Báo Mỹ: Siêu tàu sân bay Nga chỉ là “giấc mơ viển vông”
Siêu tàu sân bay dự định ra mắt của Nga có lượng giãn nước 100.000 tấn, dài 330 mét và sử dụng hai động cơ hạt nhân cực mạnh.
Nga đang rất mong muốn sở hữu siêu tàu sân bay.
Cách đây ít tuần, Nga tuyên bố kế hoạch xây dựng siêu tàu sân bay mạnh nhất thế giới dù ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm đáng kể. “Đúng vậy, Hải quân Nga sẽ tự đóng tàu sân bay”, phó đô đốc Viktor Bursuk, phó chỉ huy lực lượng Hải quân Nga, nói. “Hình ảnh con tàu sẽ được cung cấp trong thời gian tới”.
Dự án tàu sân bay mới nhất mà ông Bursuk đề cập chính là tàu Project 23000E Storm. Đây là tàu sân bay sử dụng hai động cơ hạt nhân RITM-200 và độ giãn nước trên 100.000 tấn. Hiện nay, siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ cũng có độ giãn nước tương tự.
Con tàu mới của Nga sẽ nặng gấp đôi tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov mà nước này sở hữu. Theo thiết kế, tàu sân bay mới sẽ chở được 90 máy bay các loại, nhiều hơn 60 chiếc so với chiếc Kuznetsov.
Theo đánh giá của chuyên gia quân sự phương Tây, tàu sân bay Nga sẽ dài 330 mét, rộng 40 mét. Thủy thủ đoàn sẽ gồm 4.000 người và dự kiến các máy bay mới nhất như Mig-29K, T-50 và trực thăng chiến đấu sẽ đều có mặt trên khoang.
Theo trang Global Security, hàng không mẫu hạm mới sẽ có hai bệ phóng máy bay và hệ thống phòng thủ tên lửa, săn ngầm và diệt ngư lôi cực mạnh. Dù kế hoạch xây dựng tàu sân bay từng được cân nhắc năm 2007 nhưng tới năm 2015, dự định này mới chính thức thông qua với trị giá 9 tỉ USD.
Video đang HOT
Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. lượng giãn nước 100.000 tấn.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov nói rằng hợp đồng đóng tàu sẽ được kí vào khoảng năm 2025 và tới 2030, con tàu này sẽ hoàn thành. Nếu được đóng, con tàu này sẽ là “bước nhảy vọt về công nghệ và kĩ thuật so với tàu sân bay Kuznetsov hiện tại”, theo tạp chí quân sự IHS’s Jane.
Trở ngại lớn nhất với Moscow hiện nay là các tàu sân bay của Liên Xô trước đây đều được đóng ở Ukraine. Một tàu chiến nặng 85.000 tấn mang tên Ulyanovsk từng được thiết kế và đóng mới thì bất ngờ dừng lại vì liên bang Xô Viết tan rã. Một con tàu khác cũng được đóng và sau này Hải quân Trung Quốc mua lại, đổi tên thành tàu sân bay Liêu Ninh.
Một trong những khó khăn của Nga trong việc đóng tàu là công nghệ chế tạo nằm hết trong tay Ukraine. Sẽ rất khó để Nga có thể chế tạo tàu sân bay có động cơ hạt nhân trong thời gian ngắn ngủi. Nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga từng khẳng định nước này có đầy đủ kinh nghiệm đóng tàu sân bay hạt nhân vì từng đóng thành công một tàu khu trục hạt nhân. Dù vậy, dự án tàu khu trục hạt nhân này sẽ chỉ ra mắt vào năm 2025 sau khi bị trì hoãn 6 năm.
Ngân sách là một điều khiến Moscow phải đau đầu khi thiết kế tàu sân bay. Đầu năm nay, tạp chí quân sự IHS’s Jane cho biết Nga cắt giảm 25% ngân sách quốc phòng năm 2017, mức giảm lớn nhất từ đầu thập niên 1990. Dù mức tiền còn lại là khá lớn nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch đóng mới tàu sân bay, nhất là khi giá dầu mỏ đang tụt dốc không phanh.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Khi Moscow bị dồn vào thế khó trong việc cắt giảm chương trình quân sự thì siêu tàu sân bay nằm trong top đầu phải loại bỏ. Nga vẫn là một thế lực mạnh về bộ binh và không cần thiết phải duy trì sức mạnh trên biển, nhất là khi chi phí quốc phòng quá lớn. Năm 2015, một chuyên gia quân sự Nga nhận định: “Nếu xây dựng tàu sân bay lớn tới vậy, Nga sẽ vỡ ngân sách vì phải chi một khoản lớn phục vụ các căn cứ quân sự và cảng biển đi kèm tàu sân bay”.
Điều cuối cùng khiến giấc mơ tàu sân bay của Nga vẫn còn quá xa vời chính là mục đích thực sự của siêu hàng không mẫu hạm này là gì. Theo tờ National Interest, trong khi năng lực thực thi quốc phòng của Nga còn hạn chế thì số tiền “khủng” để đóng tàu sân bay tốt hơn hết nên dùng để sản xuất máy bay và tên lửa mới. Vì vậy, tờ báo Mỹ nhận định, giấc mơ đóng siêu hàng không mẫu hạm của Nga “vẫn chỉ là giấc mơ viển vông”.
Theo Danviet
Tàu sân bay Liêu Ninh nhả khói đen gây quan ngại ở Hong Kong
Giới chức Hong Kong cho biết không thể quản lý việc nhả khói của tàu Liêu Ninh dù có quan ngại về khả năng ô nhiễm môi trường.
Tàu sân bay Liêu Ninh nhả khói đen ở Hong Kong. Ảnh: HKFP.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Hong Kong khi nhả khói đen dày đặc trong lần đầu tiên cập cảng đặc khu hành chính này, theo HKFP.
Liêu Ninh được tân trang từ thân tàu sây bay Liên Xô cũ do Trung Quốc mua lại từ Ukraine. Tàu dài 305 m, tải trọng 60.900 tấn, đang được sử dụng để huấn luyện.
Chuyên gia Albert Lai thuộc tổ chức nghiên cứu The Professional Commons cho biết, những tàu sân bay phiên bản đầu như Liêu Ninh thường sử dụng nhiên liệu nặng, chứ không phải năng lượng hạt nhân. Đây là nguyên liệu phổ biến với các tàu biển do giá thành rẻ.
Do đó, lượng khỏi tàu nhả ra mỗi khi vận hành là rất lớn. Theo Lai, trong 5 ngày thăm Hong Kong, Liêu Ninh thải ra lượng khói tương đương 500.000 chiếc ôtô. Và trong một năm, tàu sân bay Trung Quốc tạo ra mức ô nhiễm bằng tổng tộng 50 triệu chiếc xe hơi.
Quy định kiểm soát ô nhiễm không khí của Hong Kong bắt buộc các tàu khi đỗ tại bến phải sử dụng nhiên liệu thải ra lượng lưu huỳnh thấp, nhưng quy định này không áp dụng với tàu quân sự.
"Khi xây dựng quy định chúng tôi đã tham khảo tình hình thực tiễn về việc miễn trừ cho tàu chiến hoặc tàu phục vụ mục đích quân sự. Loại nhiên liệu mà Liêu Ninh sử dụng tại Hong Kong nằm trong danh sách miễn trừ", cục Bảo vệ Môi trường Hong Kong tuyên bố.
Tuy nhiên, chuyên gia Lai cho rằng giới chức Hong Kong vẫn có thể đề xuất Liêu Ninh đổi nhiên liệu, thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm hoặc neo đậu tại một vùng hẻo lánh.
Liêu Ninh hiện neo đậu gần Kau Yi Chau, hòn đảo không người ở giữa Hong Kong và đảo Đại Nhĩ Sơn (Lạn Đầu). Tàu dự kiến rời Hong Kong vào ngày 11/7.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tàu sân bay Liêu Ninh nhả khói đen mù mịt ở Hong Kong Trong những ngày mở cửa cho khách tham quan tại Hong Kong, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã nhả khói đen mù mịt. Điều này dấy lên những quan ngại về ô nhiễm môi trường, trong khi giới chức Hong Kong cho biết không thể quản lý việc nhả khói của tàu. Tàu Liêu Ninh thải ra khói đen (Ảnh:...