Báo Nga lo ngại Việt Nam sẽ thay dần vũ khí Nga
Truyền thông Nga lo ngại sự tăng cường hợp tác với Washington sẽ khiến Việt Nam sẽ dần dần thay thế các thiết bị quân sự của Nga bằng của Mỹ.
Truyền thông Nga gần đây đã bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật mới giữa Mỹ và Việt Nam có thể dẫn tới hệ quả là người Việt sẽ dần dần thay thế các thiết bị quân sự của Nga bằng của Mỹ.
Những lo ngại này theo Itar-tass xuất hiện từ sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter diễn ra hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua.
Báo Nga lo ngại Việt Nam sẽ thay dần vũ khí Nga
Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ John Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh bên đã ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trên các lĩnh vực thương mại và quốc phòng. Bộ trưởng Carter cũng cam kết viện trợ 18 triệu USD cho Cảnh sát biển Việt Nam để mua sắm tàu tuần tra.
Theo Itar-tass, bản Tuyên bố Tầm nhìn chung vè hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ sẽ mở đường cho sự mở rộng thương mại trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước, cho phép mở ra khả năng hợp tác trong sản xuất của các công nghệ và thiết bị quân sự mới trong phạm vi của thỏa thuận.
Thêm vào đó, chính phủ Mỹ cũng đã quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam như một phần của nỗ lực mở rộng và nâng tầm quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện của Quốc hội Mỹ John McCain cũng đang thúc đẩy kế hoạch bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí Việt Nam.
Video đang HOT
Điều này dẫn đến lo ngại rằng mặc dù Việt Nam đã và đang mua tới hơn 90% thiết bị quân sự từ Nga, nhưng thỏa thuận mới có thể cho phép Mỹ mở rộng phạm vi của ngành công nghiệp quốc phòng của mình đồng thời làm giảm ảnh hưởng của Nga đối với lực lượng vũ trang Việt Nam hay thậm chí là trở thành một nhà cung cấp các thiết bị quân sự cho Việt Nam thay thế Nga.
Theo Itar-tass, bản Tuyên bố Tầm nhin chung vè hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ sẽ mở đường cho sự mở rộng thương mại trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước.
Tuy nhiên, trước đó trong một báo cáo phát hành năm 2011, Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga nhận định rằng, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược.
Trong những năm gần đây, Việt Nam và Nga đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự có giá trị lớn. Năm 2009, Việt Nam và Nga cũng đã ký kết hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay về việc mua bán 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện Kilo
Năm 2006 và năm 2010, Việt Nam đã ký kết các hợp đồng mua tàu tên lửa Gepard 3.9 của Nga. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc Project 10412…
Nếu như trong những năm 2008-2011, tỷ trọng của Nga trên thị trường vũ khí Việt Nam là 92,5%, thì trong những năm 2012-2015, chỉ số này là 97,6%. Trong giai đoạn 2008-2011, trong số các nước nhập khẩu vũ khí Nga, Việt Nam đứng thứ 5 với 1,88 tỷ USD. Năm 2015, xét về tổng khối lượng các đơn đặt hàng, Việt Nam có thể dịch chuyển lên vị trí thứ 4 với khối lượng xuất khẩu vũ khí Nga sang Việt Nam dự báo đạt 2,46 tỷ USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái, hàng trên).
Nhìn chung thực tế phát phát triển quan hệ Việt – Nga là tích cực và thỏa thuận cho phép Nga sử dụng dịch vụ tại Cam Ranh chỉ là một trong nhiều bằng chứng khẳng định điều đó. Sự hợp tác giữa hai nước có tính chất đối tác chiến lược với triển vọng tiếp tục mở rộng.
Các nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam cũng liên tục khẳng định tầm quan trọng chiến lược của quan hệ đối tác song phương. Nga đã xem Việt Nam như một cánh cửa để hội nhập vào Đông Nam Á của mình trong bối cảnh khắc phục các hậu quả từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Trong một tuyên bố hồi tháng 3 tại Hà Nội, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga Konstantin Vasilievich Vnukov đã gọi Việt Nam là một đối tác lâu đời và tin cậy nhất tại Đông Nam Á của Moscow. Ông nhấn mạnh rằng, việc tăng cường hợp tác toàn diện với Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Sputnik của Nga, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Khắc Nguyệt cũng lưu ý tới những cơ sở quan trọng của mối quan hệ quân sự-kỹ thuật gắn bó mật thiết, thành công và hiệu quả giữa Nga và Việt Nam.
Ông Nguyệt nói được dẫn lời cho biết: “Nga là đối tác chắc chắn đáng tin cậy nhất của Việt Nam. Nga đã cung cấp cho Việt Nam những vũ khí công nghệ cao hiện đại cần thiết để chúng tôi bảo vệ đất nước mình. Vũ khí Nga phù hợp với học thuyết quân sự Việt Nam và chiến thuật của quân đội Việt Nam, như thực tế đã chứng minh trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược thời hiện đại”./.
Theo Giáo Dục
Nga phát triển tên lửa Buk thế hệ mới
Hãng chế tạo vũ khí Nga cho biết đã bắt tay vào việc phát triển thế hệ kế tiếp của hệ thống tên lửa phòng thủ tiên tiến tầm trung Buk.
Hệ thống tên lửa Buk (Ảnh: AP)
Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế khí tài Tikhomirova ngày 11/8 cho hay, Công ty Almaz-Antey, đơn vị chuyên sản xuất vũ khí của Nga, vừa bắt tay vào phát triển phiên bản mới hệ thống tên lửa tầm trung đất-đối-không Buk loại tự đẩy, trang mạng Sputnik đưa tin.
Ban quản trị Công ty mẹ Almaz-Antey đã giao nhiệm vụ phát triển hệ thống tên lửa mới này cho Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế khí tài Tikhimirova mà không cần phải chờ quyết định cuối cùng từ Bộ Quốc phòng Nga, Tổng giám đốc viện, ông Yuri Beliy cho biết.
Những thành tựu mới nhất về công nghệ hàng không-vũ trụ đã mở đường cho việc sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không Buk như một nhu cầu tất yếu. Hệ thống tên lửa mới này sẽ được trưng bày tại Triển lãm hàng không-vũ trụ quốc tế được tổ chức tại Shukovsky từ 25-30/8, ông Beliy nói.
Thế hệ đầu tiên của hệ thống tên lửa tầm trung đất-đối-không được Viện Nghiên cứu khoa học Fazotron phát triển trong thời Liên Bang Xô Viết và lần đầu tiên đưa vào sử dụng năm 1978, theo Sputnik.
Cũng theo Sputnik, hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại Buk-M2E được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga năm 2008, có khả năng bay với vận tốc 65km/h, có thể hoạt động trong môi trường với nhiệt độ /-50 độ C, có thể đánh chặn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân trong vòng bán kính 20km và tiêu diệt được tên lửa hành trình ở độ cao 100m trong vòng bán kính 20km.
Một quả tên lửa Buk có thể hủy diệt được tên lửa mang đầu đạt hạt nhân với xác suất trúng mục tiêu lên đến 60-70%, và có thể bắn hạ máy bay và trực thăng tác chiến với xác suất trúng lên đến 90%-95%.
Vũ Duy
Theo Dantri
Việt Nam trở thành thị trường mới nổi đầy hấp dẫn Việt Nam đang trải qua giai đoạn bùng nổ chi tiêu quốc phòng và tìm cách ngăn chặn sự lấn lướt của quốc gia láng giềng, báo chí nước ngoài nhận định. Chi tiêu dành cho quốc phòng của Việt Nam đã tăng 128% kể từ năm 2005, và chỉ riêng năm ngoái mức chi cho quân sự tăng 9,6% lên 4,3 tỷ...