Báo Mỹ đặt câu hỏi: Vì sao nên ăn nhiều món Việt hơn nữa?
Tác giả đảm bảo với người đọc rằng món Việt không hề xa lạ, không hề khó ăn, không bao giờ đắt và đặc biệt tốt cho sức khỏe (tác giả cho rằng món Trung Quốc sử dụng quá nhiều dầu mỡ, còn món Thái hay dùng đường, đều khiến người ăn dễ bị ngấy).
Tờ The Atlantic (Mỹ) vừa đăng tải một bài viết về ẩm thực dưới góc nhìn kinh tế, tư vấn làm sao để độc giả mỗi lần ra ngoài dùng bữa là một lần hài lòng, mãn nguyện. Trong đó, món Việt được coi là một lựa chọn không bao giờ làm thất vọng thực khách. Bài báo có tên “Những nguyên tắc của một chuyên gia kinh tế khi đi ăn ngoài tiệm”. Bài báo đưa ra nhiều lý do thuyết phục để trả lời cho câu hỏi, vì sao nên ăn món Việt nhiều hơn nữa?
Trong đó, chuyên gia kinh tế đã có thâm niên 30 năm làm việc trong nghề – Tyler Cowen – đã vận dụng những kiến thức kinh tế học của mình để tư vấn cho độc giả cách có những bữa ăn ngoài tiệm thật ưng ý.
Theo Cowen, mỗi bữa ăn dở tệ ngoài tiệm là một lần phá hỏng niềm vui trong cuộc sống, là một lần lãng phí cơ hội được tận hưởng sự sung sướng của vị giác, thậm chí còn khiến người ta đánh mất thiện cảm đối với một nền văn hóa (nếu đang thưởng thức ẩm thức của một quốc gia khác).
Trong bài viết khá dài của mình, tác giả Tyler Cowen đã nhắc nhiều tới ẩm thực Việt, xin trích dẫn những phần chính yếu dưới đây:
Ẩm thực Việt không thể bị bắt chước
Ẩm thực của một số nước Đông Nam Á khá phổ biến tại Mỹ, nhưng theo Cowen, hương vị nguyên bản của những món này đang dần mất đi và không còn gây ấn tượng mạnh đối với thực khách như trước. Nguyên nhân là bởi những quán ăn bình dân này đang dần thỏa hiệp về nguyên liệu và cách chế biến, khiến chất lượng ẩm thực sụt giảm.
Đúng lúc này, ẩm thực Việt bắt đầu nổi lên, muộn hơn nhưng sáng chói hơn, và nhanh chóng trở thành điểm nhấn chủ đạo của ẩm thực Đông Nam Á tại Mỹ. Không như ẩm thực một số nước Đông Nam Á khác, ẩm thực Việt cho tới giờ vẫn chưa quá phổ biến tại Mỹ. Đối với người Mỹ, món Việt vẫn là một ẩn số đang dần được khám phá.
Trước nhu cầu ngày càng lớn của người dân Mỹ đối với ẩm thực Việt, ngày càng nhiều cửa hàng phục vụ món Việt mở ra trên khắp nước Mỹ, do những người gốc Việt làm chủ quán. Ẩm thực Việt không hề đối lập với gu ẩm thực của đông đảo người dân Mỹ. Do có chút ảnh hưởng của ẩm thực Pháp nên ẩm thực Việt càng dễ được ưa chuộng.
Video đang HOT
Theo Cowen, ẩm thực của một số nước Châu Á từng rất nổi tiếng tại Mỹ suốt nhiều thập niên, nhưng càng về sau càng ít được ưa chuộng, bởi họ mở rộng kinh doanh, nấu nướng đại trà, chất lượng ẩm thực đi xuống và dần đánh mất tên tuổi. Nhưng đối với món Việt, vì vẫn chưa xuất hiện “nhan nhản”, nên cho tới giờ vẫn chưa bị bão hòa.
Cowen lý giải, món Việt sử dụng quá đa dạng các loại gia vị, nước sốt, thảo mộc… nên nếu không phải một người Việt thực thụ và am hiểu về nấu nướng, sẽ không thể nào chế biến nổi.
Đối với những người hay dùng bữa ở ngoài, tác giả Cowen khuyên nên thường xuyên ghé qua những quán ăn của người Việt và hãy ăn nhiều món Việt hơn nữa.
Tác giả đảm bảo với người đọc rằng món Việt không hề xa lạ, không hề khó ăn, không bao giờ đắt và đặc biệt tốt cho sức khỏe (Cowen cho rằng món Trung Quốc sử dụng quá nhiều dầu mỡ, còn món Thái hay dùng đường, đều khiến người ăn dễ bị ngấy).
Một điểm thú vị mà Cowen nhắc nhở độc giả, đó là những chiếc lọ nhỏ đựng các loại gia vị trong quán ăn của người Việt: “Bạn không cần biết tên từng loại gia vị (vì các loại gia vị của Việt Nam rất khó phân biệt), nhưng hãy nhờ những người phục vụ hướng dẫn cách nêm nếm, bởi món Việt sẽ ngon hơn hẳn khi được kết hợp với đúng loại gia vị”.
Quán siêu nhỏ nhưng món tuyệt ngon
Theo Cowen, những quán ăn nhỏ của người nhập cư chính là thiên đường sáng tạo cho những đầu bếp “tài năng ẩn dật”. Họ rất có tài nấu nướng nhưng buộc phải khởi nghiệp từ những quán nhỏ để rồi sau đó nâng cấp dần dần cửa tiệm của mình.
Những chuyên gia phê bình ẩm thực không bao giờ biết tới những đầu bếp này, không bao giờ ghé qua những cửa tiệm vô danh này để viết bài bình luận hoặc chấm sao, vì vậy, những cửa tiệm này hoàn toàn chẳng có danh tiếng gì, khiến thực khách thoạt tiên tưởng chẳng có gì ấn tượng, nhưng những gì họ nhận được khi món dọn ra bàn sẽ làm thay đổi suy nghĩ ban đầu.
Chính tại những quán ăn nhỏ và vô danh như vậy, thực khách sẽ được phục vụ những món ăn lạ lẫm, ngon miệng và mang đặc trưng riêng có. Những cửa tiệm sang trọng khi phục vụ những món ăn như vậy chắc chắn thường khiến chiếc ví của thực khách “mỏng đi trông thấy” sau khi xong bữa. Đối với những tiệm nhỏ, món ăn được phục vụ tuyệt ngon mà thực khách sẽ không phải “xót ruột” lúc rút ví trả tiền.
Muốn thưởng thức ẩm thực chính hiệu của một quốc gia nào đó ngay trên đất Mỹ, không gì bằng thưởng thức món ăn do chính người dân nước đó nấu. Những người nhập cư này thường không có nhiều vốn để mở quán, họ khởi nghiệp từ những quán nhỏ, những chiếc xe đẩy bán đồ ăn di động.
Cowen khuyên độc giả của mình chớ ngại bước lại mua đồ ăn khi nhìn thấy một xe đẩy di động bán “banh mi Viet”, bởi đó chính là một trong những ví dụ kinh điển nhất của “quán siêu nhỏ nhưng món tuyệt ngon”.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ The Atlantic
4.000 tỷ "số hóa" SGK: Đừng đổ thêm gánh nặng lên vai cha mẹ nghèo
Nhiều độc giả đề nghị không nên biến trẻ em thành cái máy, đồng thời đừng đổ thêm gánh nặng lên vai cha mẹ nghèo.
Đề án "Thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP HCM năm học 2014 - 2015" với tổng kinh phí thực hiện thí điểm khoảng 4.000 tỷ đồng. Đề án này đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Theo đề án, nội dung trong SGK các môn học từ lớp 1-3 được số hóa theo công nghệ 3D, mỗi học sinh sử dụng một máy tính bảng riêng. Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm để soạn giáo án, quản lý lớp học và có thể kiểm soát học sinh. Tuy nhiên, đề án đang nhận được phản ứng trái chiều từ dư luận.
Đừng cố ép trẻ thành cái máy
Trong hàng trăm lá thư gửi về VOV.VN, độc giả Phan Thế Vinh bày tỏ, việc đưa ra 4.000 tỷ đồng để thay đổi cách giảng và cách học là không chấp nhận được. Về phía giáo viên, nếu tất cả đều phụ thuộc vào máy tính, thụ động trong mọi tình huống, quá trình giảng dạy không thể hay bằng khi đứng trên bục giảng. Thiết bị công nghệ chỉ bổ trợ cho công tác giảng dạy chứ không thay thế hoàn toàn. Về học sinh sẽ sinh ra lười biếng, lười suy nghĩ, lười tư duy vì tất cả đều có trên máy tính.
Cũng chung suy nghĩ như độc giả Phan Thế Vinh, độc giả Trần Nghĩa Hiệp đề nghị, "các nhà giáo dục đừng cố ép các cháu thành máy. Hãy lo cho các cháu nên người trước đã. Có tính người rồi thì học hành bao nhiêu cũng được. Chứ học sinh tiểu học mà đã như cái máy rồi thì tương lai có tốt đẹp được không đây?".
Học sinh nghèo (ảnh: internet)
Bạn đọc tên Xinh bày tỏ, nếu dùng 4.000 tỷ đồng này giúp cho được bao nhiêu bạn nhà nghèo đỗ đại học tiếp tục theo học thì tốt biết mấy. Những người xây dựng đề án có nghĩ đến hệ lụy con cái bạn mới lớp 1,2,3,4,5 tuổi lướt web, nhận thức chưa tốt sẽ dễ có hành động sai trái. Mà thực tế có rất nhiều vụ án giết người kinh hãi bắt nguồn từ việc trẻ nghiện game.
Bạn đọc lấy tên Cha Mẹ Học Sinh mong những nhà quản lý giáo dục nên cân nhắc khi đưa đề án vào thực hiện. Bởi lẽ "công nghệ" nếu không được sử dụng đúng sẽ gây nhiều nguy hại. Máy tính bảng, hay những thiết bị tương tự không thể dành cho những lứa tuổi còn nhiều "hiếu động vô thức". Nếu áp dụng trong các trường Đại học, Cao đẳng thì không có gì để bàn, vì ở tuổi có nhận thức đó mới có thể sử dụng đúng được.
Độc giả tên Trung bày tỏ nghi ngại, đề án này mang tính khả thi là bao nhiêu? Có phải ai cũng có tiền mua máy tính bảng, rồi những hệ lụy kéo theo khi dùng máy tính bảng" "Máy đâu phải bao năm vẫn chạy tốt, khi máy có vấn đề trong thời gian sửa chữa các em phải làm sao? Khi có ipad trong tay các em làm sao không chơi game và nhiều vấn đề nữa".
Đồng ý với ý kiến này, một bạn đọc khác cũng trăn trở, khi học sinh làm rơi ,vỡ hư hỏng, bị mất, bị trấn lột hay khi máy "đơ" thì ai chịu trách nhiệm sửa chữa? Trong thời gian sửa máy, học sinh lấy gì học? Máy bảo hành bao lâu, 1 năm hay chỉ 1 tháng?
Đừng dồn gánh nặng lên vai cha mẹ nghèo
Độc giả Nguyễn Văn Đoàn và nhiều độc giả chung câu hỏi "Dù các bác chuẩn bị đề án này chu đáo kỹ lưỡng đến đâu thì việc mua máy tính bảng cho bé là ai? Là gia đình phụ huynh chứ ai. Gia đình nghèo ở vùng sâu vùng xa thì việc bỏ ra vài trăm ngàn để trang bị một bộ tập, vở, một bộ quần áo mới... cho con đến trường cùng bạn bè là một điều hết sức khó khăn, nay họ phải bỏ ra vài triệu đồng để mua SGK điện tử thì thật là một điều hoang tưởng đối với họ".
Kinh phí khi sử dụng máy tính bảng sẽ là gánh nặng đối với nhiều gia đình là lo lắng chung của nhiều độc giả. Độc giả Lê Công Lý viết: "Không nên chồng thêm gánh nặng kinh tế lên đôi vai gầy của các phụ huynh nghèo. Không khoác thêm gánh nặng cho ngân quỹ Nhà nước bằng các thử nghiệm hao tiền tốn của mà hiệu quả phiêu diêu?".
Còn độc giả Đào Xuân Tân bày tỏ: "Dự án này có khả thi hay không, nếu có những gia đình chỉ lo cho con đủ ăn và nộp đủ các khoản cho nhà trường lấy đâu ra tiền mua máy tính bảng? Cần xem lại dự án này có ở "trên trời" không?".
Phản hồi về bài viết, "", độc giả Vũ Minh cho rằng "Những ý kiến của GS Trần Hải Linh thật sự rất cụ thể và đúng với tâm tư, lo lắng về chuyện học hành của con em của hàng triệu phụ huynh Việt Nam.Những nhà công tác giáo dục, đặc biệt lãnh đạo của bộ GD-ĐT cần phải nghiền ngẫm ý kiến đóng góp của người dân ở trong và ngoài nước. Tuổi thơ rất cần có môi trường hồn nhiên và trong sáng".
Độc giả Nam Hưng đề nghị: "Chỉ nên xây dựng giáo án điện tử tại trường, để môn học trở nên phong phú mà thôi. SGK vẫn phải tồn tại. Còn việc mỗi em phải trang bị một thiết bị điện tử như máy tính bảng là không nên: vì chắc chắn có nhiều lỗ hổng về ngôn ngữ, viết lách, suy nghĩ logic... mà mức độ nguy hiểm của nó là khó lường trước được"./.
Theo VOV
Hãng tin Nga xuyên tạc, vu khống Việt Nam: Độc giả dậy sóng phẫn nộ Hàng ngàn bạn đọc gửi email, gọi điện đến TS bày tỏ phẫn nộ sau khi hãng thông tấn Nga đăng bài xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam. Ngay sau khi TS đăng tải bài viết "Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam", hàng ngàn bạn đọc đã gửi email, gọi điện bày...