Báo Mỹ khen nức nở “hung thần” diệt tăng Su-25 của Nga
Lý do đằng sau uy tín và danh tiếng ấn tượng khắp thế giới của chiếc chiến đấu cơ Su-25 Frogfoot của Nga nằm ở chỗ loại vũ khí này đem đến một giải pháp hữu ích và hiệu quả cho nhu cầu nổ tung các mục tiêu dưới mặt đất, một tạp chí có tiếng của Mỹ đã bình luận như vậy.
Su-25 của Nga
Sukhoi Su-25 là loại chiến đấu cơ tấn công mặt đất với hai động cơ và một chỗ ngồi. Su-25 do tập đoàn chế tạo máy bay quân sự lừng danh Sukhoi của Nga thiết kế và chế tạo. Loại máy bay chiến đấu này đã phục vụ trong Không quân Nga hơn 25 năm và nó đã được xuất khẩu đi hàng chục nước trên thế giới.
Su-25 được trang bị vũ khí mạnh với một khẩu pháo 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất. Nó có thể mang hơn 4.000kg vũ khí. Su-25 đã từng tham gia cuộc chiến ở Chechnya năm 1995 và tác chiến trong ngày đầu tiên của cuộc xung đột kéo dài 5 ngày giữa Nga và Gruzia vì vấn đề Nam Ossetia và Abkhazia.
Máy bay chiến đấu Su-25 của Nga xứng đáng được gọi là “ xe tăng bay”, chủ bút chuyên mục của tạp chí National Interest – ông Sebastien Roblin bình luận. Cái tên xe tăng bay ban đầu được sử dụng để miêu tả phiên bản trước đó thời Xô-viết của Su-24 – đó là chiếc máy bay tấn công mặt đất Il-2 Sturmovik. Chiếc cường kích Il-2 Sturmovik đã tạo được uy tín vang dội trong Chiến tranh Thế giới thứ II khi vừa có thể nã đạn liên tiếp trong khi thả bom và bắn rocket vào các xe tăng Đức.
Video đang HOT
“Người kế nhiệm” của Il-2 – Su-25 nổi danh với tư cách là chiếc máy bay khó bị bắn hạ nhất thế giới. Nhanh nhẹn và được trang bị vũ khí hạng nặng, những chiếc máy bay tấn công Su-25 đã được đưa vào sản xuất từ năm 1978. Loại máy bay này được thiết kế cho “một trận đánh lớn giữa lực lượng mặt đất của NATO và khối Hiệp ước Warsaw”. Vì thế, nó có thể bay ở tầm thấp và bay chậm để quan sát chính xác trận địa. Bay tầm thấp đồng nghĩa với việc nó không thể bị hạ gục bởi tên lửa đất đối không tầm xa của NATO cũng như bởi hệ thống súng máy phòng không.
Để đảm bảo chiếc máy bay được bảo vệ, cục thiết kế của Sukhoi đã phát triển một cái gọi là “ống” titan bảo vệ cả phi công và hệ thống điện tử trong máy bay. Những tấm bọc thép với độ dày lên tới 10 đến 25 milimet được bọc xung quanh cabin. Vì vậy, không ngạc nhiên khi Su-25 trở nên nổi tiếng vì sống sót được trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, khó khăn nhất trên chiến trường.
Loại máy bay này được ví là “hung thần diệt tăng” của Không quân Nga và được so sánh với cường kích A-10 Thunderbolt II nổi danh của Mỹ. A-10 nặng hơn, chậm hơn nhưng có tầm xa hơn và thời gian chiến đấu lâu hơn. Tuy nhiên, trong khi Không lực Mỹ dự kiến cho A-10 nghỉ hưu trong thời gian tới thì Su-25 của Nga tiếp tục được nâng cấp để có thể kéo dài thời gian hoạt động hiệu quả.
Theo ông Roblin, “trong khi rất hài hước khi ngưỡng mộ những chiếc chiến đấu cơ có khả năng hoạt động cao như MiG-29 hay F-22 Raptor thì những chiếc Su-25 không mấy hấp dẫn đến nay lại có ảnh hưởng lớn hơn trong một loạt cuộc xung đột”.
Theo Vnmedia
Ngăn Trung Quốc làm càn, Nhật cải tiến 200 chiến đấu cơ, mang gấp đôi tên lửa
Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định cải tiến 200 chiến đấu cơ F-15 để mỗi máy bay có khả năng chở gấp đôi tên lửa không đối không so với hiện tại trong một nỗ lực nhằm chuẩn bị cho các cuộc đối đầu tiềm năng với Không quân Trung Quốc tại các đảo tranh chấp giữa 2 nước trên biển Hoa Đông.
Theo Nikkei Asian Review, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có thể sẽ đề nghị chính phủ cấp thêm ngân sách để cải tiến các chiến đấu cư F-15 do Mỹ chế tạo, hiện thuộc biên chế của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (ASDF).
Một trong những cải tiến là nhằm giúp F-15 có khả năng mang gấp đôi số tên lửa không đối không so với hiện tại, từ 8 quả lên 12 quả. Thêm vào đó, phần cánh và các bộ phận khác của chiến đấu cơ loại này cũng sẽ được cải tiến để kéo dài tuổi thọ của chúng.
Chiến đấu cơ F-15 Eagle
ASDF được biên chế tổng cộng 200 chiến đấu cơ F-15 trong các hoạt động huấn luyện và chiến đấu, bên cạnh khoảng 90 chiến đấu cơ đa năng Mitsubishi F-2.
Năm 2017, Nhật Bản thông báo ngân sách quốc phòng rơi vào khoảng 51 triệu USD, bao gồm khoản chi phí cho thương vụ mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 thế hệ thứ 5 của Mỹ mà nước này đang theo đuổi. Nếu mua F-35 thành công, Nhật Bản dự kiến sẽ triển khai chiến đấu cơ này ở căn cứ không quân Misawa, mũi phí bắc đảo Honshu, một hòn đảo chính của Nhật Bản.
Tokyo cáo buộc, Trung Quốc đang "hành động ngày càng quyết đoán" hơn gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Diễn biến này buộc Nhật Bản phải đáp trả bằng cách, tái triển khai các lực lượng gần khu vực tranh chấp đồng thời đầu tư tiền của để tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội.
"Phạm vi hoạt động của các máy bay quân sự Trung Quốc đã mở rộng hơn và đang đến gần lãnh thổ của chúng tôi hơn", Nikkei Asian Review dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Bộ này cũng tiết lộ thêm rằng, ASDF đã phải triển khai chiến đấu cơ 199 lần để chặn các máy bay quân sự Trung Quốc kể từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đầu tuần này, truyền thông Nhật Bản đưa tin, Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cạnh vùng biển tranh chấp với Tokyo trên biển Hoa Đông khi xây một bến tàu trên đảo Nanji.
Trong khi đó, hạm đội biển Hoa Đông của Trung Quốc cũng tiến hành tập trận hải quân tầm xa, mô phỏng một cuộc tấn công bằng tên lửa chống lại chiến hạm đối phương. Bắc Kinh tuyên bố đây là cuộc tập trận thường kỳ và không vi phạm luật quốc tế.
Theo Danviet
Mỹ điều chiến đấu cơ chặn máy bay Syria để bảo vệ nhân viên Liên minh quốc tế do Washington dẫn đầu điều chiến đấu cơ bảo vệ các cố vấn Mỹ đang phối hợp với lực lượng người Kurd sau khi có phi cơ chính phủ Syria oanh tạc khu vực này. Chiến đấu cơ F/A-18E của Mỹ xuất kích từ tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN 69) trên Địa Trung Hải ngày 28/6....