Báo Nga chỉ trích chính sách ngoại giao của Putin mâu thuẫn
Bất chấp những khác biệt, thậm chí bất đồng về chính trị – kinh tế, điện Kremlin vẫn cố gắng cho thấy họ luôn muốn kề vai cùng Mỹ, châu Âu trong cuộc chiến chống khủng bố. Mặc dù vậy, không phải bất cứ điều gì cũng mang thông điệp tương tự vậy.
Báo Nga chê chính sách đối ngoại của ông Putin – Ảnh: Reuters
Diễn biến chính trị thế giới thời gian qua dễ đưa nhiều người suy nghĩ về một cuộc chiến tranh lạnh mới, như lời cựu Tổng thống Nga Mikhail Gorbachev cảnh báo hồi tháng 11.2014.
Cuộc chiến tranh lạnh ấy không gì khác là tập trung vào thái độ giữa Nga, Mỹ và phương Tây. Nga đã có mối quan hệ xấu nhất với phương Tây từ sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea, trước đó thuộc Ukraine.
Điều quan trọng là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ hành xử ra sao, trong bối cảnh phương Tây liên tục nói trên mặt báo rằng họ vẫn “chừa một đường giao hảo với Nga nếu giải quyết vụ Ukraine trong hòa bình”. Tuy nhiên, lúc này chính báo Nga cũng đang… không hiểu ông Putin muốn gì.
The Moscow Times ngày 11.1 qua đã giật hàng tít ấn tượng: “Chính sách ngoại giao của Nga đầy mâu thuẫn”. Đó là nhận xét đến sau những động thái của điện Kremlin và một số trang thông tin Nga trước vụ thảm sát 12 người tại tạp chí trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, Pháp.
Itar-Tass ngày 9.1 cho biết ông Putin đã gọi điện cho Tổng thống Pháp Francois Hollande để chia sẻ về vụ thảm sát Charlie Hebdo. Đó là hành động bình thường giữa những nguyên thủ quốc gia. Cũng như năm 2001 ông Putin đã làm tương tự với Tổng thống Mỹ George W. Bush sau vụ 11.9.
Đằng sau đó là gì? Theo The Moscow Times, điều đó ngầm hiểu rằng bất chấp những khác biệt, thậm chí bất đồng về chính trị – kinh tế, điện Kremlin vẫn cố gắng cho thấy họ luôn muốn kề vai cùng Mỹ, châu Âu trong cuộc chiến chống khủng bố.
Video đang HOT
Nga có thực sự muốn là đồng minh của ông Hollande và châu Âu? – Ảnh: Reuters
Mặc dù vậy, không phải bất cứ điều gì cũng mang thông điệp tương tự vậy. Song song với sự “đoàn kết” chống các thế lực thù địch cực đoan, báo chí Nga vẫn giữ lập trường về “sự suy đồi của phương Tây” và phản ánh không tốt xung quanh “đế quốc Mỹ”.
Cụ thể The Moscow Times thẳng thắn chỉ trích trang tin LifeNews, cho rằng những lập luận của LifeNews về việc CIA đứng đằng sau giật dây vụ Charlie Hebdo là “lố bịch”.
Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo từ Nga khác đã “bóng gió” cho rằng ông Francois Hollande đã bị “các lực lượng khác” hãm hại vì phản đối lệnh trừng phạt EU áp lên Nga.
Như vậy, cái người Nga đang làm lúc này trông có vẻ tinh vi, thậm chí là “ứng xử hai mặt” một cách khéo léo. Tuy nhiên rốt cục chưa ai hiểu Nga sẽ được gì sau khi khẳng định là đồng minh (chống khủng bố) với kẻ mà họ mắng mỏ (Mỹ), đồng minh với một xã hội suy đồi (EU).
“Nga càng giữ hai chiến lược đối nghịch như vậy lâu bao nhiêu, nó càng ảnh hưởng nặng lên mục tiêu chính của họ. Điều đó sẽ không làm cho Nga trông mạnh mẽ hơn, thậm chí cũng không làm cho họ có vẻ yếu đi. Nó sẽ chỉ khiến ngoại giao Nga như cái gì đó phân liệt và bấn loạn”, The Moscow Times kết, bên cạnh cho rằng hành động của Nga đơn giản là vô nghĩa.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Báo Nga: Việt Nam nên thận trọng nếu muốn mua vũ khí Mỹ
Một chuyên gia của Nga cho rằng, các loại vũ khí công nghệ cao của Mỹ thường được gắn chip và các phần mềm có thể điều khiển từ xa mà người mua không hề biết, bởi vậy, Việt Nam nên thận trọng nếu muốn mua vũ khí của Mỹ.
Sau chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban tham mưu liên quân thống nhất Mỹ, Đai tướng Martin Dempsey tới Việt Nam và khả năng Mỹ sắp dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Giáo sư Vladimir Kolotov, chủ nhiệm khoa Lịch sử các nước phương Đông, thuộc Đại học quốc gia St Peterburg nhận định rằng, Việt Nam có thể sẽ phải trả những cái giá rất cao để được cung cấp các loại vũ khí tối tân từ Mỹ.
Theo vị giáo sư này, cái giá nguy hiểm đầu tiên là việc khó kiểm soát các loại vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ.
"Trước hết muốn nói rằng quân đội Việt Nam được coi là một trong những đội quân thiện chiến nhất ở châu Á. Đội quân này từng được tôi luyện trong cuộc chiến khốc liệt và đã đánh bại quân đội Việt Nam Cộng hòa được trang bị vũ khí hiện đại của Mỹ".
Đại tướng Dempsey trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua
Nếu như không nói về vũ khí sát thương, mà nói về các loại vũ khí công nghệ cao hiện đại, thì phải biết rằng loại vũ khí này được gắn các chip và phần mềm có thể nhận lệnh điều khiển từ xa mà người mua không hề biết. Việc sử dụng các loại vũ khí như vậy sẽ đưa đất nước tham gia vào cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng, bởi tên lửa của loại vũ khí này có thể bị nhà cung cấp từ bên kia đại dương nhằm tới đối phương thích hợp của họ".
Thứ hai, cũng như quan điểm của Giáo sư Goldstein trong bài "Nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì sao", Giáo sư Kolotov cũng cho rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam sẽ khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc gia tăng.
Theo ông, đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là khu vực mà Trung Quốc có thể bị sa lầy trong khoảng thời gian dài. Ông cho rằng: "Nâng cao trang bị cho Quân đội và Hải quân Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ kích động một cuộc đối đầu vũ trang giữa Việt Nam với Trung Quốc".
Nếu nhớ lại tên "đường lưỡi bò" mà người Việt Nam đặt cho đường biên mà Trung Quốc tự vẽ ra trong vùng Biển Đông, có thể nói rằng bằng cách bán vũ khí cho Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ cố gắng để "con bò Trung Quốc dương sừng" và mắc kẹt ở Việt Nam. Muốn biết điều đó sẽ dẫn tới đâu, lại phải nhìn vào các ví dụ từ những năm gần đây. Một trong số ví dụ đó là Iraq. Saddam Hussein 10 năm chiến đấu với Iran vì lợi ích của Hoa Kỳ, rốt cuộc đã không thoát chết và cũng không cứu được đất nước của mình".
Với các tên lửa hiện đại, nó có thể được gắn các chip để nhà sản xuất điều khiển mà người mua không thể biết
Giáo sư Kolotov cũng đưa ra một phân tích dựa trên lịch sử Việt Nam hồi thế kỉ 18.
"Trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn, vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đã ký thỏa thuận với người Pháp, mua vũ khí của họ, đồng thời thực hiện các nhượng bộ trong những vấn đề như tự do truyền giáo,và quyền bất khả xâm phạm của các nhà truyền giáo Pháp, tức là đặt quả bom nổ chậm vào nhà nước mà ông sáng lập ra, về sau sẽ trở thành nạn nhân chính sách mở rộng thuộc địa của Pháp.
Khi trả lời câu hỏi làm thế nào mà lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha với số lượng 3500 người dám tấn công một quốc gia 10 triệu dân, không nên quên rằng trong lòng nước này họ được gần 600 nghìn giáo dân địa phương ủng hộ".
Cho đến nay, Nga vẫn là đối tác cung cấp vũ khí hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ Việt - Nga hiện đã nâng lên mức đối tác chiến lược. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Nga đã lưu giữ những tình cảm tốt đẹp về nhau từ nhiều năm qua. Do vậy, có thể nói rằng những phân tích của Giáo sư Kolotov có tính xây dựng và đáng tham khảo. Tất nhiên, hơn ai hết, Việt Nam sẽ phải cân nhắc mọi mặt lợi hại trước bất kỳ quyết định nào có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và vận mệnh của dân tộc.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Báo Nga tố NATO lập kịch bản tấn công chớp nhoáng nước Nga Đài RT của Nga đưa tin: Tổng tư lệnh NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove cho biết chủ trương trang bị vũ khí, đạn dược và các loại quân nhu khác cho một căn cứ ở Ba Lan, đủ dùng cho hàng ngàn binh sĩ có thể tấn công Nga chớp nhoáng. Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Ý hồi...