Báo Mỹ: Pháo điện từ đủ sức khống chế Nga tại Baltic
Theo tờ The Wall Street Journal của Mỹ, “ pháo điện từ Railgun hoàn toàn đủ sức để bảo vệ đồng minh của Mỹ tại Baltic trước Nga…”.
Theo nguồn tin này, Lầu Năm Góc dự định không chỉ dành pháo điện từ railgun để kiềm chế Nga, mà cả Trung Quốc. Bài báo nhận định “Nga đang phát triển tên lửa không đối đất tầm xa, cũng như các công nghệ chiến tranh điện tử mới, cho phép tiêu diệt bất kỳ mọi đối tượng gần biên giới nước nhà”.
Câu trả lời cho Nga và Trung Quốc, theo các quan chức Lầu Năm Góc, sẽ là railgun (tên gọi là pháo ray điện từ).
Giới quân sự Mỹ khẳng định, loại vũ khí này “không cần bất kỳ thuốc súng hay chất nổ, lấy năng lượng từ đường ray điện từ trường, tăng tốc viên đạn có vỏ cứng với tốc độ cực cao”.
Pháo điện từ của Hải quân Mỹ.
“Railgun có thể được sử dụng để bảo vệ vùng Baltic trước Nga, cũng như để hỗ trợ đồng minh của Mỹ trước Trung Quốc ở Biển Đông”, tờ The Wall Street Journal viết. Dù được đánh giá là vũ khí công nghệ cao đầy ưu điểm tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia Nga, pháo ray điện từ không đáng sợ như Mỹ quảng bá.
Video đang HOT
Điểm yếu đầu tiên là việc cần nguồn cung năng lượng lớn, khi tạo lực đẩy từ trường kháng trở của hệ thống dây dẫn phát nhiệt rất lớn gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Những yếu tố này đang được Hải quân Mỹ khắc phục nhờ sự tiến bộ của công nghệ vật liệu mới và siêu dẫn, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Mỹ thành công trong việc khắc phục nhược điểm này.
Theo những thông tin được Mỹ công khai, pháo railgun có tầm bắn tối đa lên tới 190km.
Tuy nhiên, chuyên gia Kazianis Harry của Tạp chí Russia & India Report (RIR) cho rằng những vũ khí này chỉ hiệu quả khi tấn công chiến hạm đối phương và có thể là cả những mục tiêu mặt đất nhưng chúng gần như không thể làm gì nếu Nga dùng tên lửa hành trình diệt hạm tấn công với cấp tập.
Kazianis Harry cho rằng, Nga – cường quốc vĩ đại mà Lầu Năm Góc coi là thách thức chính của quân đội Mỹ đang phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng tấn công ồ ạt vào chiến hạm Mỹ từ nhiều hướng cùng một lúc, từ nhiều phương tiện phóng khác nhau.
Các loại vũ khí như vậy, kết hợp với các phương tiện phát hiện mục tiêu tầm xa trên đại dương có nguy cơ biến siêu hạm của Mỹ với pháo điện từ thành những “tấm bia tập bắn” và chúng sẽ trở thành những “nấm mồ” khổng lồ trên biển.
Thùy Dung
Theo Baodatviet
Hải quân Mỹ sắp sở hữu siêu pháo điện từ
Tập đoàn Raytheon đã chế tạo thành công hệ thống cung cấp điện di động để hoàn thiện pháo ray điện từ và tiến tới đem thử nghiệm trên các chiến hạm.
Sau 8 năm phát triển và thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm. Pháo ray điện từ - siêu vũ khí chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng sắp trở thành hiện thực. Defence Update dẫn lời Chuẩn đô đốc Mat Winter, giám đốc Phòng Nghiên cứu Hải quân, cho biết pháo ray điện từ đã sẵn sàng để thử nghiệm trên biển trong năm 2016.
"Pháo ray điện từ là một trong những vũ khí đột phá mà Phòng nghiên cứu Hải quân muốn sở hữu để duy trì ưu thế cho hải quân trong tương lai", chuẩn đô đốc Winter nói.
Hiện tại, Phòng Nghiên cứu Hải quân đang đánh giá 2 mẫu pháo ray điện từ do BAE System và General Atomics Electromagnetic Systems phát triển.
Cấu tạo của pháo ray điện từ gồm 2 ray kim loại đặt song song nhau và kết nối với nguồn cung cấp điện. Đầu đạn là một khối kim loại được đặt giữa 2 thanh ray.
Pháo ray điện từ ứng dụng nguyên lý đảo chiều từ trường để tạo ra lực đẩy điện từ giúp đẩy đầu đạn (khối kim loại) bay đi với tốc độ chóng mặt. Đầu đạn phá hủy mục tiêu nhờ vào động năng của vụ va chạm tốc độ siêu nhanh mà không cần dùng đến thuốc nổ.
Ưu điểm của pháo ray điện từ là không cần dùng liều phóng để đẩy đầu đạn đi như pháo thông thường, hay động cơ tên lửa, nên loại trừ được nguy cơ cháy nổ. Chi phí đầu đạn thấp hơn nhiều so với trước do không cần chế tạo thêm các bộ phận liên quan. Ngoài ra, đầu đạn là một khối kim loại nhỏ nên số lượng mang theo nhiều hơn, thời gian tác chiến lâu hơn.
Pháo ray điện từ đã sẵn sàng để thử nghiệm bên ngoài phòng thí nghiệm. Ảnh:BAE Systems
Các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm cho kết quả, pháo ray điện tử có thể bắn đầu đạn với tốc độ lên đến 2,2 km/s (khoảng 7.920 km/h), tầm xa có thể đạt đến 160 km hoặc xa hơn tùy thuộc vào nguồn cung cấp điện.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất trong quá trình phát triển pháo ray điện từ là nguồn cung cấp điện. Để bắn đầu đạn đi với tốc độ siêu thanh cần nguồn cung cấp điện rất lớn nên chỉ có thể sử dụng ở những nơi có kết nối với điện lưới quốc gia. Điều đó cản trở việc triển khai siêu vũ khí này bên ngoài phòng thí nghiệm.
Song vấn đề trở ngại này đã được giải quyết, Defence Update dẫn lời đại diện tập đoàn Raytheon ngày 24/5 cho biết, công ty đã chế tạo thành công module cung cấp xung điện công suất cao (PPC) ở dạng container lưu động.
Container chứa các tụ điện có thể hoạt động như một ắc quy khổng lồ. Mỗi module có thể phóng luồng điện có công suất 18 kW cho mỗi lần bắn. Nó có thể cung cấp năng lượng cho 10 lần bắn. Ưu điểm của PPC là có thể xạc lại rất nhanh để duy trì năng lượng cho pháo ray điện từ hoạt động liên tục.
Pháo ray điện từ bắn đi đầu đạn với tốc độ lên đến 2,2 km mỗi giây có khả năng làm tan chảy thép mà không cần đến thuốc nổ.
Theo_Zing News
Hải pháo Mỹ làm thay đổi bản chất hải chiến Với tốc độ Mach.7 và đạt tầm bắn tới 160km, pháo ray điện từ của Hải quân Mỹ được đánh giá sẽ làm thay đổi tính chất hải chiến trong tương lai. Hải pháo từng là vũ khí tấn công chính trên các chiến hạm. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của công nghệ tên lửa từ đầu thế kỷ 20, hải pháo...