Báo Nga điểm xu thế từ bỏ đồng USD trên thế giới
Ngoài Nga thì Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ đều đã chuẩn bị giảm phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
Trang tin điện tử RT của Nga trong ngày đầu năm 2019 đã có bài viết thống kê các quốc gia đang có xu hướng “tẩy chay” đồng bạc xanh.
RT nhận định, căng thẳng toàn cầu gây ra bởi các lệnh trừng phạt đã buộc các nước vẫn ủng hộ đồng tiền Mỹ làm công cụ tài chính chính bắt đầu quay lưng với đồng bạc xanh.
Trung Quốc
Cuộc xung đột thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như các lệnh trừng phạt đối với các đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh đã buộc Trung Quốc phải thực hiện các bước để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô-la Mỹ.
Căng thẳng thương mại Mỹ- Trung khiến Bắc Kinh buộc phải hạn chế sử dụng đồng bạc xanh.
Chính phủ Trung Quốc không đưa ra bất cứ thông báo lớn hay tuyên bố mang tính công khai nào về việc này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã liên tục giảm số nợ của Kho bạc Mỹ. Trung Quốc vẫn là chủ sở hữu nước ngoài số một của Mỹ tuy nhiên đã cắt giảm tỷ lệ sở hữu trái phiếu Mỹ của mình xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017.
Trung Quốc cũng đang cố gắng quốc tế hóa đồng tiền riêng của mình – đồng nhân dân tệ – để đưa vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) như đồng đô-la của Mỹ, đồng yên Nhật, đồng euro và đồng bảng Anh.
Bắc Kinh gần đây đã thực hiện một số bước đi nhằm tăng sức mạnh của đồng nhân dân tệ: bao gồm tăng dự trữ vàng, thanh toán hợp đồng dầu thô bằng đồng nhân dân tệ và tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại với các đối tác quốc tế.
Trung Quốc cũng đang tìm cách phát triển sáng kiến Vành đai – Con đường đầy tham vọng và họ đã tìm cách lên kế hoạch thúc đẩy các đối tác tham gia sử dụng đồng nhân dân tệ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của họ.
Hơn nữa, nước này đang tích cực thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do có tên là Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) với sự thamg gia của 16 quốc gia, được coi là một liên minh với 3,4 tỷ người dựa trên nền kinh tế kết hợp 49.500 tỷ USD và chiếm gần 40% GDP của thế giới.
Video đang HOT
Ấn Độ
Là nền kinh tế đứng thứ 6, Ấn Độ là một trong những nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nước này bị ảnh hưởng đáng kể bởi các lệnh trừng phạt áp dụng đối với các đối tác thương mại.
Ấn Độ mua S-400 không sử dụng đồng USD
Đầu năm 2018, Delhi đã chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp cho việc cung cấp các hệ thống phòng không S-400 của Nga do các hình phạt kinh tế của Mỹ đối với Moscow. Nước này cũng phải chuyển sang đồng rupee trong việc mua dầu thô của Iran sau khi Washington khôi phục lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Vào tháng 12/2018, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ để thúc đẩy thương mại và đầu tư mà không có sự tham gia của đồng tiền thứ ba nào khác.
Các bước đi này thể hiện sự thay đổi trong cách dùng tiền tệ của Ấn Độ với đồng bạc xanh.
Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đầu năm 2018 đã tiết lộ kế hoạch chấm dứt sự độc quyền của đồng đô-la Mỹ bằng việc thông qua chính sách mới, giao dịch phi đô-la với các đối tác quốc tế của họ. Sau đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rằng Ankara đang chuẩn bị tiến hành thương mại với các đối tác Trung Quốc, Nga và Ukraine bằng các loại tiền tệ quốc gia chứ không phải bằng đồng USD Mỹ.
Tổng thống Erdogan và Tổng thống Trump có nhiều hiềm khích
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chuẩn bị kế hoạch thay thế đồng đô-la Mỹ trong các giao dịch với Iran.
Động thái này được thúc đẩy bởi lý do chính trị và kinh tế. Mối quan hệ giữa Ankara và Washington đã xấu đi kể từ khi cuộc đảo chính quân sự thất bại ở nước này nhằm lật đổ ông Erdogan vào năm 2016. Ông Erdogan đã nghi ngờ Mỹ có liên quan đến cuộc đảo chính khi che chở giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại đây.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng chịu trừng phạt của Mỹ liên quan đến việc nước này bắt giữ mục sư truyền giáo người Mỹ Andrew Brunson về tội khủng bố.
Ông Erdogan đã nhiều lần chỉ trích Mỹ khi cố gắng cô lập Iran sau quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên thuộc Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu NATO – đã quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga càng khiến căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đổ thêm dầu vào lửa.
Sự căng thẳng kéo theo nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chịu tổn thất nặng nề. Đồng nội tệ lira của Thổ Nhĩ Kỳ bị mất một nửa giá so với đồng đô-la Mỹ. Tỷ giá đồng nội tệ sụt giá nghiêm trọng đã khiến lạm phát và giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng vọt.
Iran
Nước này là mục tiêu đầu tiên của Tổng thống Donald Trump từ khi nhậm chức. Sự rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran hồi năm 2015 là tiếng chuông đầu tiên của ông Trump báo hiệu một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ- Iran trở nên lạnh hơn khi nào hết.
Iran là một trong những mục tiêu triệt hạ của ông Trump từ khi nhậm chức
Quốc gia giàu dầu mỏ này một lần nữa trở thành mục tiêu cho các lệnh trừng phạt nghiêm khắc được phát đi bởi Washington.
Các biện pháp trừng phạt nhằm cấm các thỏa thuận kinh doanh của Iran với các quốc gia khác, đồng thời đánh một cú mạnh vào ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước.
Theo Datviet
Trung Quốc có thể hoãn tham vọng bá chủ công nghệ vì chiến tranh thương mại
Trung Quốc được cho là đang cân nhắc phương án hoãn một số mục tiêu trong chiến lược "Made in China 2025", kế hoạch thể hiện tham vọng của Bắc Kinh trở thành bá chủ công nghệ thế giới, trong bối cảnh nước này đang dồn sự tập trung cho việc giảm căng thẳng thương mại với Mỹ.
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có lời giải (Ảnh minh họa: Reuters)
Bloomberg ngày 12/12 dẫn 2 nguồn thạo tin ẩn danh cho biết, Trung Quốc đang cân nhắc lùi thời hạn thực hiện một số mục tiêu trong kế hoạch "Made in China 2025" sang năm 2035.
"Made in China 2025" là kế hoạch nhằm chuyển trọng tâm từ nghiên cứu đầu tư trong nước sang đổ tiền vào các thị trường nước ngoài. Đứng đầu trong danh sách ưu tiên đầu tư của Bắc Kinh là các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và du hành không gian. Mục tiêu của ban lãnh đạo Trung Quốc khi công bố chính sách trên từ năm 2015 là rất rõ ràng: trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao trên thế giới trong vòng 10 năm.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, chính sách này đã trở thành một trong những mục tiêu Mỹ nhằm vào trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Nguồn tin nói với Bloomberg rằng Trung Quốc vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc thay đổi kế hoạch "Made in China 2025" và cũng chưa rõ liệu họ đã bàn bạc ý định này với phía Mỹ hay chưa.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/12 hé lộ thông tin Trung Quốc dường như đang có động thái nhượng bộ nhằm giảm căng thẳng thương mại.
Theo Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Kevin Hassett, việc đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh đang có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng tới thời điểm này chưa có điều gì có thể chắc chắn.
Wall Street Journal ngày 12/12 đưa tin, Trung Quốc dường như đang bàn thảo về việc thay thế một số điểm trong kế hoạch "Made in China 2025", cũng như đang nghiên cứu về việc mở cửa thị trường để các công ty nước ngoài có thể dễ dàng xâm nhập hơn, một vấn đề mà ông Trump rất quan tâm.
Theo Bloomberg, kế hoạch công nghệ mới của Trung Quốc có thể xoa dịu những quan ngại của Mỹ rằng Bắc Kinh thiên vị các công ty Trung Quốc và muốn chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Mặc dù vậy, Nhà Trắng vẫn băn khoăn rằng liệu Trung Quốc có cam kết thay đổi chính sách của họ một cách lâu dài hay không, hay chỉ là thao tác "bình mới, rượu cũ".
Đức Hoàng
Theo Dantri/Bloomberg
Mỹ - Trung Quốc sẵn sàng tháo ngòi nổ căng thẳng thương mại Theo Bloomberg, trả lời phỏng vấn truyền thông, Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan cho rằng, căng thẳng thương mại Mỹ- Trung Quốc có thể được giải quyết. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 13/9/2018. Ảnh: THX/TTXVN Ông Donald Trump thông báo Trung Quốc đã sẵn sàng tìm kiếm một thỏa thuận để tháo ngòi căng thẳng...