Báo Mỹ: Nhà Trắng thay đổi chính sách tiêu diệt khủng bố bằng UAV
Chính phủ Mỹ đã sửa đổi chính sách về việc tấn công bằng máy bay không người lái ( UAV) chống khủng bố bên ngoài vùng chiến sự nhằm mục đích giảm thiểu thương vong.
Máy bay không người lái của Không quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ, báo New York Times ngày 7/10 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một bản ghi nhớ chiến lược được bảo mật về vấn đề trên. Chính sách mới sẽ không áp dụng cho hoạt động tác chiến tại Iraq và Syria – hai khu vực chiến sự mà quân đội Mỹ tuyên bố vẫn đang đối phó với tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng – mà chỉ giới hạn hoạt động của Mỹ tại một số điểm nóng như Yemen, Pakistan và Afghanistan.
Theo chính sách mới, cần phải có sự chấp thuận của tổng thống thì một kẻ bị nghi ngờ là khủng bố mới được đưa vào danh sách mối đe dọa đối với công dân Mỹ và bị tiêu diệt bằng UAV.
Trước đó, người điều khiển máy bay không người lái có thể dùng thiết bị này để tấn công và hạ gục một người được cho là có hành vi khủng bố.
Video đang HOT
Chính sách sửa đổi được đưa ra đảm bảo gần như chắc chắn không có dân thường nào bị thương vong trong một cuộc tấn công và khuyến khích bắt giữ thay vì tiêu diệt đối tượng nếu có thể. Ngoài ra, quân đội cũng phải được sự chấp thuận của trưởng phái đoàn Bộ Ngoại giao Mỹ tại quốc gia mà họ dự định tấn công.
Theo bài báo, chính sách sửa đổi là minh chứng cho thấy Mỹ tôn trọng luật pháp trong nước và quốc tế đối với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của họ ở các quốc gia khác.
Cố vấn an ninh Liz Sherwood-Randall xác nhận có chính sách mới song bà từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết cụ thể nào. Bà tiết lộ chỉ đạo chính phủ đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về độ chính xác và nghiêm ngặt, bao gồm cả việc xác định các mục tiêu thích hợp và giảm thiểu thương vong cho dân thường.
Theo tài liệu bảo mật bị rò rỉ vào năm 2015, có tới 90% người thiệt mạng trong các vụ tấn công bằng máy bay không người lái không phải là mục tiêu đã định. Các vụ tấn công người bằng máy bay không người lái được triển khai dưới thời chính quyền Tổng thống Bush sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và được đẩy mạnh dưới thời Tổng thống Barack Obama và Donald Trump. Do trước đó, cựu Tổng thống Trump chấm dứt việc báo cáo số liệu về các vụ tấn công bẳng UAV nên số lượng các vụ như vậy được tiến hành dưới thời Tổng thống Biden không được công khai.
Trung Quốc thử nghiệm thành công UAV trong không gian gần
Ngày 3/9, Trung Quốc thử nghiệm thành công chiếc máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn đầu tiên hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng Mặt trời và được thiết kế để bay trong dải không gian gần Trái đất.
Qiminxing 50 chuẩn bị cất cánh từ thành phố Ngọc Lâm ngày 3/9. Ảnh: China Daily
Theo Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), phương tiện mới có tên gọi Qiminxing 50 đã cất cánh từ thành phố Ngọc Lâm phía Tây Bắc Trung Quốc và hoàn thành chuyến bay đầu tiên dài 26 phút.
AVIC cho biết sau chuyến bay đầu tiên, tất cả thành phần, linh kiện hệ thống của Qiminxing 50 đều ở trạng thái tốt. Điểm đáng chú ý là chiếc máy bay không người lái này được thiết kế với tỷ lệ khung hình siêu cao và cấu hình thân máy bay đôi, hoạt động bằng năng lượng Mặt trời và 6 động cơ điện.
Zhu Shengli, kỹ sư thiết kế chính của dự án, gọi phương tiện này là bán vệ tinh. Ông nhấn mạnh máy bay có thể tham gia loạt nhiệm vụ, bao gồm trinh sát ở trên cao, theo dõi cháy rừng, kiểm tra môi trường khí quyển, lập bản đồ trên không và chuyển tiếp tín hiệu liên lạc.
Ông cho biết thêm Qiminxing 50 sẽ cải thiện khả năng hoạt động của Trung Quốc trong dải không gian gần và trên đại dương. Theo một số chuyên gia, ở độ cao 20.000 m trở lên, nơi không có mây, máy bay không người lái có thể sử dụng các tấm pin mặt trời ở mức công suất tối đa, cho phép phương tiện duy trì bay trên không miễn là thiết bị năng lượng Mặt trời của nó hoạt động.
Dải không gian gần được dùng để chỉ phần bầu khí quyển của Trái đất nằm trong khoảng từ 20.000 đến 100.000 m, bao gồm các một phần của tầng bình lưu, trung quyển và tầng nhiệt thấp. Đây là phần không gian có độ cao mà máy bay thương mại không thể đạt được nhưng dưới độ cao hoạt động của vệ tinh.
Dẫn nhận định của một chuyên gia hàng không vũ trụ giấu tên, tờ Global Times cho biết máy bay không người lái hoạt động trong dải không gian gần Trái đất có thể bù đắp những khoảng trống mà các vệ tinh còn bị hạn chế. Bên cạnh đó, các dịch vụ vệ tinh cũng có thể bị phá hoại trong thời chiến, vì vậy các máy bay không người lái có thể thay thế chúng làm nhiệm vụ nếu trường hợp đó xảy ra.
Qimingxing 50 không phải là máy bay không người lái vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc. Trước đó, hai công ty vũ trụ Trung Quốc đã chế tạo các mẫu máy bay không người lái chạy bằng năng lượng Mặt trời có khả năng bay ở độ cao ngang với Qimingxing 50.
Trên thế giới, Mỹ và Anh cũng sở hữu những thiết bị tương tự. Chiếc Airbus Zephyr chạy bằng năng lượng Mặt trời của Vương quốc Anh có thể bay ở độ cao 21.000 m. Hồi cuối tháng 8, chiếc máy bay này đã thực hiện chuyến đi kéo dài 64 ngày, suýt phá kỷ lục thế giới.
Kỷ lục thế giới về độ cao cao nhất mà máy bay không người lái chạy bằng năng lượng Mặt trời đạt được là 29.524 m, được thực hiện bởi chiếc Helios Prototype của Mỹ. Đây là sản phẩm của công ty công nghệ AeroVironmentInc có trụ sở ở California ra mắt vào tháng 8/2001.
Cuộc đua trang bị máy bay không người lái tối tân giữa Nga Ukraine Chưa bao giờ trong lịch sử chiến tranh, máy bay không người lái (drone) lại được sử dụng nhiều như ở Ukraine. Các binh sĩ Ukraine điều chỉnh hỏa lực pháo binh bằng máy bay không người lái tại chiến tuyến gần Kharkiv, Ukraine. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, cả Nga và Ukraine đều đang phụ thuộc rất lớn vào các thiết...