Báo Mỹ: Chúng ta nên giúp phe bồ câu Trung Quốc đánh bại phe diều hâu
“Sự thận trọng trước những thách thức từ bên ngoài của Trung Quốc suốt 30 năm đã bị thay thế bởi các hành động lỗ mãng, xuất phát từ sự tự phụ về thành quả của mình”.
New York Times ngày 17/7 đã đăng tải bài viết của tác giả Kishore Mahbubani với tiêu đề: “Hãy giúp đỡ phe bồ câu của Trung Quốc”.
Dưới đây là một đoạn trích trong bài viết này được tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đăng tải lại. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Sự thận trọng trước những thách thức từ bên ngoài của Trung Quốc suốt 30 năm đã bị thay thế bởi các hành động lỗ mãng
Năm 1980, kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/10 của Mỹ. 30 năm sau, tổng GDP của Trung Quốc đã vươn lên vị trí số 2 trên thế giới mà không khiến trật tự thế giới bị đảo lộn. Rồi, gần như không hề có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào, phương pháp thận trọng trước những thách thức từ bên ngoài của Trung Quốc trong suốt 30 năm phát triển đã bị thay thế bởi các hành động lỗ mãng, xuất phát từ sự tự phụ trước thành quả của mình.
Ở một mức độ nào đó, thái độ này có thể giải thích tại sao các nước phương Tây đi đến một nhận định chung: “Trung Quốc đã trở thành một cường quốc quân sự theo chủ nghĩa khoa trương”. Trước khi nhận định này trở thành một kết luận chắc chắn, chúng ta nên tự nhắc nhở mình: Trung Quốc là một xã hội lớn và hết sức phức tạp. Trong lần viếng thăm Trung Quốc gần đây, tôi phát hiện ra rằng tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đang tiến hành một cuộc tranh luận đặc biệt: “Trung Quốc nên sử dụng chiến lược nào?”.
Theo cách nói của phương Tây, Trung Quốc đang tồn tại hai phe: phe bồ câu và phe diều hâu. Phe diều hâu cho rằng Trung Quốc đã phải nhẫn nhịn chịu đựng hàng trăm năm nay, và rằng một Trung Quốc mới trỗi dậy nên quyết đoán để tranh giành những lợi ích về lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Nhưng trong cuộc tranh luận tại Bắc Kinh, phe bồ câu không hề bị lép vế, họ lợi dụng truyền thông của Phương Tây chỉ trích những đợt sóng này của Trung Quốc, nhắc nhở giới lãnh đạo trung Quốc đã xem nhẹ chính sách “Ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình.
Video đang HOT
Họ cho rằng những hành vi gây sức ép gần đây của Trung Quốc đã giải phóng cho “con hổ” tinh thần chống lại Trung Quốc, mà một khi đã thả ra rất khó bắt lại.
Khi trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện tranh luận, thì việc đưa ra kết luận vội vàng không phải là điều sáng suốt. Trung Quốc có thể trở nên thù địch hơn. Dư luận về việc chống Trung Quốc xuất hiện trên truyền thông phương Tây càng làm dấy lên chủ trương về “âm mưu khắc chế” của phương Tây đối với Trung Quốc.
So với thời của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, dư luận Trung Quốc đã phát huy tác dụng mạnh mẽ chưa từng có, nhưng việc Trung Quốc có được lực lượng cộng đồng mạng lớn nhất thế giới như ngày nay cũng tồn tại những nguy hiểm nhất định, nếu bị thao túng theo ý đồ xấu.
Những vấn đề ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Trung Quốc vẫn không hề thay đổi – đó là dành 90% sự quan tâm cho những sự vụ nội bộ. Nếu phe bồ câu có thể bảo vệ và chứng minh được quan điểm của mình trước phe diều hâu, thì điều này sẽ mang đến cho cộng đồng quốc tế những lợi ích rõ ràng. Bởi thế chúng ta nên đặt ra câu hỏi ” Phải làm gì để giúp đỡ phe bồ câu giành được thắng lợi?”.
Theo Tri Thức Trẻ
Trung Quốc sẽ có nội chiến vào năm 2030
Trong khi Trung Quốc liên tục có những hành động "khoe cơ bắp" ra bên ngoài trong thời gian gần đây, người Mỹ lại lo lắng hộ Trung Quốc về căn bệnh thâm căn của quốc gia đông dân này. Những thứ tưởng như sẽ mang đến sức mạnh tuyệt đối cho Trung Quốc lại chính là mầm họa cho họ.
1 tỉ người sẽ đổ về thành thị
Trung Quốc tự hào họ là quốc gia đông dân nhất thế giới, tổng GDP đã tăng lên xếp thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ). Với đà phát triển kinh tế như thời gian qua, người Trung Quốc tin rằng sớm muộn họ cũng vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 hành tinh.
Dân đông giúp Trung Quốc có thị trường lao động dồi dào và rẻ mạt. Nhờ vậy, họ trở thành công xưởng của thế giới mấy chục năm qua, từ đó trở thành quốc gia xuất khẩu.
Và dân đông cũng mang lại những phiền toái lớn cho Trung Quốc trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Tuy chính quyền Trung Quốc thành công phần nào trong quá trình chặn đà tăng dân số bằng chính sách một con, nhưng cách thức này giống như con dao 2 lưỡi.
Đô thị hóa làm khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc ngày càng kéo giãn
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), do kinh tế phát triển nên kéo theo quá trình đô thị hóa nhanh đến chóng mặt. Năm 2004, Trung Quốc có 200 triệu dân sống tại các đô thị, giờ số dân tại các đô thị là 730 triệu người.
Trung bình mỗi tháng có 1 triệu người Trung Quốc từ nông thôn lên "cắm rễ" tại thành phố với hy vọng tìm được cuộc sống tốt hơn. Thật ra, họ cũng chẳng biết sẽ làm gì tại thành phố nhưng còn hơn là cuộc sống khổ cực tại nông thôn.
Với đà này, WB ước tính đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có 1 tỉ thị dân.
Bất mãn và nguy cơ
Điều đáng lo ngại là đến 2030, do chính sách một con có từ cuối thập niên 1980, nên sẽ có tình trạng 1 người đến tuổi đi làm phải gánh 6 người (cha, mẹ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại). Những người từ nông thôn bỏ lên thành phố chủ yếu là giới trẻ đang ở độ tuổi làm việc.
Do vậy, người ta e rằng khi đó khu vực nông thôn Trung Quốc chỉ còn toàn người già lo việc đồng áng, cung cấp thực phẩm nuôi sống 1 tỉ người dân thành thị.
Tại thành thị, số lượng người đông đúc sẽ tạo áp lực cực cao lên công việc, tạo tỉ lệ thất nghiệp lớn cũng như tình trạng phân hóa giàu nghèo tăng cao. Ngoài ra, đô thị hóa quá nhanh cũng tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện.
Tầng lớp người nghèo ở thành phố được hình thành nhanh với số lượng đông đảo sống chui rúc bên những nhà cao tầng. Đó không phải là một môi trường phát triển bền vững.
Người dân Trung Quốc rất dễ bị kích động
Ngay từ lúc này, những điều bất ổn đã hình hành và được phản ánh qua nhiều vụ biểu tình của người Trung Quốc với chính quyền địa phương, do họ không hài lòng với cuộc sống hiện tại, trong khi những "nô bộc" gần dân nhất lại tham nhũng và sống phè phỡn.
Tương lai của Trung Quốc khá là u ám, nếu mọi chuyện không thay đổi. Trong một kịch bản cực đoan, bất ổn lớn có thể châm ngòi cho dòng người chạy tị nạn qua các nước láng giềng (trong đó có Việt Nam) hoặc thậm chí gây nguy hiểm đến an ninh toàn cầu.
Theo ước tính của viện Brooking (viên nghiên cứu và tư vấn chính sách của Mỹ đặt tại Washington), Trung Quốc sở hữu 250 đầu đạn hạt nhân. Các cuộc nội chiến tại Trung Quốc thường tàn khốc nên chẳng ai biết vũ khí hạt nhân có được lôi ra dùng hay không!
Nhưng Mỹ không muốn một viễn cảnh như vậy xảy ra.
"Mỹ rất mong muốn hỗ trợ sự ổn định của Trung Quốc" - Ratner, một thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho biết. "Chúng tôi không tham gia vào hoạt động sẽ làm suy yếu sự ổn định kinh tế và chính trị của họ, một phần vì nó sẽ không phục vụ lợi ích của chúng tôi".
Và có thể, neeesi Trung Quốc không chịu lo trị nội thương của mình, mà toàn gồng cơ bắp đi dọa nạt hàng xóm thì e rằng viễn cảnh đáng sợ vào 2030 sẽ đến.
Theo Một Thế Giới