Các phi công nói ‘Đại bàng Xám’ MQ-1C của Mỹ không thể tồn tại lâu ở Ukraine
Dù được coi là loại vũ khí hiện đại, các phi công Kiev cho rằng những chiếc UAV Đại bàng xám MQ-1C mà Mỹ gửi đến Ukraine chứa đầy rủi ro trước hệ thống phòng không của Nga.
UAV Đại bàng xám MQ-1C. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), khi Washington cân nhắc bán máy bay không người lái Đại bàng Xám ( Grey Eagle) MQ-1C cho Ukraine, giới chức quân sự ở Kiev cho biết họ muốn nhận được các chiến đấu cơ như F-15 và F-16 vì chúng có khả năng đối phó với hệ thống phòng không tốt hơn.
Một phi công giấu tên nhận định rằng Ukraine “không phải Afghanistan” và những chiếc máy bay không người lái đắt tiền này sẽ nhanh chóng bị bắn hạ.
Video đang HOT
Trước đó, các sĩ quan đã nghỉ hưu và nhiều chuyên gia đã kêu gọi Mỹ chuyển giao Đại bàng Xám cho Ukraine, gọi phương tiện này là loại “vũ khí thay đổi cuộc chơi” tiềm năng trong cuộc xung đột. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã tạm dừng kế hoạch gửi 4 máy bay không người lái này tới Kiev, do lo ngại chúng có thể rơi vào tay Nga, hãng tin Reuters đưa tin.
Theo Foreign Policy, trong khi các tướng lĩnh muốn sử dụng máy bay không người lái Đại bàng Xám ở chiến trường Ukraine, các phi công nước này lại muốn Mỹ gửi máy bay ném bom chiến đấu hơn. Một phi công có mật danh Moonfish nói: “Chúng tôi không ủng hộ Đại bàng Xám. Rất nguy hiểm nếu sử dụng những chiếc máy bay không người lái đắt tiền như vậy trong tình huống của chúng tôi, vì hệ thống phòng không của đối thủ. Đây không phải Afghanistan”.
Đại bàng Xám MQ-1C là phiên bản mới nhất trong dòng máy bay không người lái tấn công của nhà thầu General Atomics. Nó đã được sử dụng trong “chiến dịch chống khủng bố” của Mỹ, từ Afghanistan, Iraq đến Somalia và Yemen. MQ-1C còn được trang bị tên lửa Hellfire, có tầm bắn khoảng 8 km – ngắn hơn so với máy bay không người lái cảm tử Switchblade hoặc Phoenix Ghost mà Mỹ đã gửi đến Ukraine.
Một phi công chiến đấu khác của Ukraine, có mật danh Juice, nhận định rằng Đại bàng Xám có thể hữu ích ở tiền tuyến, nhưng nó sẽ không thể sống sót quá một hoặc hai nhiệm vụ. Mỗi chiếc máy bay không người lái có giá khoảng 10 triệu USD.
Ukraine đã đạt được những thành tựu đáng kể khi sở hữu máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ trong kho vũ khí của mình. TB2 có giá khoảng 2 USD hoặc cao hơn. Cũng theo các phi công Ukraine, Kiev đã sử dụng hiệu quả các UAV TB2 mua của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đầu của chiến sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chúng “gần như vô dụng” khi quân đội Nga đã tăng cường hệ thống phòng không của mình.
Các phi công Ukraine nói rằng nước này hiện đang hạn chế việc sử dụng Bayraktars trong “các nhiệm vụ tấn công và hoạt động đặc biệt hiếm hoi”. Trong khi đó, các phóng viên chiến trường Nga cho rằng hầu hết các máy bay không người lái này đã bị bắn hạ.
“Hiện tại chúng tôi có nhiều phi công hơn máy bay phản lực”, Moonfish nói đồng thời đề nghị Ukraine nên đào tạo phi công điều khiển các loại máy bay chiến đấu “tiên tiến” của Mỹ như F-15 và F-16, những loại máy bay này sẽ có thể sống sót trước hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Tiêm kích F-15 và F-16 lần đầu được đưa vào biên chế từ những năm 1970. Kể từ đó, chúng đã nhiều lần được nâng cấp. Các chuyên gia phương Tây đánh giá hai loại chiến đấu cơ này có uy lực tương tự máy bay phản lực Su-35 và MiG-35 của Nga, và vượt trội hơn một chút so với máy bay chiến đấu Su-27 và Mig-29 mà Ukraine vận hành ở giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ có ý định gửi chúng đến Ukraine.
Israel thử nghiệm xe robot chiến đấu không người lái
Ngày 17/6, Bộ Quốc phòng Israel thông báo đã tiến hành thử nghiệm xe robot chiến đấu không người lái cỡ vừa (MRCV) do Cơ quan Nghiên cứu và phát triển của bộ này phối hợp thực hiện cùng các tập đoàn công nghiệp quốc phòng.
MRCV đã được công bố tại Eurosatory vào ngày 13/6. Ảnh: monch.com
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, chiếc MRCV nói trên được chế tạo kết hợp các công nghệ phần cứng và phần mềm quốc phòng hiện đại nhất, bao gồm nền tảng vận hành robot BLR-2 thế hệ mới; tháp pháo tự hành 30 mm do Cục Xe tăng và thiết giáp phát triển; hệ thống phòng vệ từ xa "Nắm đấm sắt" của tập đoàn Elbit; hệ thống điều khiển hỏa lực và quản lý tấn công; và bộ công cụ robot tự hành.
Ngoài ra, chiến đấu xa này còn được trang bị một máy bay không người lái (drone) phục vụ các mục đích trinh sát và một bộ cảm biến thụ động do các hãng Elbit Systems và Foresight hợp tác phát triển. Nhờ vậy, chiếc xe này có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến phức tạp trên nhiều loại địa hình khác nhau, mang được những khí tài nặng, có hệ thống phóng tên lửa thông minh, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và cảnh báo sớm. Ngoài việc giảm thiểu sự can thiệp của con người, hệ thống phần mềm trên xe có thể dễ dàng tích hợp vào các hệ thống điều khiển tự động khác. Dự kiến, chiếc MRCV này sẽ được thử nghiệm trên thực địa vào đầu năm tới.
Israel là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ xe quân sự không người lái phục vụ các mục đích trinh sát, phòng ngự từ xa, tấn công, hỗ trợ bộ binh. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu các thiết bị quân sự không người lái của Israel mang lại hàng tỷ USD.
Lý do thực sự khiến Trung Quốc ngừng bán drone cho cả Nga và Ukraine Nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã đình chỉ bán hàng cho cả Nga lẫn Ukraine, và lý do thực sự của quyết định này là gì. Máy bay không người lái Mavic 3 Quadcopter của công ty Trung Quốc, DJI. Ảnh: DroneDJ Đình chỉ các lô hàng máy bay không người lái (drone)...