Báo Nga: Bangladesh muốn mua tàu ngầm Nga, tránh lệ thuộc Trung Quốc
Bộ trưởng Thông tin Bangladesh cho biết muốn mua 2 tàu ngầm diesel-điện của Nga, muốn chuyển nhượng công nghệ, tránh chỉ mua vũ khí Trung Quốc.
Tàu ngầm AIP lớp Amur Nga
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 30 tháng 10 dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 29 tháng 10 đưa tin, Bộ trưởng Thông tin Bangladesh Hasanul Haq Inu cho biết, Bangladesh dự định mua sắm 2 tàu ngầm diesel-điện của Nga.
Ông Hasanul Haq Inu nhấn mạnh: “Hiện nay, bảo đảm an ninh biên giới biển của chúng tôi là trọng điểm ưu tiên. Chung tôi đang cân nhăc mua sắm 2 tàu ngầm diesel-điện. Nga có thể trở thành nhà cung ứng chúng”.
Bộ trưởng Hasanul Haq Inu hy vọng “tương lai hợp tác quân sự Nga-Bangladesh sẽ không chỉ là cung ứng thành phẩm công nghệ, mà còn kèm theo chuyển nhượng công nghệ và đào tạo nhân lực”.
Bài báo cho rằng, nhà cung ứng vũ khí truyền thống của Bangladesh là Trung Quốc, gần 50% nhập khẩu từ Trung Quốc. Mục đích đề nghị mua sắm từ Nga của Bangladesh là giảm lệ thuộc vào cung ứng vũ khí của Trung Quốc.
Theo bài báo, điều thú vị là, Trung Quốc cũng hy vọng nhận được tàu ngầm động cơ phi hạt nhân Amur-1650 của Nga. Tháng 8 năm 2014, Ấn Độ tuyên bố có kế hoạch mua 2 tàu ngầm Amur-1650.
Video đang HOT
Mô hình tàu ngầm Amur 1650 và 950 Nga
Các chuyên gia quân sự chỉ ra, tàu ngầm Amur Nga có ưu thế rõ rệt trước tàu ngầm tương tự của nước ngoài. Nó có thể sử dụng ống phóng ngư lôi phóng loạt tên lửa đối với các mục tiêu trên biển và trên đất liền. Hơn nữa, tiếng ồn của nó nhỏ, khó bị phát hiện. Tuy nhiên bản thân tàu ngầm Amur lại trang bị hệ thống định vị thủy âm mới nhất, có thể phát hiện mục tiêu xa hơn so với tàu ngầm tương tự.
Tại Triển lãm vũ khí trang bị hải quân quốc tế Pháp “Euronaval-2014 ngày 27 tháng 10, Nga đã trưng bày thành tựu mới nhất của họ. Tàu ngầm tự động hóa Piranha-T của Nga đã gây chấn động. Loại tàu ngầm siêu nhỏ này sử dụng thích hợp cho thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt ở khu vực nước nông, biển gần, dẫn đường khó khăn, vùng biển tàu ngầm thông thường khó hoặc không thể hành động do các nguyên nhân như phòng thủ săn ngầm mạnh.
Trưởng đoàn Nga tham gia triển lãm Euronaval-2014, tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) Anatoly Isaikin cho biết: “Rất nhiều nhà sản xuất vũ khí châu Âu hy vọng hợp tác chặt chẽ với Nga, bao gồm phương diện công nghệ hải quân. Trong tình hình hiện nay, loại hợp tác này chắc chắn trở nên phức tạp do vấn đề chính trị, nhưng chúng tôi vẫn mở cánh cửa lớn cho các đối tác, hy vọng tiến hành đối thoại cùng có lợi”.
Sự thật dưới đây chứng minh Nga đứng ở vị trí dẫn trước trên phương diện chế tạo tàu ngầm hiện đại: Tại triển lãm Euronaval-2014, Pháp đã đưa ra lý thuyết tàu ngầm triển vọng của họ. Nhưng, các chuyên gia cho rằng, nó rất giống lý thuyết tàu ngầm mà Liên Xô đã đưa ra 30 năm trước.
Tàu ngầm lớp Amur Hải quân Nga
Nga cũng giữ vị trí dẫn trước trên phương diện nghiên cứu chế tạo hệ thống pháo trên biển. Vi du, pháo 100 mm A-190 được công nhận là thiết bị pháo tốt nhất thế giới. Các chuyên gia cũng xem trọng thiết bị A-220M triển vọng 57 mm. Tàu chiến tên lửa-pháo cỡ nhỏ 21631 và tàu biên phòng 20382 hiện đại Nga đã trang bị những vũ khí này. Tàu chiến kiểu Liên Xô được quân đội rât nhiêu nươc châu A trước hết là Ấn Độ trang bị sẽ chuyển sang trang bị hệ thống pháo này.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc: Bước đi tham vọng thống lĩnh tiền tệ Châu Á
Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) đã chính thức được khởi động một cách lặng lẽ thay vì ồn ào như dự định.
Trang Xinhua của Trung Quốc hôm 24/10 đưa một bản tin khá vắn tắt về lễ ký kết thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB).
Theo tờ báo này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp đại diện của 21 nước sáng lập vào cuối buổi sáng trong lễ ký kết bản ghi nhớ. Ngân hàng có vốn 100 tỷ USD và con số đóng góp ban đầu khoảng 50 tỷ, phần lớn từ Trung Quốc. Đây là một tổ chức phát triển liên chính phủ tại châu Á, có trụ sở tại Bắc Kinh và dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm 2015.
Các nước tham gia tổ chức này bao gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thailand, Uzbekistan và Việt Nam.
Thông tin báo chí Trung Quốc đưa về sự kiện này ngắn gọn và khá mờ nhạt, trái ngược với quy mô và kỳ vọng biến AIIB trở thành một tổ chức tài chính ngân hàng cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nơi mà Mỹ và Nhật vẫn đang thống trị.
Trước đó, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố về sự thành lập của ngân hàng này bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng tới. Tuy nhiên, sự rút lui vào phút chót của Hàn Quốc, Úc và Indonesia có lẽ đã khiến Trung Quốc thay đổi thời điểm cũng như cách thức công bố.
Trung Quốc nhắm đến cả một số nước châu Âu và đã âm thầm vận động các nước này cũng như trong khắp khu vực châu Á
Theo Thediplomat, sự thiếu vắng của hầu hết các nước lớn trong khu vực, nhất Hàn Quốc, Úc và Indonesia là một thất bại mất mặt của Trung Quốc. Nó cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực không hề nhỏ. Báo chí Bắc Kinh cũng như phương Tây từ trước đó cũng đã nói về sự vận động hành lang của Mỹ trong việc ngăn chặn các nước khác tham gia vào AIIB.
Trong kế hoạch ban đầu đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc còn nhắm đến cả một số nước châu Âu và đã âm thầm vận động các nước này cũng như trong khắp khu vực châu Á. Tuy nhiên, trong thời điểm khởi đầu này, chưa có một nước EU nào tham gia. Nước lớn duy nhất tham gia vào AIIB là Ấn Độ. Đây có thể sẽ là cổ đông lớn thứ 2 tại đây, sau Trung Quốc.
Theo tờ Yonhap, thứ Ba vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Kyung-hwan đã gặp Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei tại Bắc Kinh. AIIB đứng đầu trong chương trình nghị sự của 2 bên. Tuy nhiên, Seoul quan ngại về cơ cấu quản trị và sự đảm bảo đồng tiền đầu tư của AIIB.
Úc, trong khi đó, cũng đã bày tỏ quan ngại giống hệt Hàn Quốc cho dù chỉ trong tuần trước tờ báo The Australian cho biết: "Úc sắp cùng chính phủ Trung Quốc lập ngân hàng hạ tầng 50 tỷ USD". Còn Indonesia từ chối tham gia ở giai đoạn đầu với lý do rằng chính phủ mới thành lập nên chưa có thời gian để xem xét đề nghị của Bắc Kinh.
Cho dù thiếu vắng Canberra và Seoul, AIIB vẫn đã được khởi động và theo kế hoạch sẽ đi vào hoạt động cuối năm tới. Đây là bước đi có lẽ không thể thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã công khai ý định muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, WB vẫn hoàn toàn dưới sự thống trị của Mỹ, còn ADB dưới bàn tay của Nhật Bản. Tại ADB, Nhật Bản và Mỹ hiện là hai cổ đông lớn nhất với quyền bỏ phiếu lên tới 26%, trong khi Trung Quốc chỉ có 5,47%.
Trung Quốc đã công khai ý định muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế
Không chỉ muốn cạnh tranh với ADB và WB trong đầu tư, Trung Quốc thành lập AIIB còn để hỗ trợ cho chính sách thúc đẩy khu vực thương mại siêu tự do tại khu vực, phát triển hạ tầng giao thông liên khu vực và triển khai "con đường tơ lụa" nhằm đưa hàng hóa tới khắp các nước trong khu vực cũng như vươn tới châu Âu. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một đường sắt liên kết trực tiếp từ Bắc Kinh đến Baghdad.
Với những động thái gần đây, Trung Quốc dường như đang hiện thực hóa lời nói của Thu tương Ly Khăc Cương: Muôn chuyên tư "thâp niên vang" trong quan hê vơi ASEAN lên thanh "thâp niên kim cương".
Theo Vietnamnet
Thụy Điển từ bỏ chiến dịch săn lùng "tàu ngầm lạ" Chiến dịch truy tìm tàu ngầm lạ suốt một tuần qua của Thụy Điển bị hủy bỏ mà không đem lại kết quả nào. Ngày 24/10, Thụy Điển đã quyết định từ bỏ chiến dịch săn tìm tàu ngầm nước ngoài được tiến hành rầm rộ suốt một tuần qua mà không đem lại bất cứ kết quả nào. Bức ảnh khiến Thụy...