Báo Mỹ khen ngợi điện ảnh Việt nhiều tham vọng, phục hồi “xuất sắc” sau đại dịch
Sự phục hồi nhanh chóng tại các phòng vé ở Việt Nam khiến các chuyên gia quốc tế vô cùng bất ngờ.
Ảnh: Trấn Thành Town
Tết Nguyên đán là giai đoạn quan trọng đối với các rạp chiếu phim tại một số vùng lãnh thổ châu Á. Tuy nhiên, theo đánh giá của Deadline, không nơi nào lại cạnh tranh gay gắt hơn ở Việt Nam trong năm nay. Trong đó, phim Mai của Trấn Thành được nhắc đến như người chiến thắng tại phòng vé trong dịp Tết Giáp Thìn này.
Mai của Trấn Thành đã đứng đầu về mặt doanh thu với hơn 476 tỷ đồng và đã tự phá vỡ kỷ lục do chính mình thiết lập vào thời điểm này năm ngoái. Cũng được phát hành trong dịp Tết, bộ phim Gặp lại chị bầu của đạo diễn Nhất Trung đứng ở vị trí thứ 2 với hơn 82 tỷ đồng. Hai bộ phim nội địa khác là Sáng Đèn và Trà dù đã công bố ra mắt nhưng sau đó đành rút lui khỏi rạp sau vài ngày vì cuộc chiến phòng vé quá căng thẳng. Ngoài ra, những bộ phim quốc tế khác cũng được phát hành trong dịp này.
Lịch chiếu dày đặc phản ánh Việt Nam là một thị trường điện ảnh sôi động và có sự phục hồi xuất sắc sau đại dịch. Theo một số đánh giá, sự phục hồi ở Việt Nam có mức tăng nhanh thứ hai châu Á, sau Ấn Độ. Ngoài ra, ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam cũng được đánh giá là trẻ và tràn đầy năng động. Lấy ví dụ cho điều này, Deadline nhắc tới phim kinh dị Quỷ Cẩu do Lưu Thành Luân lần đầu làm đạo diễn đã thu về hơn 108 tỷ đồng, lập kỷ lục về phim kinh dị nội địa ở Việt Nam.
Ảnh: 89s Group
Video đang HOT
Về cơ bản, thị trường điện ảnh Việt được đánh giá có mức tăng trưởng “bất thường”. Doanh thu phòng vé tăng trưởng ổn định 10% hàng năm trước đại dịch, vượt qua Thái Lan – quốc gia có ngành điện ảnh phát triển hơn và lâu đời hơn rất nhiều. Năm 2023, doanh thu phòng vé Việt đạt 150 triệu USD, tương đương 90% mức trước đại dịch từ tổng số 1.100 rạp phim. Đây là con số không tệ đối với một thị trường mà năm 2010 chỉ có 90 rạp chiếu và doanh thu hàng năm dưới 15 triệu USD.
Theo Deadline, sự tăng trưởng này đến từ nhiều yếu tố, một trong số những yếu tố lớn nhất là các hệ thống từ các rạp chiếu CJ CGV và Lotte Cinema cũng như Galaxy Cinema, BHD Star Cineplex. Gần đây, Việt Nam cũng chứng kiến sự xuất hiện của chuỗi rạp chiếu mới như Beta Cinemas và Cinestar, cung cấp giá vé thấp hơn dành cho sinh viên và khán giả thu nhập trung bình. Ngoài ra, ngành sản xuất địa phương cũng sôi động hơn khi thử nghiệm ở nhiều thể loại mới với nhiều phim hơn.
Ảnh: Lotte Entertainment
Khán giả trẻ cũng được coi là những người quyết đinh thị hiếu của thị trường. Đây cũng là đối tượng khán giả khó tính. Họ rất tích cực trên các nền tảng mạng xã hội và sẽ lập tức phản ứng nếu như chất lượng của bộ phim không tốt. Tín hiệu đáng mừng ở Việt Nam là khán giả có vẻ thích phim nước nhà hơn phim điện ảnh Hollywood khi chỉ có hai tựa phim của Mỹ lọt vào top 10 trong năm 2023, 6 tựa phim của Việt Nam lọt vào BXH. Kết quả này phản ánh xu hướng hậu đại dịch, khi mà nguồn cung cấp phim mới của các hãng phim Mỹ chậm lại do ảnh hưởng từ COVID-19 cùng cuộc đình công kép. Hơn nữa, khán giả gen Z đang đòi hỏi những nội dung phù hợp hơn về mặt văn hoá đối với họ.
Deadline cũng nhận xét ngành điện ảnh Việt Nam không thiếu tham vọng, tuy nhiên, vấn đề là ngành này vẫn đang trong giai đoạn đầu. Do đó, các nhà đầu tư vẫn đang thận trọng sau đại dịch và nguồn nhân lực không đủ lớn để đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khán giả. Nhìn về lâu dài, những người trong ngành vẫn có một cái nhìn tích cực, hướng tới tương lai không xa ngành điện ảnh Việt Nam sẽ đạt mốc doanh thu 200 triệu USD.
Phim Việt hứa hẹn khuấy đảo phòng vé năm 2024
Ngoài một số dự án phim nghệ thuật, dòng phim thương mại, giải trí của điện ảnh Việt hiện đang có một loạt tác phẩm chuẩn bị tung ra chiếu rạp trong năm 2024.
Kỳ vọng phá kỷ lục hơn 1.600 tỉ đồng
Với doanh thu gần 94 tỉ đồng (tính đến hết 21.1), phim kinh dị có kinh phí thấp Quỷ cẩu được xem là một thành công bất ngờ của ê kíp đạo diễn trẻ Lưu Thành Luân. Thành tích này giúp thị phần phim Việt chiếu rạp năm 2023 có doanh thu hơn 1.600 tỉ đồng (tổng doanh thu phòng vé Việt năm 2023 tính cả phim nước ngoài đạt hơn 3.700 tỉ đồng).
Phương Anh Đào và Tuấn Trần trong phim Mai. ĐPCC
Để có được tỷ lệ hơn 42% của tổng doanh thu phòng vé này (trong 10 năm qua, doanh thu phim Việt chỉ chiếm khoảng 18 - 33%), phải nói phim Việt đa số chỉ nhờ vào các phim chiếu ở mùa tết, dịp lễ 30.4 với doanh thu đột biến, còn lại là phim thua lỗ. Đáng kể nhất là Nhà bà Nữ thu hơn 475 tỉ đồng, Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh - 272 tỉ đồng, Siêu lừa gặp siêu lầy - 121 tỉ đồng, Chị chị em em 2 - 121 tỉ đồng, Con Nhót mót chồng - 75 tỉ đồng... Bên cạnh đó là các phim chiếu ở quý 4: Đất rừng phương Nam - 140,1 tỉ đồng, Người vợ cuối cùng - 97,3 tỉ đồng, Kẻ ăn hồn - 67 tỉ đồng...
Nếu như năm 2023, tổng số lượng phim Việt ra rạp khoảng hơn 25 phim, thì ngay từ đầu 2024, các nhà sản xuất và phát hành đã công bố hàng loạt phim sắp sửa trình chiếu, trong đó có nhiều phim đầu tư lớn về kinh phí, ê kíp đạo diễn nổi tiếng, quy tụ dàn diễn viên ngôi sao... Loạt phim được mong đợi có thể kể 4 phim chiếu Tết Nguyên đán (ra rạp từ 10.2): Mai của Trấn Thành, Gặp lại chị bầu của Nhất Trung, Sáng đèn của Hoàng Tuấn Cường, Trà của Lê Hoàng. Chọn trình chiếu vào "thời điểm vàng" trong năm, giới chuyên môn đang tập trung chú ý vào phim Mai của Trấn Thành khi đạo diễn này nói "đầu tư hơn 50 tỉ đồng và là phim tâm huyết nhất". Liệu Mai có thể bứt phá kỷ lục tết năm ngoái của Nhà bà Nữ hay không khi vẫn có sự góp mặt của dàn diễn viên quen thuộc như Phương Anh Đào, Tuấn Trần, Uyển Ân, Hồng Đào, Ngọc Giàu, Việt Anh, Anh Đức, Khả Như...
Phim B4S - Trước giờ yêu. ĐPCC
Nhiều phim hơn, chất lượng có khả quan hơn ?
Với 3 phim tết còn lại - Gặp lại chị bầu dù quy tụ các diễn viên đang nổi như Diệu Nhi, Anh Tú, Lê Giang... nhưng đề tài cũ; Sáng đèn - phim tình cảm gia đình, tình người trong một đoàn hát cải lương; Trà - chuyện ngoại tình trong hôn nhân, đa số khán giả cho biết "còn do dự để xem, vì chưa biết chất lượng thực hư ra sao ngoài những thông tin đang chạy truyền thông rầm rộ".
Rạp Việt cũng sắp trình chiếu bộ phim B4S - Trước giờ yêu, chủ đề tình yêu - tình dục 18 , do hãng phim của Phan Gia Nhật Linh sản xuất, được đạo diễn bởi 3 cái tên mới: Tùng Leo, Michael Thái, Huỳnh Anh Duy. Dự định ra rạp ngày 14.2, nhưng để tránh "đụng" với 4 phim tết vẫn còn đang chiếu, B4S - Trước giờ yêu chọn dời sang 12.4. Phim hứa hẹn đem lại màu sắc tươi mới cho điện ảnh Việt với phong cách làm phim đa tuyến như các phim ngoại Love Actually, New York I Love You..., qua diễn xuất của các gương mặt trẻ: Jun Vũ, Khánh Vân, Khazsak, Tôn Kinh Lâm, Tùng, Việt Hưng, Vinh Râu... Đạo diễn Tùng Leo cho biết: " B4S - Trước giờ yêu mang thông điệp tích cực để nhắn nhủ tới thế hệ trẻ tầm quan trọng của lòng tin và sự thấu hiểu trong một mối quan hệ yêu đương".
3 vai chính của phim Ngày xưa có một chuyện tình. ĐPCC
"Đạo diễn ăn khách" Lý Hải đã ấn định ngày chiếu Lật mặt 7: Một điều ước vào dịp lễ 30.4, với hy vọng tiếp tục công phá phòng vé như các phần phim trước. Câu chuyện xoay quanh một người mẹ và những đứa con, mang thông điệp chữa lành. Phim quay bối cảnh ở TP.HCM, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Hà Nội và quy tụ các diễn viên: Quách Ngọc Tuyên, Thanh Thức, Đinh Y Nhung, Tiết Cương, Trương Minh Cường, Thanh Hiền, Mạnh Dung... Lý Hải nói: "Tôi chọn thể loại tình cảm, gia đình vì không muốn đóng khung với dòng phim hành động sở trường".
Một tác phẩm gây chú ý khác là phim chuyển thể từ truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh - Ngày xưa có một chuyện tình, do Trịnh Đình Lê Minh đạo diễn; Avin Lu, Đỗ Nhật Hoàng, Ngọc Xuân đóng chính. Phim xoay quanh câu chuyện tình bạn, tình yêu giữa hai chàng trai và một cô gái từ thuở ấu thơ ở một tỉnh lẻ miền Trung, cho đến khi trưởng thành, phải đối mặt với những thử thách của số phận. Trịnh Đình Lê Minh nói không áp lực với các phim chuyển thể truyện Nguyễn Nhật Ánh trước đó, như Mắt biếc (2019) của Victor Vũ, vì mỗi đạo diễn có cách cảm thụ và lối kể chuyện khác nhau. Nhìn từ thành công về doanh thu của các phim chuyển thể truyện Nguyễn Nhật Ánh, có thể kỳ vọng Ngày xưa có một chuyện tình sẽ thu hút khán giả nếu phim được làm chỉn chu, chất lượng tốt.
Hiện tại, nếu tính về số lượng suất chiếu được xếp lịch tại các rạp, theo thống kê của Box Office Vietnam (đơn vị cung cấp số liệu phòng vé) thì phim Việt khá thuận lợi tiếp cận khán giả khi được các nhà rạp rất ưu ái.
Nhà sản xuất Nguyễn Khoa nhận định: "Tuy có nhiều phim Việt ra mắt hơn trong năm 2024, nhưng thực tế vẫn còn nhiều nỗi lo, bởi nhìn lại năm 2023 thì thấy chất lượng phim còn bấp bênh, không đồng đều, đa số phim dở tệ, dẫn đến khoảng cách giữa phim có doanh thu cao và thấp nhất chênh lệch lớn. Điều quan trọng nhất vẫn là phải có phim hay để có được những cột mốc kỷ lục mới cho phim Việt".
Qua rồi cái thời khán giả ra rạp chọn bừa một phim để thưởng thức dịp Tết Các kỷ lục phòng vé Việt liên tục bị xô đổ trong thời gian qua nhưng còn đó những tác phẩm kém chất lượng, thua lỗ nặng nề khi ra rạp. Mùa phim Tết 2024 vừa qua chứng kiến 2 thái cực trái ngược hoàn toàn của điện ảnh Việt. Mai của Trấn Thành vượt mốc 400 tỷ đồng chỉ sau 12 ngày,...