“Báo Nga: Chế tạo F-35, Mỹ không rút ra bài học từ Chiến tranh VN”
Nhà sản xuất F-35 đã không tính đến bài học từ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam khi chế tạo máy bay này.
Ngày 16/8, báo Sputnik đăng tải bài phân tích nói về khả năng của máy bay tiêm kích F-35, trong đó đưa ra một số đánh giá chủ quan của các chuyên gia quân sự quốc tế về sức mạnh thực sự của siêu tiêm kích F-35 so với các loại máy bay thế hệ cũ của Nga.
Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, khi chế tạo F-35, Mỹ đã không tính đến bài học từ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Theo bài báo, hiện nay những tranh cãi xung quanh tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ vẫn còn nhiều điều chưa rõ, khiến các chuyên gia nghi ngờ về khả năng liệu Mỹ có thể sẽ sớm từ bỏ chương trình này.
Tác giả bài báo cho biết, đề án mới và tốn kém nhất của Lầu Năm Góc – siêu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 đã trở thành nỗi thất vọng lớn đối với Không quân Mỹ và làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt không chỉ từ các chuyên gia quân sự Mỹ mà còn các nhà phân tích quân sự quốc tế.
Siêu chiến đấu cơ F-35 được coi là máy bay đắt nhất của Mỹ
Cán bộ khoa học hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Hội đồng Đại Tây Dương James Hasik lưu ý rằng, 100 tỷ USD chi cho đề án F-35 lẽ ra có thể mua được khoảng 740 máy bay chiến đấu “Eurofighter Typhoon”, nhưng quyết định như vậy hẳn là không hợp với phong cách của Không quân Mỹ và những người vẫn tiếp tục gửi gắm hy vọng vào F-35.
“Các lực lượng Thủy quân lục chiến, Không quân và Hải quân Mỹ đều hy vọng rằng, chiến đấu cơ mới F-35 sẽ mang lại những ưu thế khác biệt trên bầu trời, nhưng thời gian đã chứng tỏ rằng máy bay chiến đấu mà chi phí thiết kế thậm chí vượt xa hơn ngân sách ban đầu, hóa ra không tốt như người ta trông đợi” – James Hasik nhận xét.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng, khả năng chiến đấu của nó thua xa các máy bay Su-27, Mig-21 và Mig-29 sản xuất thời Liên Xô
Video đang HOT
Nghị sĩ Australia David Jensen cho rằng, huyết tử lớn nhất của F-35 là khả năng cơ động, thậm chí thua kém cả mẫu máy bay F-22.
Trong bài báo dành cho tờ The West Australian, ông nhấn mạnh rằng các nhà chế tạo F-35 đã không tính đến bài học từ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Học thuyết quân sự Mỹ những năm 1950 tuyên bố thông cáo chung của “kỷ nguyên không chiến”.
Rời xa lập trường này, Mỹ phát triển mẫu máy bay tiêm kích-ném bom F-4 Phantom, trang bị radar tìm kiếm và ngắm bắn trực tiếp hiện đại, 8 tên lửa “không-đối-không” và những công nghệ tiên tiến khác.
Tiêm kích phản lực MiG-17 sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam trên boong phóng tàu sân bay USS Intrepid (CV-11) neo đậu tại thành phố New York
Theo David Jensen, trong khuôn khổ “kỷ nguyên không chiến” đã đưa ra quan điểm kết luận của các nhà sáng chế Mỹ, trên máy bay mới không lắp đặt pháo mà dành ưu tiên cho bom và tên lửa.
Trước đó, có giả định ngạo mạn chắc chắn rằng, Không quân Mỹ với trang bị F-4 Phantom hiện đại có thể dễ dàng “làm thịt” các phi cơ Liên Xô như Mig-17 trên bầu trời Việt Nam.
Mig-17 không được trang bị radar chiến đấu, cũng chẳng có tên lửa tầm xa, mà chỉ có pháo. Thế nhưng trong những trận giao tranh trên không trung, tên lửa Mỹ đã không phát huy hiệu quả, còn sự linh hoạt của máy bay Mig-17 khiến F-4 gặp nhiều khó khăn.
Tiêm kích Mig-17 tiêu diệt F-4 trên chiến trường Việt Nam
Siêu tiêm kích F-35 cũng trang bị hệ thống radar và bộ cảm biến tối tân. Trong chiến đấu, nó hoàn toàn thua kém mẫu tiền nhiệm là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 F-16, được thiết kế từ hơn 40 năm trước.
Ông David Jensen nói: “Rõ ràng trong những trận đánh gần, F-35 không đủ sức mạnh như đã kỳ vọng, ngay cả khi đối đầu với nó là những máy bay phát triển từ cả mấy thập niên trước đây”.
Trước đó, khi nói về khả năng của siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35, công trình sư thiết kế máy bay F-16 của Mỹ Pierre Spray và Bill French, chuyên gia phân tích người Mỹ đã đưa những nhận định khá thất vọng về loại máy bay đắt nhất của Mỹ.
Cha đẻ F-16, ông Pierre Spray khẳng định: “Thật đáng buồn là máy bay Mỹ F-35 sẽ bị xé tan thành từng mảnh nếu gặp phải loại phi cơ đã lỗi thời của Nga như Mig-21, chứ chưa nói đến những trận đánh gần với các chiến đấu cơ Nga thế hệ thứ tư như Su-27 và Mig-29″.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Cha đẻ F-16:Tiêm kích Mig-21 vẫn có thể tiêt diệt tàng hình cơ F-35
Khi không chiến dù trong bất cứ hào cảnh nào, máy bay tiêm kích thời Liên Xô Mig-21 cũng có thể tiêu diệt được F-35.
Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông đại chúng Nga, kỹ sư hàng không vũ trụ nổi tiếng, nhà chế tạo máy bay tiêm kích F-16, chuyên gia về vấn đề quốc phòng của Mỹ Pierre Spre khẳng định, khi không chiến dù trong bất cứ hào cảnh nào, máy bay tiêm kích thời Liên Xô Mig-21 cũng có thể tiêu diệt được F-35.
Máy bay tiêm kích Mig-21 của Không quân Nga
Bình luận về ý kiến của Bill French, Pierre Sprey - chuyên gia phân tích người Mỹ đang công tác tại tổ chức "Hệ thống an ninh quốc gia" đưa ra trong báo cáo (National Security Network) khi ông này cho rằng, Mig-21 và Su-27 của Nga thừa sức khuất phục chiến cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 của quân đội Mỹ, ông Pierre Spre nhận định, trong thực tế tác chiến, Mig-21 cũng có thể xé F-35 ra từng mảnh và quả thực F-35 là một thất bại nặng nề của Mỹ.
Hiện nay, rất ít người có đủ trình độ chuyên môn để nhận định về máy bay chiến đấu như chuyên gia Pierre Sprey, bởi ông là người đồng thiết kế máy bay chiến đấu F-16 Falcon và máy bay A-10, 2 siêu máy bay được đánh giá thành công nhất của Không quân Mỹ.
Tiêm kích đắt giá nhât của Mỹ F-35
Trước đó, ông Bill French, tác giả bản báo cáo mang tên "Sấm thua sét: Giá cao và các hạn chế của chương trình F-35" cho rằng, về các thông số kỹ thuật, F-35 phải "đầu hàng" trước các máy thế hệ thứ 4 Mig-29 và Su-27 được chế tạo tại Nga và hiện nay nó vẫn được không quân nhiều quốc gia trên thế giới ưu chuộng sử dụng.
Theo Bill French, F-35 thua kém xa Su-27 và Mig-29 ở các đặc tính như tải trọng trên cánh (ngoại trừ F-35C), gia tốc dưới âm và sức đẩy (tỷ lệ sức đẩy so với trọng lượng máy bay).
Những chiếc tiêm kích Mig-21 do Liên Xô sản xuất từng làm nên kỳ tích cuat Không quân Việt Nam - Hình ảnh chụp tại Hà Nội gần đây được một trang facebook về không quân nổi tiếng của Ấn Độ đăng tải trong đó nói rằng Mig-21 từng là những át chủ bài của quân đội VN.
Ngoài ra, máy bay tiêm kích F-35 tốc độ tối đa kém hơn nhiều so với các máy bay được sản xuất từ thời Liên Xô.
Khả năng tác chiến trên không của F-35 thì còn thậm tệ hơn nhiều.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Infographic: Trực thăng tấn công AH-60L yểu mệnh Được phát triển xuất khẩu tới Australia nhưng trực thăng tấn công AH-60L biến thể dòng Black Hawk đã không gặp vận may, không có ai mua nó. Được phát triển xuất khẩu tới Australia nhưng trực thăng tấn công AH-60L (biến thể dòng Black Hawk) đã không gặp vận may, không có ai mua nó. Mời độc giả xem Infographic trực thăng...