Báo Mỹ thừa nhận sự thật mới về đánh IS
Tờ Washington Post của Mỹ vừa tiết lộ, chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) của Mỹ đã đốt bình quân 11 triệu USD mỗi ngày.
Mỹ đốt tới 11 triệu USD mỗi ngày cho hoạt động không kích
Báo Washington Post ngày 23-12 đã trích dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, tính cho đến nay, chiến dịch chống khủng bố IS của quân đội nước này ở Trung Đông đã tiêu tốn hết 5,36 tỷ USD, tức là chi phí mỗi ngày lên tới hơn 11 triệu USD.
Tờ báo này bình luận, khoản tiền khổng lồ này được ném vào hoạt động không kích các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria chứng tỏ đây là chiến dịch chống khủng bố tốn kém nhất thế giới, trong đó không quân là lực lượng “đốt tiền” nhiều nhất so với các lực lượng khác của quân đội Mỹ.
Tuần trước, liên minh các quốc gia chống khủng bố IS do Mỹ lãnh đạo, gồm 64 nước đã công bố số liệu cho thấy, các lực lượng của khối đã tiến hành khoảng 8.912 đợt không kích, 2/3 số này nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Iraq, còn lại là ở Syria.
Trong đó, phần lớn các vụ ném bom trên lãnh thổ Syria đều do các máy bay chiến đấu của không quân Mỹ tiến hành bằng nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau như F-15, F-16, F/A-18, F-22, AV-8B, cùng với máy bay ném bom B-1 Lancer thực hiện.
Trong cuộc chiến này, không quân Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng “dao mổ trâu để cắt tiết gà”, với việc tung siêu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới là F-22 Raptor vào tham chiến, mà chi phí bình quân mỗi giờ hoạt động của F-22 lên tới gần 70 nghìn USD.
Hồi đầu tháng 10 năm nay, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby tuyên bố, mỗi ngày Mỹ phải chi khoảng 7,6 triệu USD vào các cuộc không kích Nhà nước Hồi giáo IS.
Mỹ đã huy động máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay để đánh IS
Ông John Kirby cho biết, tính từ ngày 8-8 cho đến đầu tháng 10 Mỹ đã ném 426 triệu USD vào cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq và Syria. Đáng lưu ý là cường độ các cuộc không kích ngày càng tăng và theo đó là chi phí cũng nhảy theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, con số này mới chỉ bao gồm chi phí tiến hành không kích và các hoạt động bảo đảm xoay quanh nó, mà chưa tính đến số lượng vũ khí trang bị, hậu cần Mỹ đã cung cấp cho lực lượng đối lập Syria, mà phần lớn trong số đó lại rơi vào tay IS.
Video đang HOT
Theo báo cáo từ Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Ngân sách Mỹ, Washington phải chi trung bình 200 – 320 triệu USD mỗi tháng để duy trì tần suất và uy lực của các đợt không kích vào sào huyệt của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, cũng như hỗ trợ cho lực lượng mặt đất đóng quân ở Iraq.
Chi phí gia tăng chóng mặt, hiệu quả không cao
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 5-2015, trước khi các cuộc không kích và các hoạt động khác của Mỹ đối với lực lượng IS được mở rộng sang Syria vào giữa tháng 9-2014, chi phí hàng ngày trung bình của chúng chỉ là 5,6 triệu USD.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 9-2014 đến giữa tháng 5-2015, chi phí hàng ngày của các hoạt động quân sự tăng vọt lên 9,7 triệu USD.
Tờ The Hill của Mỹ đưa ra số liệu là chi phí của toàn bộ các hoạt động quân sự chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã đạt ngưỡng 1 tỷ USD vào tháng 12-2014, nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng tiếp theo nó đã tăng gấp đôi lên con số 2 tỷ USD (vào tháng 4-2015).
Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer của Không quân Mỹ tham gia chiến dịch chống IS ở Syria
Thế nhưng, các cuộc không kích của Mỹ và liên quân vào các căn cứ của IS tại Syria và Iraq vô cùng tốn kém mà hiệu quả không hề cao, không những không ngăn cản được sự lớn mạnh của lực lượng khủng bố này mà dường như còn làm cho chúng… mạnh lên.
Đơn cử ví dụ là trong cuộc không kích cuối tháng 9-2014, chỉ trong ngày đầu tiên Mỹ đã phóng tới 47 quả tên lửa hành trình Tomahawk để giết chết…20 tay súng IS. Như vậy, gần như 2 tên lửa Tomahawk Mỹ mới tiêu diệt được 1 phiến quân, trong khi một quả tên lửa của Mỹ có giá đến 1,5 triệu USD.
Điều này cũng thể hiện rõ ở việc IS vẫn duy trì năng lực tấn công khủng bố qua các vụ đánh bom đẫm máu tại Pháp làm 130 người chết, xả súng tại San Pernardino, bang California của Mỹ làm 14 người thiệt mạng hoặc hiện đang chiếm gần hết tỉnh Deir Ezzor của Syria hôm 23-12 vừa qua.
Tình báo Mỹ thừa nhận, từ năm 2011 đến nay, đã có gần 30.000 tay súng nước ngoài tới Syria và Iraq, nhiều gấp đôi so với con số đưa ra cách đây 1 năm. Còn Lầu Năm góc mới đây cũng đã phải cay đắng thừa nhận, kế hoạch huấn luyện trị giá 500 triệu USD của Mỹ cho “phe đối lập ôn hòa” Syria đã đổ bể.
Theo nhận định của các chuyên gia, cuộc chiến chống khủng bố và xung đột ở Syria và Iraq có thể kéo dài nhiều năm, đồng nghĩa với việc chi phí của Mỹ cho các chiến dịch chống khủng bố ở khu vực Trung Đông sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần so với hiện tại.
Trong cuộc chiến đầy rẫy những “nghịch lý tiêu tiền” này, người Mỹ và những đồng minh phương Tây vẫn tham chiến hết sức “cần cù”. Tiền thuế của người dân các nước này được ném vào những mục tiêu vô cùng mù mờ nhưng lãi ròng mà các nhà thầu vũ khí nhận được lại hết sức rõ ràng.
Kích cầu nhà thầu vũ khí phương Tây
Được biết, sau khi Mỹ ngừng các hoạt động quân sự ở Iran, Iraq, Afghanistan…đồng thời với kế hoạch thắt chặt chi tiêu quốc phòng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang ảm đạm, các tập đoàn vũ khí của Mỹ đã rơi vào cảnh khốn khó, phải cắt giảm lao động.
Những nhà phân tích của Mỹ cho rằng cuộc chiến này thực sự là một cú kích cầu rõ nét trong lĩnh vực vũ khí. Washington ném 5,36 tỷ USD vào chiến dịch không kích IS với hiệu quả ra sao không cần biết, nhưng số bom đạn tồn kho được xài vô tư và đồng thời với nó là những hợp đồng mua sắm vũ khí mới.
Ví dụ như chỉ 3 ngày sau khi 47 quả Tomahawk được phóng vào phía Bắc Syria hồi cuối tháng 9-2014, Lầu Năm Góc nhanh chóng trao thêm một hợp đồng có giá trị 251 triệu USD cho công ty Raytheon, nhằm mua thêm hàng trăm quả tên lửa loại này.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho phe nổi dậy Syria được các phiến quân IS và al-Qaeda “xài chùa” vô tư
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của các tập đoàn vũ khí hàng đầu Âu-Mỹ như Boeing, Raytheon, Lockheed Martin, BAE Systems, Northrop Grumman Corp. và General Dynamics Corp… đều đã tăng lên gần như kịch trần kể từ khi Mỹ không kích IS ở Iraq và Syria.
Song song với đó, cùng với mức độ can dự ngày càng sâu thêm của Mỹ và phương Tây vào Iraq và Syria, các nhà sản xuất vũ khí Âu-Mỹ tiếp tục nhiều năm liền thống trị thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới với doanh số luôn gấp hàng chục lần các doanh nghiệp hàng đầu của Nga.
Ngày 14-12 vừa qua, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) về thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, các công ty Tây Âu và Bắc Mỹ tiếp tục chiếm đa số trong top 100 công ty chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới, với thị phần chiếm tới 80%.
Trong đó, 5 công ty xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới từ năm 2009 đến nay luôn cố định là các công ty chế tạo vũ khí hàng đầu của Mỹ và châu Âu, bao gồm: Lockheed Martin, BAE Systems, Boeing, Northrop Grumman và General Dynamics.
Trong đó, các công ty Mỹ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về kim ngạch bán vũ khí, chiếm 54,4% thị phần. Công ty chế tạo vũ khí dẫn đầu hiện nay là Lockheed Martin có doanh thu tăng 3,9%, đạt mức 37,5 tỷ USD trong năm 2014, còn Boeing có doanh thu 28,3 tỉ USD, tăng 4,4 tỉ USD so với năm 2013.
Theo Thiên Nam-Hoàng Vân
Đất Việt
Iraq đề nghị NATO buộc Thổ Nhĩ Kỳ rút quân
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không triển khai thêm lính nhưng cũng không rút quân khỏi miền bắc Iraq, Thủ tướng Iraq đã đề nghị NATO gây áp lực buộc Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức rút quân.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày 8.12 lên tiếng đề nghị NATO buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân khỏi lãnh thổ Iraq ngay lập tức - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Iraq, ông Haider al-Abadi ngày 8.12 đề nghị tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân khỏi lãnh thổ Iraq ngay lập tức, theo Reuters ngày 9.12.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Thủ tướng Abadi đã nhấn mạnh việc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, triển khai binh sĩ đã vi phạm chủ quyền Iraq.
Đề nghị này của Thủ tướng Iraq được đưa ra sau khi đã quá thời hạn 48 giờ mà Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên quyết không rút quân khỏi miền bắc Iraq. Phía Thổ Nhĩ Kỳ chỉ tuyên bố không triển khai thêm quân cho tới khi "tình trạng nhạy cảm" chấm dứt.
Nga, vốn đã căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay ném bom Su-24 bị bắn rơi, tiếp tục chỉ trích Ankara rằng sự hiện diện của quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq là hành động trái phép. Nga cũng sẽ mang việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào lãnh thổ Iraq ra bàn nghị sự của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc khẳng định việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân tới Iraq không hề nằm trong lực lượng của liên quân do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành chiến dịch quân sự chống IS. Lầu Năm Góc cũng hối thúc hai bên giải quyết căng thẳng thông qua biện pháp ngoại giao.
Theo giới chức Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa hàng trăm binh sĩ cùng hàng chục xe tăng vào tỉnh Nineveh, phía bắc Iraq với cớ hỗ trợ huấn luyện cho các nhóm vũ trang ở Iraq. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói rằng Bộ Quốc phòng Iraq cũng biết việc Ankara đưa quân vào để huấn luyện. Trong khi đó, chính quyền Iraq phản đối lời giải thích trên, tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ không hề thông qua chính quyền Iraq, đồng thời gọi đây là sự vi phạm chủ quyền quốc gia.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Obama sắp phát biểu trấn an dân Mỹ về mối đe doạ khủng bố Tổng thống Mỹ sẽ có bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình từ phòng Oval của Nhà Trắng, nhằm trấn an dân Mỹ về các cuộc tấn công khủng bố và đề ra chiến dịch chống lại "mối đe dọa khủng bố lớn hơn". Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một bài phát biểu tại phòng Oval. Ảnh:Reuters VOA dẫn Nhà Trắng...