Báo Mỹ: Mỹ cần cân nhắc xây dựng Trung tâm tác chiến ở Biển Đông ứng phó Trung Quốc
Hải quân Mỹ cần nghiên cứu xây dựng Trung tâm tác chiến trên biển quốc tế (IMOC) để thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương…
Tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện ở Biển Đông.
Mạng Học viện Hải quân Mỹ đưa tin, trong một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ vào cuối năm 2014, Đô đốc Harry B. Harris Hải quân Mỹ cho biết: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc làm cho họ trở thành nước lớn quân sự khu vực và kinh tế toàn cầu”.
“Đặc biệt là tiến trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng cùng với các hành vi tự tin đối với các nước láng giềng trong khu vực của Trung Quốc làm xuất hiện nhiều loại cơ hội và thách thức, trong khi đó chúng ta phải tiến hành kiểm soát có hiệu quả đối với vấn đề này. Đây sẽ là thách thức lâu dài nhất mà chúng ta phải đối mặt”.
Để ứng phó với thách thức này, Hải quân Mỹ cần nghiên cứu xây dựng Trung tâm tác chiến trên biển quốc tế (IMOC) để thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung tâm này sẽ giám sát tình hình phát triển hàng hải của vùng biển Biển Đông và Ấn Độ Dương, đồng thời lấy trung tâm này làm một cơ chế mới để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Video đang HOT
Tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện ở Biển Đông.
Chiến lược tái cân bằng Châu Á-Thái Bình Dương luôn là tiêu điểm quan tâm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, được tiếp tục tái khẳng định trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2015 do chính quyền Obama công bố.
Chiến lược mới đã làm nổi bật tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc cùng với khả năng sử dụng, đe dọa trong tranh chấp lãnh thổ; đồng thời chủ trương Mỹ “dùng vị thế mạnh để kiểm soát tình hình cạnh tranh”, “bí mật theo dõi tình hình hiện đại hóa quân sự và mở rộng hiện diện quân sự ở châu Á của Trung Quốc, đồng thời, tìm kiếm phương pháp để giảm rủi ro của hiểu nhầm và phán đoán nhầm”.
Là một phần của chiến lược tái cân bằng, Hải quân Mỹ cần xây dựng Trung tâm tác chiến trên biển quốc tế ở Jakarta Indonesia, phụ trách theo dõi các vùng biển như Biển Đông và Ấn Độ Dương, coi đây là một mắt khâu quan trọng hàng đầu để Mỹ tăng cường liên hệ trên biển với Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á.
Tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện ở Biển Đông.
Mỹ đề xuất trung tâm tác chiến này do hải quân nhiều nước cùng ủng hộ, khái niệm tương tự lực lượng trên biển liên hợp lấy Bahrain làm nền tảng, lực lượng này gồm hải quân của 30 nước, mục đích là thúc đẩy an ninh, ổn định và phồn vinh trong lĩnh vực hàng hải;
cũng tương tự như Bộ tư lệnh trên biển liên quân ở Norwood, Anh, bộ tư lệnh này phụ trách vận hành 2 tổ chức quan trọng: Một là Trung tâm tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết 24 giờ/7 ngày, phụ trách chỉ huy lâu dài và kiểm soát hành động tác chiến trên biển của NATO. Hai là Trung tâm vận tải đường biển, phụ trách cung cấp kênh đối thoại và phối hợp về mối đe dọa tiềm tàng cho ngành hàng hải.
Trung tâm tác chiến trên biển quốc tế còn có thể tiến hành hiện diện tuyến đầu và tăng cường năng lực quản lý trên phương diện bảo vệ thương mại trên biển. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2015 của Mỹ đã có phản ứng đối với vấn đề này, đồng thời cho biết Mỹ sẽ “duy trì năng lực để bảo đảm tự do thương mại, tiến hành phản ứng nhanh đối với các nhu cầu, ngăn cản các hành vi xâm lược tiềm tàng”.
Tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện ở Biển Đông.
Theo Giáo Dục