Báo Nga: Liên minh châu Âu sắp thành lập liên minh quân sự riêng
Liên minh châu Âu EU đã tiến thêm một bước nữa trong lộ trình xây dựng liên minh quân sự riêng bằng việc thông qua hiệp ước quốc phòng chung PESCO, RT nhận định.
Lực lượng Hải quân châu Âu (Ảnh: Politico)
Hiệp ước quốc phòng có tên “Cơ chế hợp tác thường xuyên” (PESCO) được ký kết sơ bộ tại Brussels, Bỉ hôm 13/11 với sự tham gia của 23 trong tổng số 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Chủ tịch phụ trách chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini đã ủng hộ quyết định này và cho rằng hiệp ước đã đánh dấu “thời khắc lịch sử”. EU sẽ chi 6,5 tỉ USD ngân sách quốc phòng và bắt đầu khởi động PESCO vào tháng 12.
Hiệp ước này bắt đầu được đưa vào bàn bạc từ năm ngoái sau quyết định rút khỏi EU của Anh và những chỉ trích từ Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng các thành viên châu Âu thuộc khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thực hiện đầy đủ cam kết chi tiêu quốc phòng.
Hai nền kinh tế lớn trong khối EU, Pháp và Đức, đã vận động các thành viên trong khối thông qua hiệp ước nhằm thiết lập lực lượng quân sự chung. Năm thành viên EU đứng ngoài thỏa thuận này bao gồm Anh, Đan Mạch, Ireland, Bồ Đào Nha và Malta, trong khi Áo, một quốc gia không phải là thành viên NATO đã đồng thuận vào phút chót.
PESCO được giới thiệu như giải pháp dành cho nền quốc phòng châu Âu, nhằm loại bỏ dư thừa, tinh giản các thương vụ quốc phòng, tăng cường mạng lưới vận chuyển rộng khắp khu vực. Ngoài ra các dự án thuộc PESCO còn nhằm mục đích xây dựng chương trình đào tạo chung của lực lượng quân đội.
Video đang HOT
NATO hoàn toàn tán đồng việc thông qua hiệp ước PESCO. Khối liên minh này cho rằng PESCO sẽ giúp tăng cường năng lực tác chiến và phòng thủ cho quân đội các nước thành viên châu Âu của NATO.
RT trích nhận định của chuyên gia địa chính trị Konstantin Sokolov cho rằng trong tình huống hiện tại khi lực lượng cảnh sát nội địa dần trở nên thiếu tin cậy do họ có thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ khi đang làm nhiệm vụ, thì lực lượng quốc tế luôn tuân theo mệnh lệnh và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh.
Đức Hoàng
Theo RT
Trọng tâm APEC dưới góc nhìn của chuyên gia
Các chuyên gia đã nhận định về khả năng liên kết giữa 21 nền kinh tế APEC để xây dựng một khu vực mở cửa, tự do về kinh tế và thương mại trong bối cảnh xu thế bảo hộ địa phương cũng như phản đối toàn cầu hóa đang ngày càng lan rộng.
Một phiên họp của đại diện 21 nền kinh tế thành viên APEC (Ảnh: AFP)
Theo Tân Hoa Xã, các quan chức thương mại, bộ trưởng và lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC đang bắt đầu hội tụ tại thành phố Đà Nẵng trong tuần này để chuẩn bị cho một loạt phiên họp và hội nghị cấp cao thường niên liên quan tới tiến trình hội nhập khu vực, phát triển toàn diện và tầm nhìn sau năm 2020.
Cam kết với cơ chế đa phương
Theo các chuyên gia và giới quan sát, trong bối cảnh xu thế bảo hộ và phản đối toàn cầu hóa đang ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước công nghiệp, như việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Anh tách khỏi Liên minh châu Âu (EU), các nhà lãnh đạo APEC cần tái khẳng định cam kết về một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa và tự do.
Giáo sư kinh tế học Peter Drysdale thuộc Đại học Quốc gia Australia nhận định: "Phép thử cho kỳ họp APEC lần này là liệu có đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về một khu vực mở cũng như thỏa thuận về thương mại đa phương, mà sự thịnh vượng của APEC sẽ phát triển dựa trên đó, hay không".
Được thành lập từ năm 1989, APEC ra đời như một diễn đàn cho 21 nền kinh tế ven Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng cân bằng, toàn diện, ổn định và sáng tạo bằng cách thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trên toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nếu chúng ta rút khỏi những nguyên tắc trên, nếu chúng ta cho phép mình rời xa những nguyên tắc đó, nếu chúng ta thể hiện sự yếu ớt trong việc bảo vệ những nguyên tắc này, thì chính chúng ta đang thách thức sự thịnh vượng cũng như mối liên kết hòa bình của chính mình. Đó là lý do APEC rất quan trọng", Giáo sư Drysdale nhận định.
FTAAP - Con đường dẫn tới hội nhập khu vực
Trong những năm gần đây, tiến trình hội nhập khu vực đang chứng kiến nhiều sự thay đổi và phát triển, như việc Mỹ rút khỏi TPP, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (gồm ASEAN và 6 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ) đang được bàn thảo, Liên minh Thái Bình Dương Mỹ La tinh mở rộng để kết nạp thêm thành viên mới, hay việc thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Các chuyên gia tin rằng Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) với sự tham gia của 21 nền kinh tế thành viên APEC sẽ là cách thức hiệu quả để tránh hiệu ứng chồng chéo của các thỏa thuận thương mại khu vực cũng như nguy cơ chia rẽ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC Alan Bollard cho biết "tại hội nghị cấp cao sắp tới, các nhà lãnh đạo APEC mong muốn làm việc để xác định những vấn đề còn tồn đọng xung quanh việc hiện thực hóa mục tiêu FTAAP".
Tại hội nghị APEC 2014, Lộ trình Bắc Kinh đã được thực thi để thúc đẩy tiến trình xây dựng FTAAP và báo cáo chiến lược tổng thể về kế hoạch này cũng đã được thông qua tại hội nghị APEC 2016 ở Lima, Peru. Các bước đi và biện pháp tiếp theo liên quan tới FTAAP dự kiến cũng sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị APEC năm nay.
"FTAAP là đề xuất duy nhất tính đến thời điểm hiện tại có sự tham gia của cả Mỹ và Trung Quốc", Jayant Menon, nhà kinh tế hàng đầu tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho biết.
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu APEC thuộc Đại học Nankai Trung Quốc Liu Chenyang, FTAPP, vốn được xem như một động lực quan trọng của tiến trình đầu tư và thương mại tự do đa phương, sẽ đưa các nền kinh tế tiến gần hơn tới Mục tiêu Bogor và cho thấy sự hợp tác về thương mại và kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương từ nay cho tới sau năm 2020.
Thành Đạt
Theo Tân Hoa Xã
Catalonia tuyên bố trái lệnh Tây Ban Nha Người phát ngôn cơ quan đối ngoại Catalonia hôm nay 23/10 tuyên bố khu vực này sẽ không tuân thủ mệnh lệnh từ chính quyền trung ương mà chỉ nghe theo ý nguyện của người dân. Người dân biểu tình ở thành phố Barcelona - thủ phủ vùng Catalonia (Ảnh: AFP) Người phát ngôn cơ quan đối ngoại Catalonia, ông Raul Romeva, hôm...