Báo Nga: Người Mỹ rắc gai trên thảm đỏ đón Bắc Kinh
Đội quân 400 người của Trung Quốc đã đổ bộ xuống Washington tại địa bàn đối thoại chiến lược và kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Sputnik đưa tin.
Ảnh minh họa đối thoại chiến lược Mỹ-Trung. DR
Đội quân 400 người của Trung Quốc đã đổ bộ xuống Washington tại địa bàn đối thoại chiến lược và kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Sputnik đưa tin.
Tuy nhiên, người Mỹ đã rắc khá nhiều gai trên tấm thảm đỏ tượng trưng. Thứ trưởng Quốc phòng Robert Wark kêu gọi vượt qua các rào cản phía trước do sự tăng cường của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
Ông Robert Wark nói điều này trước thềm cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và ủy viên Hội đồng Nhà nước Dương Khiết Trì ngày 23 tháng Sáu.
Video đang HOT
Về mặt kinh tế, cuộc đối thoại đang chuẩn bị một bước đột phá – các bên sẽ thỏa thuận chi tiết về hợp tác đầu tư. Tài liệu được chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng Chín.
Trong khi đó, đối thoại chiến lược được nhằm tới giảm mức độ đối đầu quân sự. Theo ông Pavel Zolotarev, Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada, nền tảng quan hệ kinh tế gần gũi là một đảm bảo rằng, bất chấp mọi xung đột, kể cả trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiến lại với nhau. Tuy nhiên, ông không loại trừ rủi ro cho hợp tác kinh tế và thương mại hai nước, một phần do đối đầu quân sự ngày càng leo thang trên biển và trong không gian vũ trụ.
Chắc là trong vòng đối thoại chiến lược và kinh tế lần này phía Trung Quốc sẽ không thuyết phục được Mỹ loại bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực công nghệ cao. Rõ ràng, vấn đề này đòi hỏi phải có sự can thiệp cá nhân của các nhà lãnh đạo hai nước, các ông Tập Cận Bình và Barack Obama.
Ông Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công dự báo: “Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ tiếp tục tìm kiếm sự thỏa hiệp tiềm năng cho phía Hoa Kỳ và có thể chấp nhận cho phía Trung Quốc. Chuyến thăm Washington sắp tới của ông Tập Cận Bình sẽ cho phép tìm được sự thỏa hiệp này ở một mức độ nhất định.
Sẽ diễn ra trận đấu trên một số sân chơi khác nhau. Có nhiều khả năng, kết quả của trận đấu này sẽ là một kiểu phân chia ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giữa một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh, và Trung Quốc ở phía bên kia. Mỹ chưa thể kiềm chế được Trung Quốc, và càng ngày Mỹ càng gặp khó khăn lớn hơn trong vấn đề này. Trung Quốc nhận thức được điều đó và sẽ chờ đợi. Vì vậy, bây giờ chỉ có thể nói về phân chia ảnh hưởng và lối thoát ra khỏi cuộc đối đầu giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự-chính trị.”
Các chuyên gia lưu ý rằng, hiện tại Mỹ đang có ưu thế hơn Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, nhưng sự thống trị này đang ngày càng bị suy giảm.
Thúy Hà
Theo Biz Live
Báo Nga: TQ có thể triển khai tiêm kích J-11 ở đảo nhân tạo
Itar-Tass nhận định, đường băng trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đủ khả năng cho tiêm kích hạng nặng hoạt động.
Tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Hãng tin Itar-Tass của Nga đưa tin, tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn thành dự án bồi đắp đất trên Biển Đông. Bộ này cho biết thêm, sau khi hoàn tất quá trình bồi lấp, Bắc Kinh sẽ xây dựng các công trình (không rõ dân sự hay quân sự) trên các đảo.
Theo ảnh chụp từ vệ tinh và máy bay do thám của Mỹ, trong các công trình cơi nới trái phép, đáng chú ý là đường băng có chiều dài khoảng 3 km trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hãng tin Nga nhận định, đường băng đủ dài cho các máy bay quân sự hoạt động.
Các nhà phân tích cho hay, Bắc Kinh có thể triển khai tiêm kích J-11 đến các đảo nhân tạo xa xôi nằm trong phạm vi 1.000 km tính từ đảo Hải Nam. Theo Itar-Tass, chiến đấu cơ J-11 (phiên bản cấp phép của Su-27) có thể bay quãng đường dài 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Trong khi đó, tờ South China Morning Post phỏng vấn một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, J-11 là một trong những tiêm kích mới nhất, đặc biệt là biến thể J-11D rất ưu việt, sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ các công trình mới xây dựng trên Biển Đông.
Thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành xây dựng quy mô lớn tại các bãi đá ngầm mà họ chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam thành các đảo nhân tạo kích thước lớn. Hành động của Bắc Kinh khiến cộng đồng quốc tế lo ngại đồng thời lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực.
Theo_Zing News
Báo Nga: Việt Nam chưa mua tàu hộ vệ Sigma Theo quan chức Nga, Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua tàu hộ vệ Sigma của hãng Damen, Hà Lan mà thay vào đó, tiếp tục mua Gepard 3.9. Theo quan chức Nga, Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua tàu hộ vệ Sigma của hãng Damen, Hà Lan mà thay vào đó, tiếp tục mua Gepard 3.9. Quyết định về...