Báo Mỹ: Xe tăng khủng của Iran là bản sao T-90
Theo National Interest, dù Iran khẳng định tăng Karrar do nước này tự phát triển sở hữu sức mạnh hàng đầu thế giới nhưng Karrar chỉ là bản sao của T-90.
Cùng với lực lượng tên lửa, lực lượng xe tăng của Iran cũng được giới quân sự và truyền thông Mỹ chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang.
Khác biệt so với các quốc gia Cận Đông khác chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vũ khí nhập khẩu, Iran có ngành công nghiệp quốc phòng đủ khả năng sản xuất các loại vũ khí phức tạp, trong đó có xe tăng. Hiện nay Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran sở hữu 2.000-3.000 xe tăng tương đối hiện đại.
Chiến tăng Karrar có nhiều điểm tương đồng với T-90.
Theo đánh giá của tình báo Mỹ, xương sống của lực lượng tăng-thiết giáp Iran chính là các đơn vị xe tăng T-72S. Nhưng dòng tăng khiến Iran tự tin nhất chính là Karrar do nước này tự nghiên cứu và sản xuất.
Qua hình ảnh công bố cho thấy, Karrar có thiết kế giống hệt phiên bản T-90MS Nga sản xuất. Cụ thể, cách bố trí tháp pháo, giáp phản ứng nổ, váy bảo vệ không có sự khác biệt nào với T-90MS. Nóc tháp pháo cũng được trang bị trạm vũ khí điều khiển từ xa sử dụng súng máy.
Hồi tháng 3/2016, Chuẩn tướng Hossein Dehghan từng khẳng định rằng, ngoài sức mạnh chiến đấu hàng đầu thế giới, Karrar còn là thế hệ tăng có thể vô hình trước đối phương.
Ngoài hình ảnh và lời tung hô của Iran với Karrar được đưa ra, hiện chưa có bất cứ thông tin nào về siêu tăng của Iran được tiết lộ.
Tuy nhiên theo nhận định của National Interest, Karrar có thể là phiên bản T-90MS sản xuất tại Iran theo giấy phép từ Moskva, hoặc Iran cố tình sao chép lại những rõ ràng đây là bản sao không hoàn chỉnh.
Mặc dù rất giống tăng Nga nhưng giới quân sự Iran vẫn chỉ ra một số điểm khác biệt. Khác biệt đầu tiên là Karrar không có thùng nhiên liệu phụ phía sau, trạm vũ khí điều khiển từ xa lớn hơn. Lời thanh minh này theo tạp chí Mỹ càng chứng tỏ Iran đang cố sao chép lại T-90MS.
Chuẩn tướng Ahmad Reza Pourdastan, tư lệnh lực lượng mặt đất Iran từng nói với hãng tin Fars rằng: “Chúng tôi đã từng quan tâm đến việc mua xe tăng Nga. Nhưng chúng tôi có thể sản xuất mô hình tương tự trong nước và chúng tôi sẽ làm như thế khi thỏa thuận không thực hiện được”.
Video đang HOT
Iran có bí quyết công nghệ để sản xuất xe tăng thế hệ mới cũng như các thiết bị quân sự tiên tiến khác. Tuyên bố khiến nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Iran thường thổi phồng khả năng của họ nhằm mục đích tuyên truyền bởi hiện tại, Tehran đang thiếu nghiêm trọng điều kiện để nghiên cứu, linh kiện từ nước ngoài và các công nghệ lõi để chế tạo các thiết bị quân sự hiện đại.
Các kỹ sư Iran thường dùng những nguyên mẫu khiếm khuyết về công nghệ từ nước ngoài để hoàn thiện thành sản phẩm nội địa. Hồi đầu năm 2016, Iran công bố xe tăng mới mang tên Tiam, nhưng nó không phải là mẫu xe tăng mới hoàn toàn.
Tiam sử dụng bộ khung của xe tăng M47 do Mỹ sản xuất từ năm 1950 kết hợp với tháp pháo Type-59/69 do Trung Quốc sản xuất.
Ngoài ra còn có tăng Zulfiqar. Mẫu xe tăng này được chế tạo dựa trên sự kết hợp các bộ phận của xe tăng M48, M60 của Mỹ và T-72 của Liên Xô. Phiên bản Zulfiqar 3 lại có ngoại hình khá giống xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất.
Chuyên gia quân sự Robert Beckhusen của Tạp chí War is Boring (một trong 10 trang mạng quân sự hàng đầu thế giới) khẳng định, Iran thiếu các công nghệ cần thiết để tự sản xuất một mẫu xe tăng có đặc tính kỹ thuật tương đương với T-90.
Chính vì vậy, sẽ cần thêm thời gian để Karrar chứng minh khả năng của mình.
Hòa Bình
Theo baodatviet.vn
Lỗ hổng khiến máy bay Ukraine bị bắn rơi
Việc thiếu quy định quốc tế về đóng cửa không phận khiến máy bay Ukraine vẫn được phép cất cánh chỉ vài giờ sau khi Iran tập kích tên lửa.
Mặc dù Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) rạng sáng 8/1 phóng 22 tên lửa vào hai căn cứ quân Mỹ đồn trú ở Iraq để trả thù cho tướng Qassem Soleimani, cơ quan hàng không dân dụng nước này vẫn để mở không phận, dẫn đến thảm kịch máy bay Ukraine chở 176 người bị bắn nhầm vài giờ sau đó.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính của thảm kịch là ngành hàng không chưa có thỏa thuận quốc tế nào quy định về hoàn cảnh, thời điểm một quốc gia phải tuyên bố đóng cửa không phận. Trong những trường hợp có nguy cơ nổ ra chiến sự, các hãng hàng không thường phải dựa vào đánh giá của chính họ để quyết định có cấm máy bay cất cánh hay không.
Mãnh vỡ máy bay Ukraine rơi ở Iran ngày 8/1. Ảnh: Reuters.
Mặc dù ngành hàng không vận hành với những mạng lưới kết nối toàn cầu và các luồng dữ liệu điện tử tức thời, việc kiểm soát không phận của mỗi quốc gia hoàn toàn là quyết định của riêng họ và phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chính trị.
Chính Iran đã chịu thảm kịch tương tự vào năm 1988, khi tàu chiến Mỹ USS Vincennes bắn hạ một máy bay chở khách của Iran Air vào năm 1988 khiến 290 người chết. Năm 2014, máy bay MH17 của Malaysia Airlines trúng tên lửa khi bay qua khu vực chiến sự ở đông Ukraine, nơi phe ly khai thân Nga đang giao tranh với quân đội chính phủ.
Sự cố này khiến Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thiết lập một trang web liệt kê những khu vực có xung đột được xác định là nguy hiểm đối với hàng không dân dụng. Tuy nhiên, ý tưởng này không mang lại hiệu quả.
Việc tổ chức này công bố thông tin về không phận của một quốc gia là hành động nhạy cảm về chính trị, có thể bị coi là can thiệp vào vấn đề chủ quyền. Cũng có nghi ngờ về cách ICAO xác minh thông tin, buộc tổ chức này cho các nước 72 giờ để phản hồi nếu thấy thông tin về "không phận nguy hiểm" là không chính xác.
Năm 1985, Iraq tuyên bố máy bay dân dụng không nên vào không phận Iran. Nhưng Iraq và Iran khi đó đang có chiến tranh và động thái này gây ra tranh luận gay gắt tại ICAO.
Năm 2015, Hà Lan, nơi có 2/3 số nạn nhân trên MH17, thúc giục ICAO đưa ra tiêu chuẩn khi nào cần đóng cửa không phận, nhưng thay đổi vẫn chưa được thực hiện.
Kể từ khi 290 người trên máy bay Iran Air 655 gặp nạn, hơn 750 người đã thiệt mạng trên toàn thế giới trong những cuộc tấn công vào máy bay dân dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, theo dữ liệu của Tổ chức An toàn Chuyến bay. "Thực tiễn cho thấy các quốc gia đang có xung đột vũ trang không tự hạn chế không phận", báo cáo của Ủy ban An toàn Hà Lan cho biết vào năm ngoái.
Một chỉ huy quân sự Iran cuối tuần trước cho biết trước khi tung đòn tập kích tên lửa vào hai căn cứ Mỹ ở Iraq, quân đội Iran đã yêu cầu chính phủ ra lệnh cấm bay ở vùng trời Tehran, nhưng bị từ chối. Hiện chưa rõ vì sao yêu cầu này không được đáp ứng, nhưng việc ra lệnh cấm bay ở Tehran có thể là sự báo trước về đòn tấn công sắp xảy ra, làm mất yếu tố bất ngờ của cuộc tập kích.
Tình trạng thiếu quy định thống nhất về đóng cửa không phận khiến các hãng hàng không và các cơ quan quản lý khác phải tự đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, mỗi đánh giá phụ thuộc vào những thông tin tình báo khác nhau và đôi khi không đầy đủ. Không phải tất cả các cơ quan quản lý đều có quyền hạn như nhau để ngăn các hãng hàng không bay qua các khu vực có xung đột.
Hãng Ukraine International Airlines cho biết họ không nhận được cảnh báo từ Tehran trước khi chuyến bay PS752 cất cánh và cũng không có lý do gì để ngăn máy bay cất cánh. Đó là chuyến khởi hành thứ 10 từ sân bay Tehran sáng hôm đó, theo FlightRadar24.
Mặc dù Trung Đông là nơi thường xuyên có xung đột, vùng trời của khu vực này đóng vai trò quan trọng trong hành lang Đông - Tây. Các hãng hàng không phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, áp lực kinh tế và môi trường ngày càng tăng nên họ phải tiết kiệm nhiên liệu bằng cách bay các tuyến đường thẳng nhất có thể, trong đó rất nhiều tuyến cắt ngang bầu trời Trung Đông.
Ron Bartsch, từng là người đứng đầu bộ phận đảm bảo an toàn tại Qantas Airways, cho biết các hãng hàng không hiếm khi muốn chọn tuyến đường bay vòng vì vấn đề chi phí.
Ba ngày sau cuộc không kích của Mỹ hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani và một ngày trước cuộc tấn công trả đũa của Tehran, khoảng 1.000 chuyến bay đã bay qua Iran và Iraq, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
Các máy bay trên bầu trời Trung Đông trưa 15/1. Ảnh: Flightradar24.
Tuy nhiên, không có chuyến nào trong số này là của các hãng hàng không Mỹ. Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ cấm các hãng hàng không nước này hoạt động trong không phận Iran sau khi Tehran bắn hạ một máy bay không người lái Mỹ hồi tháng 6/2019.
Nhưng các nước khác không đánh giá rủi ro giống như vậy. IATA, đại diện cho các hãng hàng không toàn cầu, nói rằng họ sẽ cải thiện những đánh giá đó. Một nguồn tin cho biết ICAO đang tìm cách thúc đẩy liên lạc giữa chính quyền và quân đội các nước, nhằm ngăn thảm kịch tái diễn.
Oleksiy Danylov, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, nói rằng Kiev sẽ bắt đầu nỗ lực tạo ra hệ thống cảnh báo nguy cơ hàng không dân dụng toàn cầu mới. Những người thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay sẽ hy vọng họ gặp may mắn hơn những bên từng thử và thất bại.
Theo Phương Vũ (VNE)
Phiến quân biểu tình đòi đóng cửa đại sứ quán Anh tại Iran Giữa làn sóng biểu tình ở thủ đô Tehran, phiến quân Iran Basij đã biểu tình trước đại sứ quán Anh hôm 12/1 yêu cầu cơ quan này đóng cửa. Reuters dẫn nguồn tin từ truyền thông nhà nước Iran cho biết cuộc biểu tình hôm 12/1 của phiến quân Basij, tổ chức liên kết với Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran,...