Báo Mỹ điểm danh 5 vũ khí TQ đang phát triển để đương đầu Washington
Quân đội Trung Quốc sẽ phát triển 5 loại vũ khí để bảo vệ các tuyến đường thương mại và tập hợp sức mạnh cho một cuộc xung đột tiềm năng với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Theo bài báo đăng trên National Interest, đầu tiên Bắc Kinh nên xem xét xây dựng tàu sân bay năng lượng hạt nhân để bảo vệ lợi ích của mình ở Ấn Độ Dương và khỏa lấp cho thực tế rằng Trung Quốc không có căn cứ hải quân nào ở nước ngoài như Mỹ. Tàu sân bay năng lượng hạt nhân là một lựa chọn khả thi để giúp Trung Quốc triển khai quân sự ở vùng biển xa.
Máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014.
Thứ hai là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình. Mặc dù có các tàu ngầm Type 094 và Type 095 mang ống phóng thẳng đứng, chúng khá nhỏ so với các tàu ngầm cùng chức năng của Nga và Mỹ. Các tàu ngầm lớn hơn sẽ giúp Mỹ có khả năng tấn công không chỉ tàu Mỹ mà còn cả mục tiêu trên đất Mỹ. Ngoài ra nó cũng giúp cho việc triển khai các đơn vị đặc biệt hoặc tàu ngầm không người lái.
Thứ 3 là sự phát triển UAV sẽ cho phép Trung Quốc tuần tra vùng biển đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông và sẽ tăng các nỗ lực do thám của Trung Quốc. Hiện cả Trung Quốc và Mỹ đều đang tăng cường phát triển các UAV vì chi phí của máy bay chiến đấu có người lái đắt hơn nhiều.
Thứ 4 là tàu đổ bộ. Các tàu đổ bộ có thể được sử dụng để xâm nhập Đài Loan hoặc đổ bộ chiếm các đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Các tàu đổ bộ cũng có khả năng chống ngầm và có thể hoạt động như tàu sân bay để triển khai quân.
Video đang HOT
Cuối cùng là máy bay vận tải hạng nặng là một lĩnh vực được cho là đầy hứa hẹn của Trung Quốc. Máy bay vận tải Y-20 có thể mang lại các giải pháp nếu như các kỹ sư có thể giải quyết vấn đề về khó khăn về động cơ và đưa nó vào sản xuất hàng loạt. Trung Quốc cũng đã cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt trong lĩnh vực vận tải chiến lược bằng máy bay Shaanxi Y-9 được cho là có thể so sánh với máy bay vận tải C-130 của Mỹ hay các máy bay Airbus A400M của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Người đưa tin
Báo Mỹ: Trung Quốc là thách thức lớn hơn Liên Xô thời "Chiến tranh lạnh"
Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, hiện Bắc Kinh đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Washington, nguy hiểm hơn cả Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh.
Độc giả của tờ "Lợi ích quốc gia" Hoa Kỳ (The National Interest) đang đặc biệt quan tâm đến các bài viết liên quan đến việc Trung Quốc trở lại hàng ngũ các cường quốc và Hoa Kỳ sẽ phải đối phó với những thách thức mới nổi lên từ đó như thế nào. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, trong hành lang quyền lực Washington và các cơ cấu khác ở Hoa Kỳ, vấn đề này phổ biến được coi là "chuyện con voi trong nhà", nguy cơ hiển hiện trước mắt nhưng lại không được thảo luận rõ ràng.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ và công chúng phải đối mặt với thực tế: trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành thách thức an ninh lớn nhất đối với Hoa Kỳ, thậm chí có thể vượt qua cả Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Washington sẽ sớm phải chấp nhận 4 thực tế sau đây: Đầu tiên, Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ tiếp theo và cố vấn của ông sẽ phải đối mặt với một thực tế là chính sách kiềm chế Trung Quốc hiện đang áp dụng, cuối cùng cũng sẽ thất bại.
Trước đây, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick yêu cầu Trung Quốc trở thành "bên hữu quan có trách nhiệm"; còn cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell chủ trương thực hiện "chính sách hòa giải" với Trung Quốc, để tránh dẫn đến những xung đột thảm khốc giữa các cường quốc.
Trung Quốc đang trở thành thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã đáp trả lại Washington bằng thái độ ngày càng tự phụ hơn, đưa ra thêm chiến thuật "lát cắt xúc xích" (hay còn được một số nhà phân tích gọi là chiến thuật "tằm ăn dâu", "chiến lược cải bắp", "chiến thuật cờ vây") và đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa quân sự. Đến lúc này, các cơ quan hoạch định chính sách kế nhiệm của Hoa Kỳ không thể không thừa nhận rằng chính sách "khoan dung" với Trung Quốc không còn hiệu quả.
Thứ hai, cùng với cuộc cách mạng về công nghệ tên lửa và thiết bị thăm dò đang được ở Trung Quốc triển khai toàn diện, quân đội Hoa Kỳ buộc sẽ phải đối mặt với sự thật là những lí luận tác chiến truyền thống ở Tây Thái Bình Dương đã không còn hiệu quả.
Gần đây, dự định triệt tiêu kho vũ khí tên lửa đang lớn mạnh của Trung Quốc thông qua việc triển khai các tên lửa tầm trung yếu ớt của Mỹ chỉ làm nguy cơ thêm trầm trọng, bởi vì đó sẽ là nguyên cớ khiến hai bên đều muốn đánh đòn phủ đầu.
Thứ ba, Quốc hội và ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ phải điều chỉnh lại các chính sách tương ứng, phù hợp với kế hoạch tái thiết lại quân đội Mỹ theo hướng từ bỏ tầm gần, tập trung vào thiết bị bay tầm xa, tăng tàu ngầm và giảm số lượng tàu nổi cỡ lớn.
Mỹ đang định tái triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung đến châu Á - Thái Bình Dương để răn đe Trung Quốc
Khi các chiến hạm mặt nước của quân đội Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương phải rút lui vì mối đe dọa từ tên lửa chống hạm của Trung Quốc tăng lên từng ngày, thì mục tiêu 48 chiếc tàu ngầm của hải quân Mỹ quả thực là quá ít.
Cuối cùng, nhân dân Hoa Kỳ phải chấp nhận thực tế "không có ngày yên ổn". Nối tiếp những thách thức từ Liên bang Xô Viết trước kia và Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan hiện nay là sự uy hiếp đến từ Trung Quốc.
Bắc Kinh có thể dựa vào những nguồn lực hiện có của mình để trở thành sự uy hiếp lớn nhất đối với Washington. Hơn nữa, trong con mắt những người dân Mỹ, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai nước sẽ khiến cho tình thế ngày càng phức tạp hơn.
Kể từ khi cuộc chiến tranh Mỹ-Anh nổ ra vào năm 1812, lần cuối cùng Hoa Kỳ triển khai cạnh tranh an ninh khốc liệt với các đối tác tài chính, kinh tế lớn của mình cũng đã cách đây gần 200 năm.
Mối quan hệ thương mại ngày càng sâu sắc với Trung Quốc đã làm dấy lên một cuộc tranh luận ngày càng phức tạp trong lòng nước Mỹ về chính sách liên quan đến an ninh Châu Á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cần phải xem xét thận trọng mình nên làm gì với Trung Quốc trong thời gian tới.
Theo An Ninh Thủ Đô
Không quân Ukraine biên chế vận tải cơ "khủng" An-70 Hãng chế tạo máy bay Antonov vừa chính thức bàn giao máy bay vận tải An-70 cho Không quân Ukraine. Tạp chí Airrecognition cho hay, Không quân Ukraine đã đưa máy bay vận tải An-70 vào biên chế chính thức, sau khi hãng chế tạo máy bay Antonov hoàn tất quá trình kiểm tra khả năng cất và hạ cánh trên đường băng...