Báo Mỹ: NATO gửi vũ khí ‘thải loại’ cho Ukraine
Tờ Natinal Interest của Mỹ cho rằng hầu hết các nền tảng vũ khí được cung cấp cho Ukraine đều thuộc hàng thải loại.
Xe bọc thép hạng nhẹ AMC-10RC, có lớp giáp chỉ dày 10mm, được Paris cung cấp cho Kiev. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
NATO đã cam kết hỗ trợ Ukraine chống lại Nga và một “huyền thoại” được báo chí phương Tây và các nhà lãnh đạo NATO nhấn mạnh là thiết bị họ gửi cho Ukraine đang giúp nước này trong nỗ lực chiến đấu.
Nhưng theo tờ Natinal Interest (Mỹ), trên thực tế, hầu hết các nền tảng vũ khí được cung cấp cho Ukraine đều thuộc hàng thải loại.
Chính phủ Pháp dưới thời Tổng thống Emmanuel Macron là một trong những người ủng hộ lớn nhất việc tiếp tục can dự của NATO vào cuộc xung đột ở Ukraine. Do đó, Pháp đã cung cấp một số lượng lớn xe bọc thép hạng nhẹ AMC-10RC. Đây là sản phẩm còn sót lại từ đầu những năm 1980. Lần nâng cấp lớn cuối cùng đối với nền tảng này diễn ra vào năm 2000. Quân đội Pháp bắt đầu loại bỏ dần những nền tảng lỗi thời này vào năm 2021, một năm trước khi Nga tấn công Ukraine. Và theo người Ukraine, những hệ thống này “không phù hợp” để chiến đấu.
Một tiêu đề của tạp chí Forbes viết rằng các đơn vị thiết giáp hạng nhẹ đó “quá mỏng manh để có thể tấn công trực diện”. Điều mà các báo cáo này không đề cập vào thời điểm đó là loại hình giao tranh xác định phần lớn cuộc xung đột Nga – Ukraine là chiến đấu tĩnh, theo kiểu chiến hào. Nói cách khác, Ukraine cần vũ khí để vượt qua chiến tuyến của Nga. Nhưng họ lại được cấp những chiếc xe bọc thép hạng nhẹ, cũ kỹ của Pháp, chúng không thể chịu nổi kiểu giao chiến mà Kiev đang tiến hành.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Pháp đã đưa vào Ukraine rất nhiều xe tăng cũ nát như vậy.
Một người hoài nghi có thể cho rằng điều này là có mục đích, chẳng hạn là một phần trong ý đồ loại bỏ kho vũ khí lỗi thời nhằm buộc các chính phủ phải mua các hệ thống hiện đại, đắt tiền hơn từ các nhà thầu quốc phòng phương Tây. Dù thế nào đi nữa, tờ Natinal Interest cho rằng sự giúp đỡ của Pháp không thực sự hữu ích lắm.
Năm ngoái, vào khoảng thời gian này, một cuộc tranh luận lớn đã nổ ra giữa các thành viên NATO. Một bên, dẫn đầu là Mỹ và Anh và các nước Đông Âu yêu cầu NATO cung cấp cho Ukraine loại Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) tiên tiến nhất trong kho vũ khí của phương Tây: Leopard-2 do Đức chế tạo. Cho đến thời điểm đó, các quốc gia NATO đã cung cấp cho Ukraine rất nhiều phương tiện cũ mà họ cố coi là những hệ thống “thay đổi cuộc chơi”. Ba Lan và một số quốc gia châu Âu khác đã bàn giao hầu hết các xe tăng thời Liên Xô của họ, chẳng hạn như T-72 và PT-91.
Tất nhiên, người Nga cũng có hệ thống tương tự. Nhưng không giống như người Ukraine, người Nga còn sở hữu những hệ thống tiên tiến hơn. Hơn nữa, họ thường có thể sử dụng các biện pháp đối phó hiệu quả hơn đối với các hệ thống này. Những loại vũ khí thời Liên Xô cũ kỹ mà Ukraine nhận được đã không tạo ra nhiều khác biệt trong cuộc chiến.
Người Anh gửi 14 chiếc MBT Challenger-2 đã được tân trang khi sắp phải ngừng hoạt động. Trong khi đó, người Mỹ hứa sẽ tặng Ukraine 31 chiếc MBT M1 Abrams. Trong lúc tâm lý hưng phấn ở các thủ đô phương Tây và cảm giác nhẹ nhõm mà quân đội Ukraine chắc hẳn đã trải qua, hầu hết mọi người đều bỏ lỡ thông báo tiếp theo của Lầu Năm Góc: Họ không có sẵn những chiếc Abrams hiện đại, đã nâng cấp, mà chỉ chuyển giao những chiếc Abrams lỗi thời.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Anh. Ảnh: Getty Images
Ban lãnh đạo NATO tiếp tục gây áp lực buộc Đức phải gửi những chiếc Leopard-2 của mình cho Kiev.
Sau nhiều lần đắn đo, Berlin cuối cùng cho phép chuyển những chiếc tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine. Khoảng 18 chiếc được gửi đi. Đến tháng 1/2024, Ukraine đã mất phần lớn lô Leopard-2 mà họ nhận vào năm trước. Trên thực tế, có nhiều báo cáo cho rằng trong nhiều trường hợp, lực lượng Ukraine không bảo dưỡng xe tăng đúng cách, dẫn đến các vấn đề kỹ thuật.
Một vấn đề nổi bật hiện nay là để người Ukraine thực sự có cơ hội trước Nga, họ cần có máy bay chiến đấu. Đáng chú ý là F-16. Đúng lúc đó, Hà Lan thông báo họ sẽ gửi 12 chiếc F-16 tới Ukraine để “tăng cường lớp phòng thủ”.
Nhưng liệu 12 chiếc máy bay chiến đấu có lật ngược tình thế ở Ukraine? Hơn nữa, những chiếc máy bay này thuộc thế hệ cũ, đang ở giai đoạn cuối của vòng đời thiết kế. Bị đưa vào tuyến đầu của một cuộc chiến lớn với một cường quốc quân sự, chúng sẽ không thể đưa Ukraine đến chiến thắng.
Các hệ thống này sẽ yêu cầu nhân viên bảo trì và cơ sở vật chất tương ứng. Mức độ đào tạo phi công Ukraine cần để lái những chiếc máy bay chiến đấu này là dày công. Một báo cáo cho rằng các phi công của Ukraine thậm chí sẽ không thể lái những chiếc máy bay chiến đấu này cho đến tháng 7 và chỉ một số ít máy bay sẽ được triển khai ở cùng một thời điểm. Và một lần nữa, những chiếc F-16 đó cũng đã lạc hậu so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mà Nga sở hữu.
Cuộc xung đột đang được cho là rơi vào thế bất lợi cho Kiev. Các hệ thống vũ khí mà họ được cung cấp đều cũ và quá ít về số lượng để tạo nên sự khác biệt.
Thay vì khuyến khích Ukraine đàm phán để tìm kiếm hòa bình sau khi bảo vệ thành công Kiev gần hai năm trước, các nhà lãnh đạo phương Tây lại yêu cầu chính phủ Kiev tiếp tục tấn công. Sau hai năm kể từ đó, cuộc chiến đang được đánh giá là còn kéo dài và có thể kết thúc với nhiều thiệt thòi cho Ukraine.
Quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Niger trong tuần này
Ngày 5/10, Chính phủ Pháp thông báo trong tuần này sẽ bắt đầu rút các binh sĩ nước này khỏi Niger trong bối cảnh quan hệ giữa Paris và quốc gia Tây Phi này đã trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính tháng 7 vừa qua.
Binh sĩ Pháp tại căn cứ không quân ở Niamey, Niger. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo, chiến dịch rút quân sẽ được thực hiện một cách trật tự, an toàn và có sự phối hợp với phía Niger. Lộ trình rút quân sẽ là qua ngả Benin ở phía Nam hoặc qua ngả CH Chad ở phía Đông. Hiện chính quyền quân sự Niger cấm các chuyến bay của Pháp qua lãnh thổ quốc gia Tây Phi này.
Thông báo trên được đưa ra một tuần sau khi Đại sứ Pháp tại Niger rời thủ đô Niamey do sức ép từ chính quyền quân sự sở tại.
Sau cuộc đảo chính ở Niger vào cuối tháng 7 năm nay, Pháp tuyên bố sẽ chấm dứt hợp tác quân sự và cắt mọi khoản hỗ trợ phát triển dành cho Niamey. Ngày 24/9 vừa qua, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố Pháp sẽ rút 1.400 binh sĩ khỏi quốc gia Tây Phi này trước cuối năm nay, đồng thời khẳng định Paris vẫn coi Tổng thống bị lật đổ Mohammed Bazoum là nhà lãnh đạo hợp pháp của Niger. Chính quyền quân sự Niger coi việc Pháp ủng hộ ông Bazoum là can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Diễn biến tại Niger được cho là ảnh hưởng không nhỏ các hoạt động chống khủng bố của Pháp ở Sahel và tầm ảnh hưởng của Paris trong khu vực.
Politico: EU dự kiến chi 1 tỷ euro để mua đạn pháo cho Ukraine Châu Âu muốn đảm bảo ngân sách 1 tỷ euro dành riêng cho các loại đạn pháo mà Ukraine đang rất cần để chống lại Nga. Pháo binh Ukraine nã lựu pháo M777 về phía vị trí Nga ở tiền tuyến miền đông, ngày 23/11/2022. Ảnh: AFP/Getty Images Trong một kế hoạch chi tiết mới về hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Liên...