Báo Mỹ liệt kê nhà thầu, các loại vũ khí có thể bán cho Việt Nam
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon, Hải quân Mỹ
Trang mạng tài chính, đầu tư kinh tế Mỹ “Motley Fool” ngày 11 tháng 10 đưa tin, ngày 29 tháng 3 năm 1973, Mỹ tuyên bố chiến tranh Việt Nam kêt thuc, đã rút khỏi tốp lính Mỹ cuối cùng khỏi miền nam Việt Nam. 41 năm sau, Mỹ dường như đang quay trở lại Việt Nam.
Tuân trươc, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ se khôi phục xuất khẩu vũ khí đối với Việt Nam. Ho đặc biệt phủ nhận hành động này có liên quan đến mối đe dọa quân sự ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc đối với Việt Nam, trong khi đó hành động này là do tình hình trong nước của Việt Nam được cải thiện, chỉ nói một cách mơ hồ là thông qua “lợi ích an ninh Mỹ” để ám chỉ Trung Quốc.
Mùa hè năm nay, tàu chiến và tàu dịch vụ Trung Quốc đã nhiều lần đâm va tàu Việt Nam để yểm trợ cho một giàn khoan hạ đặt (phi pháp) ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có một sự kiện gây chú ý, đó là Trung Quốc (chủ động khủng bố) đã cho tàu của họ đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Tuy các ngư dân trên tàu cá được tàu thuyền Việt Nam ở gần đó cứu, nhưng sự kiện này vẫn đẩy đối đầu, xung đột Việt-Trung leo thang.
Máy bay chiến đấu cánh quạt A-29 Super Tucano do Mỹ-Brazil hợp tác sản xuất
Hiện nay, theo mạng tin tức ABC và mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ, khi Trung Quốc có lập trường (và hành động) ngày càng cứng rắn (ngông cuồng, hung hăng dọa nạt, đe dọa, uy hiếp bằng vũ lực) trong tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, Mỹ có thể sẽ bắt đầu xuất khẩu “tài sản an ninh trên biển” cho Việt Nam.
Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho rằng, những “tài sản an ninh trên biển” này “có thể bao gồm các loại máy bay quân sự từ máy bay chiến đấu cánh quạt A-29 Super Tucano (do Công ty Embraer Brazil và đối tác hợp tác- Công ty cổ phần Sierra Nevada Corporation/SNC hợp tác chế tạo) đến máy bay tuần tra cỡ lớn P-8 Poseidon do hãng Boeing sản xuất.
Video đang HOT
Mạng tin tức ABC cho rằng, Mỹ còn có thể xuất khẩu cho Việt Nam các tàu như 5 tàu tuần tra tốc độ nhanh mà Việt Nam nhập khẩu của Mỹ vào năm 2013 – năm 2013 Mỹ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu USD dùng để nâng cao tốc độ cho Cảnh sát biển Việt Nam, khoản tiền này chủ yếu dùng để mua 5 tàu tuần tra của Mỹ. Do bị ảnh hưởng bởi cấm vận vụ khí đối với Việt Nam, khi đó 5 tàu tuần tra nhanh Mỹ cung cấp cho Việt Nam đều là tàu chiến kiểu phi vũ trang.
Mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ chỉ ra, hiện nay, Việt Nam “hoàn toàn không đặt mua bất cứ trang bị nào”. Nhưng, xét tới chính sách mới của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra mới chỉ một tuần, tình hình này có thể sẽ nhanh chóng thay đổi. Đối với các nhà thầu quốc phòng Mỹ, thị trường Việt Nam hoàn toàn không phải là một chiếc bánh có thể bỏ qua.
Máy bay chiến đấu phản lực Scorpion của Tập đoàn Textron, Mỹ
Về tài sản không quân, để bảo đảm an ninh trên biển, Việt Nam có thể sẽ mua sắm sản phẩm của hai doanh nghiệp Mỹ, đó là Công ty Boeing – doanh nghiệp sản xuất máy bay tuần tra trên biển P-8 Poseidon tiên tiến nhất thế giới (loại máy bay đang được Hải quân Mỹ trang bị, thay thế cho P-3C và đã bán cho Ấn Độ…) và Công ty Sierra Nevada – doanh nghiệp chế tạo máy bay chiến đấu cánh quạt Super Tucano. Đối với quốc gia có ngân sach quôc phong thấp hơn 10 tỷ USD, 2 loại máy bay này đều là sự lựa chọn “hàng tốt giá rẻ”.
Công ty thứ ba có thể được lợi từ Việt Nam là Tập đoàn Textron Mỹ, công ty này có thể cung cấp sự lựa chọn may bay chiên đâu có lời hơn, tốc độ nhanh hơn so với Super Tucano, đó là máy bay chiến thuật động cơ phản lực 2 động cơ, 2 chỗ ngồi “Bọ cạp” (Scorpion) do Công ty Cessna thuộc Tập đoàn Textron nghiên cứu chế tạo. Việt Nam còn có thể sẽ lựa chọn mua máy bay trực thăng tuần tra trên biển Sea Hawk rất được ưa chuộng trên phạm vi toàn cầu, do Công ty máy bay Sikorsky Mỹ nghiên cứu chế tạo.
Về tài sản trên biển, đối tác mà Việt Nam có khả năng lựa chọn hợp tác nhất là nhà máy đóng tàu Bollinger (Bollinger Shipyards), nhà máy đóng tàu này là nhà chế tạo tàu tuần tra bờ biển lớp “Cơn lốc” (Cyclone). Ngoài ra, nhà cung ứng vũ khí tiềm năng của Việt Nam còn bao gồm Công ty hàng hải Huntington Ingalls cùng với Công ty Lockheed Martin – doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo tàu tuần duyên Hải quân Mỹ và nhà máy đóng tàu Austal.
Máy bay trực thăng Sea Hawk do Mỹ chế tạo
Tàu tuần tra bờ biển Cyclone do Mỹ chế tạo
Việc Mỹ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các đại gia vũ khí Mỹ với thị trường quốc phòng Việt Nam, theo phân tích của tạp chí đầu…
Theo Giáo Dục
Học giả Mỹ: Bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam là hành động đúng đắn
Ông Joshua Kurlantzick, chuyên gia Đông Nam Á thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR, ở Washington, Mỹ) viết trên trang tin của CFR rằng Mỹ có bước tiến đúng đắn khi quyết định bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để duy trì ổn định trong khu vực.
Máy bay tuần tra biển và săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ đang bay theo dõi một tàu ngầm trên đại dương - Ảnh: Lockheed Martin
Trong bài viết ngày 8.10, ông Kurlantzick cho rằng trong các nước Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam là phù hợp lợi ích chiến lược của Mỹ để nước này quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam ngày 2.10.2014 qua, sau khi đã kéo dài 40 năm nay.
Theo tác giả, không giống như ở Myanmar hay Thái Lan, chính phủ Việt Nam quản lý chặt chẽ lực lượng vũ trang, và quân đội Việt Nam chuyên nghiệp hơn so với Myanmar và Thái Lan. Tình hình Việt Nam ổn định hơn Myanmar hoặc thậm chí cả với Thái Lan, và người dân có xu hướng ủng hộ Mỹ.
Quân đội Việt Nam về tầm quan trọng chiến lược là lớn hơn, và khi ở trong một cuộc xung đột lại có hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia khác ở Đông Nam Á, bao gồm cả Malaysia và Thái Lan.
Lực lượng hải quân Việt Nam chuyên nghiệp và được đào tạo tốt. Vị trí chiến lược của Việt Nam, ngay bên cạnh Biển Đông, đặt nước này ở trung tâm của tuyến đường hàng hải quan trọng và là trung tâm của một trong những khu vực mà Mỹ và Trung Quốc có nhiều khả năng xung đột nhau.
Thậm chí tác giả bài báo còn cho rằng vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể cung cấp cảng tốt nhất cho các tàu hải quân Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột ở Biển Đông.
Và không như Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam đã trải qua các cuộc đấu tranh với Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và có chung biên giới đất liền dài với Trung Quốc, có rất ít ảo tưởng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, và sẵn sàng bảo vệ vị trí của mình trong tranh chấp với Bắc Kinh qua chính sách ngoại giao khéo léo cùng thực lực quốc phòng vững mạnh.
Tại cuộc gặp hai bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh (Việt Nam) và John Kerry (Mỹ) ở Washington ngày 2.10.2014, phía Mỹ thông báo chính thức dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chủ yếu là sẽ cung cấp khí tài phục vụ giám sát hàng hải và phòng thủ biển - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Tác giả cũng dẫn lại ý kiến của một chuyên gia quốc phòng là ông Paul Leaf nói về lợi thế đối tác tốt của Việt Nam, khi cho biết chi tiêu quốc phòng của Việt Nam đã tăng 130% từ 2012-2013, lớn thứ hai Đông Nam Á, chủ yếu để hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân. Vị trí của Việt Nam có giá trị chiến lược khi chung biên giới dài hơn 1.000 km với Trung Quốc và tiếp giáp Biển Đông.
Là quốc gia đông dân nhất của Đông Nam Á trên phần lục địa, Việt Nam cũng có nền kinh tế, mà nếu xử lý tốt những khó khăn và trì trệ hiện nay, sẽ có rất nhiều không gian để phát triển hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.
Và tác giả cho rằng với chính sách đối ngoại đòi hỏi về sự cân bằng chiến lược và giá trị, thì ở Đông Nam Á, Việt Nam là nơi có giá trị chiến lược. Nhà Trắng nên đẩy mạnh hơn nữa việc bán vũ khí và quan hệ đối tác.
Theo Tin Nóng
Nếu Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, Việt Nam nên làm gì? Có khả năng Mỹ sắp bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng bằng vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ. BBC dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Mỹ AP cho biết: Ted Osius, ngươi săp trơ thanh đai sư mơi cua My ơ Viêt...