gấp 6 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima vào năm 1945. Một vụ nổ như thế có thể giết chết 2 triệu người và làm bị thương 1,5 triệu người, bên cạnh con số thương vong còn cao hơn do bão lửa lan ra sau vụ nổ.
Thương vong ở Ấn Độ sẽ cao gấp 2 - 3 lần so với Pakistan vì Ấn Độ có dân số đông hơn, tập trung mật độ cao tại các đô thị, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Science Advances. Khi đó, các đám bão lửa sẽ khiến 16 - 36 tấn muội than phát tán khắp thế giới khiến ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất giảm 20 - 35%, nhiệt độ giảm đến 9oC và lượng mưa giảm 30%. Tiếp theo đó, thế giới sẽ đối diện với nạn thiếu hụt lương thực kéo dài cả thập niên.
Theo thanhnien
Putin mất bao lâu để quyết định đáp trả 1 cuộc tấn công hạt nhân? Một chỉ huy quân đội Nga tiết lộ, Điện Kremlin cần ít nhất 20 phút để ứng phó với một cuộc tấn công hạt nhân. Theo Uawire, mặc dù Nga được trang bị hàng nghìn vũ khí hạt nhân, cũng như các hệ thống tấn công trả đũa hạt nhân, thì quyết định đáp trả một vụ tấn công hạt nhân có thể...