Báo Nga “điểm danh” vũ khí hiện đại của Hải quân Việt Nam
“Hải Phòng” cùng “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” tăng cường sức mạnh của Hải quân Việt Nam – đây là tiêu đề bài báo vừa được Đài tiếng nói nước Nga đăng tải.
Theo bài báo, Công ty đóng tàu của Nga đã chuyển giao cho hải quân Việt Nam chiếc tàu ngầm diesel-điện kế tiếp loại “Varshavyanka” hoặc “Kilo” – theo phân hạng của phương Tây.
Những chiếc tàu ngầm loại này còn được mệnh danh là “hố đen trong đại dương” bởi đặc tính tiếng ồn cực thấp, giảm thiểu khả năng bị đối phương phát hiện.
Đây là chiếc “Varshavyanka” thứ ba được Nga chế tạo dành cho Việt Nam. Trong phiên chế của lực lượng hải quân đất nước, tàu ngầm mới nhận tên gọi “Hải Phòng”. Hai chiếc đầu – “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” đã hiện diện ở Cam Ranh.
Tại nhà máy đóng tàu ở Saint-Peterburg đang triển khai công việc với ba chiếc tàu ngầm khác. Như vậy, đơn đặt hàng của Việt Nam (sáu tàu ngầm) sẽ được hoàn thành đúng thời hạn.
Theo bài báo, kể từ năm 1992 đến nay, danh sách đặt hàng của Việt Nam mua vũ khí Nga khá rộng. Đó là các máy bay “Su-30MK2″ và hệ thống tên lửa phòng không “Tor”, “Buk” và S-300. Trực thăng Nga loại tiên tiến “Mi-8″ đã có vai trò hệ trọng trong cơ số máy bay trực thăng của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Video đang HOT
Các tàu tuần tra loại “Gepard” dung tích 2.100 tấn và tốc độ 28 hải lý, được thiết kế dành để tìm kiếm phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên bề mặt, ngầm dưới nước và trên không.
Trang bị trên tàu gồm bốn bệ phóng pháo chống hạm và hai dàn phóng tên lửa chống tàu ngầm, máy bay trực thăng và pháo 76-mm. Theo đúng hạn trong hợp đồng, Hải quân Việt Nam sẽ nhận thêm cặp tàu thứ hai thuộc loại này.
Tàu tuần tra “Svetlyak” có chức năng bảo vệ biên giới biển trong khu vực 200 dặm ven bờ. Với dung tích 375 tấn, chiều dài 50 mét, tàu đạt tốc độ tối đa là 30 hải lý. Hai chiếc tàu như thế thuộc loạt đầu đã được bàn giao cho Việt Nam thể hiện mình một cách xứng đáng qua thực tế làm nhiệm vụ và trên cơ sở kiểm chứng kết quả vận hành của số tàu này, Việt Nam đã đặt hàng chế tạo thêm hai chiếc nữa.
Còn sau khi xem xét mẫu tàu tuần phòng mang tên lửa “Molnya” của Nga, ban lãnh đạo Việt Nam đã nêu đề xuất ký kết thỏa thuận liên Chính phủ để triển khai sản xuất tại Việt Nam hơn chục chiếc tàu loại này với giấy phép của Nga. Thỏa thuận đang được thực thi thành công tại hãng đóng tàu “Ba Son” ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện diện tại Việt Nam còn có các tổ hợp tên lửa Nga “Bastion”. Thành phần chiến đấu của mỗi tổ hợp bao gồm đến 36 tên lửa hành trình “Yakhont”. Đó là các tên lửa tự dẫn hướng chống hạm siêu thanh với đầu đạn nặng hơn 200 kg. Vũ khí này đủ sức triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách đến 300 km.
Mỗi tổ hợp có thể bao quát bảo vệ hơn sáu trăm cây số bờ biển và kiểm soát vùng nước diện tích 200.000 km vuông.
Theo quan điểm của các chuyên viên Nga, hiện tại không một lực lượng hải quân nào trên thế giới có được phương tiện hữu hiệu để chống tên lửa “Bastion”.
Bài báo khẳng định, trong toàn bộ hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với các nước ngoài, Việt Nam vững vàng chiếm một vị trí ở hàng đầu.
Theo NTD
Đài Nga bình việc tàu Nga được vào cảng Cam Ranh với thủ tục đơn giản
Đài Tiếng nói nước Nga cũng khẳng định Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Phải chăng Nga đang trở lại Cam Ranh? Tiêu đề như vậy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thế giới sau khi Nga và Việt Nam ký kết thỏa thuận liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào vịnh Cam Ranh - một trong những cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới.
Bình luận viên của Đài Tiếng nói nước Nga Aleksei Lensov viết: Tháng Tư năm 1905, lần đầu tiên có tàu biển lớn vào đỗ cảng Cam Ranh. Đó là đội tàu Thái Bình Dương của nước Nga. Khi đó đang diễn ra cuộc chiến tranh Nga-Nhật, đội tàu này đã đi từ cảng Baltic của Nga đến khu vực chiến sự trong vùng biển Nhật Bản. Đội tàu Nga đã cập cảng Cam Ranh trong hai tuần để lấy nước, thực phẩm và than đá.
Sau ba phần tư thế kỷ, trong tình hình địa chính trị hoàn toàn mới, Liên Xô và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc sử dụng cảng Cam Ranh với tư cách là trạm hậu cần của Hải quân Liên Xô trong vòng 25 năm. Khi đó, tại Cam Ranh đã lập ra căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, với tổng diện tích 100 km2. Được thuê căn cứ này miễn phí, Liên Xô đã giúp Việt Nam khôi phục Hải quân và các lực lượng vũ trang, điều đó đặc biệt cấp thiết sau cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979. Năm 2001, ban lãnh đạo Nga đã quyết định sơ tán căn cứ trước thời hạn. Tổng biên tập tạp chí Nga "Quốc phòng" Igor Korotchenko cho biết: "Như vậy, ở đây không hề nói về căn cứ quân sự nào. Đây chỉ là thỏa thuận cho các tàu chiến của Nga vào cảng Cam Ranh bằng thủ tục đơn giản, không cần thỏa thuận ngoại giao, để bổ sung lương thực và nước, để thủy thủ đoàn có thể nghỉ ngơi và tiến hành các sửa chữa cần thiết. Định dạng chỉ có như vậy."
Đơn giản hóa thủ tục nhập cảng có nghĩa là tàu Hải quân Nga khi vào Cam Ranh chỉ cần thông báo cho giới chức cảng. Sau đó, các tàu tự động được phép nhập cảng. Tàu có thể nhập cảng miễn phí, nhưng phải trả tiền cho tất cả các dịch vụ khác: tiếp nhiên liệu, cung cấp nước và thực phẩm, nạp điện, sửa chữa. Trong thực tế, các điều kiện như thế cũng đã được cung cấp cho hạm đội Thái Bình Dương khi các tàu Nga vào Vịnh Cam Ranh năm 1905. Hiện nay, Việt Nam là nước thứ hai sau Syria mà Nga có thỏa thuận tương tự.
Ông Igor Korotchenko nói tiếp: "Hiện nay, Hải quân Nga đang mở rộng sự hiện diện của mình trên các đại dương thế giới. Điều đó có nghĩa là sẽ có những chuyến đi xa mới, sẽ có giải pháp cho các vấn đề bên ngoài khuôn khổ cũ. Do đó, việc đơn giản hóa thủ tục nhập cảng Cam Ranh sẽ tăng cường khả năng hoạt động của Hải quân Nga."
Trong số những cơ hội đó là những chuyến đi bất ngờ đến các khu vực. Phía Nga có thể mua nhiên liệu và thực phẩm trực tiếp tại Việt Nam cho tàu mà không phải chở tất cả từ Nga. Và các lực lượng hải quân Nga sẽ có thể đáp trả kẻ thù tiềm năng ở xa biên giới Nga.
Bình luận viên Aleksei Lensov cho rằng còn có một khía cạnh nữa là Nga không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra trong vùng biển cách xa Nga. Hải quân Nga chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia của đất nước mình. Nếu nói về Biển Đông thì Trung Quốc thực sự đang có tham vọng khẳng định quyền sở hữu đối với hầu hết toàn bộ vùng biển này. Nếu trường hợp tình hình trở nên phức tạp, trong khu vực này có thể xuất hiện lực lượng hải quân của Mỹ và các nước đang muốn tuyên bố chủ quyền đối với khu vực giàu tiềm năng dầu khí này. Khi ấy, rất cần nhóm tàu chiến của Nga để duy trì sự cân bằng lực lượng. Trên thực tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảng đối với tàu Nga sẽ cho phép duy trì nhóm tàu này tại Cam Ranh./.
Theo_VOV
"Kẻ đến sau" Trung Quốc đặt tham vọng ở Nam Cực Trung Quốc dự định xây dựng sân bay riêng của mình tại Nam Cực, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn nguồn Nhật báo Bắc Kinh hôm 27/10 cho biết. Sân bay được xây dựng để hỗ trợ bốn trạm nghiên cứu của Trung Quốc tại vùng Nam Cực. Sân bay sẽ nằm lân cận trạm nghiên cứu Trung Sơn, Nhật báo Bắc Kinh...