Báo Mỹ: Chiến tranh hạt nhân là lá bài thực dụng của ông Putin
(Bình luận quân sự nước ngoài) – Ông Richard Burt, Chủ tịch Tổ chức Global Zero, khẳng định ông Putin coi chiến tranh hạt nhân là lá bài thực dụng.
Ngày 20/8, báo “Tin tức tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga” dẫn lại bài viết đăng trên Tạp chí Politico của Mỹ với tiêu đề: “Khác với Brezhnev, Putin có cái nhìn nghiêm túc về chiến tranh hạt nhân”, trong đó đưa ra các đánh giá nhận xét về sự thay đổi trong chính sách sử vũ khí hạt nhân của Putin.
Theo Tạp chí Politico, trong thời Liên Xô cũ, Moscow coi tiềm lực hạt nhân của mình chỉ là yếu tố kiềm chế bởi Quân đội Liên Xô vượt trội về số lượng và chất lượng vũ khí so với Quân đội phương Tây. Tuy nhiên, giờ đây chiến lược này của Moscow đã thay đổi, thực trạng của Quân đội Nga buộc Putin phải có cái nhìn khá nghiêm túc về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp đụng độ với Quân đội NATO hùng mạnh và được trang bị các loại vũ khí hiện đại hơn.
Vũ khí hạt nhân là Lá bài thực dụng của Putin
Tạp chí của Mỹ cho biết, khi còn là người lãnh đạo Liên Xô, Leonid Brezhnev không coi trọng việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình để răn đe châu Âu. Với sự vượt trội về xe tăng, pháo binh và tiềm lực con người của Liên Xô, khi đó Mỹ luôn phải lo lắng trước việc cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân của mình như thế nào để ngăn chặn cuộc tấn công hủy diệt hạt nhân nếu Liên Xô phát động.
Tuy nhiên, nước Nga của Putin hiện nay đang ở một cục diện hoàn toàn khác. Mặc dù, Moscow đã có 10 năm tiến hành chương trình hiện đại hóa quy mô lớn và chi cho quốc phòng 4,5% tổng sản phẩm quốc nội. Tham số này của Nga lớn hơn bất kỳ nước thành viên NATO nào, nhưng các lực lượng vũ trang thông thường của Nga vẫn phải lép vế về chất lượng cũng như kích cỡ trước các lực lượng của NATO.
Nhà nghiên cứu Pavel Baev thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm nhận xét, giữa những năm 1980, Liên Xô có thể bố trí tại Đông Đức 500.000 lính thì hiện nay nước Nga hiện đại chỉ có thể điều động khoảng 50.000 lính ở biên giới giáp Ukraine. Điều này cho thấy, Quân đội Xô Viết được tổ chức, huấn luyện và bảo đảm tốt hơn.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Politico, Cựu lãnh đạo Cơ quan an ninh quốc gia Ba Lan Stanislaw Koziej thừa nhận, các lực lượng vũ trang Nga đang không ngừng gia tăng sức mạnh nhưng điều này không thể thay đổi được một thực trạng rõ ràng rằng, hiện nay NATO là liên minh quân sự lớn nhất trên thế giới, có quân đội mạnh nhất, lực lượng kiềm chế có thể đập tan bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào trong trường hợp đối đầu.
Chính vì vậy, theo quan điểm của Tạp chí Politico, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng và có ham muốn chơi ván bài hạt nhân mãnh liệt hơn thời Leonid Brezhnev. Ông và đội ngũ cố vấn của mình luôn thấy hài lòng khi nhắc đến tiềm lực hạt nhân của Nga. Vì vậy, Nga đã đe dọa Đan Mạch rằng, nước này sẽ nằm trong tầm ngắm của các tên lửa Nga nếu Đan Mạch liên kết với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO.
Trong khi đó, theo ông Pavel Baev, các thành viên châu Âu của NATO không phải có ưu thế về phòng thủ, nhưng theo quan điểm của giới lãnh đạo quân sự Nga, NATO có ít nhất 3 ưu thế công nghệ mới vượt trội: vũ khí tác chiến tầm xa có độ chính xác cao, sử dụng công nghệ máy tính trên chiến trường và máy bay không người lái.
Ngoài ra, Tạp chí Politico khẳng định, Moscow buộc phải đối đầu với các lực lượng liên quân NATO, không chỉ gồm các khí tài kỹ thuật hiện đại của Mỹ mà còn hơn 1,4 triệu lính Mỹ. Điều này phân biệt rõ ràng Nga khác với Liên Xô khi các lực lượng vũ trang của Liên Xô nhận được sự yểm trợ của các thành viên Hiệp ước Warsaw.
Học thuyết quân sự mới được Điện Kremlin thông qua vào cuối năm ngoái cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nếu sự tồn vong của nước Nga bị đe dọa.
Tuy nhiên, câu hỏi vẫn mở khi mà chưa xác định rõ những động thái nào của NATO mà Nga cho là đe dọa đến sự tồn vong quốc gia Nga? Qua vấn đề này, rõ ràng có thể nhận thấy rằng, Học thuyết quân sự mới khác xa với Học thuyết thời Brezhnev, khi vũ khí hạt nhân đóng vai trò kìm chế.
Ông Richard Burt, Chủ tịch Tổ chức Global Zero, người ủng hộ giải giáp vũ khí hạt nhân hoàn toàn khẳng định, Putin và đội ngũ của ông coi chiến tranh hạt nhân là “lá bài thực dụng”.
Bên cạnh đó, đa số các chuyên gia được Politico hỏi đều tuyên bố, Nga chưa chắc đã vượt qua được “ranh giới đỏ” bởi thế hệ sỹ quan hiện nay của Nga không được đào tạo bài bản để triển khai một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Cuối cùng, Tạp chí này đưa ra kết luận rằng, hiện nay Liên minh NATO đang tìm kiếm các biện pháp đáp trả cái mà họ cáo buộc là “sự khiêu khích” của Putin. Điển hình là việc Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow tuyên bố NATO đã chuẩn bị cho các thành phố châu Âu đối mặt với cuộc tấn công hạt nhân, còn Không quân Mỹ bố trí 5 máy bay ném bom chiến thuật tại Anh tham gia vào một số cuộc tập trận quân sự tại Đông Âu.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Bị chỉ trích thăm Crimea, Putin mượn lại "lá bài dân tộc"
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/8 một lần nữa tuyên bố người Nga và Ukraine là một dân tộc.
Ông đồng thời tiếp tục bày tỏ tin tưởng Kiev sẽ cùng với Moscow xây dựng tương lai của mình.
Phát biểu trong cuộc gặp các hội xã hội dân tộc của Crimea, ông Putin cho rằng thực tế đáng xấu hổ hiện nay, đó là việc đặt toàn bộ quốc gia rộng lớn của châu Âu này dưới quyền quản lý từ bên ngoài với các vị trí chủ chốt trong chính phủ và khu vực thuộc về các công dân nước ngoài.
Tổng thống Putin nhiều lần khẳng định Nga và Ukraine là một dân tộc
Thực ra đây không phải là lần đầu tiên ông Putin khẳng định người Nga và người Ukraine là một dân tộc. Vào ngày 18/3 năm nay, kỷ niệm 1 năm ngày Crimea sáp nhập vào Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh:
"Ở Nga, chúng ta luôn coi người Nga và người Ukraine là một dân tộc. Giờ đây tôi vẫn nghĩ như vậy. Tất nhiên, chủ nghĩa dân tộc vẫn thường gây hại và nguy hiểm. Tôi tin rằng, nhân dân Ukraine sẽ đánh giá một cách khách quan và đúng đắn hành động của những người đã đẩy đất nước tới tình cảnh như ngày hôm nay.
Về phần mình, chúng ta sẽ làm tất cả có thể từ phía chúng ra để Ukraine vượt qua giai đoạn phức tạp này trong sự nghiệp phát triển của mình và để có thể nhanh nhất khôi phục lại các mối quan hệ bình thường giữa hai quốc gia. Và chính chúng ta, chúng ta sẽ tiến về phía trước. Chúng ta sẽ củng cố quốc gia của chúng ta, củng cố đất nước chúng ta".
Như vậy, lá bài dân tộc một lần nữa lại được Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng trong bối cảnh chuyến thăm Crimea vào ngày 17/8 của ông đang vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ chính quyền của Tổng thống Ukraine, ông Poroshenko.
Trên Facebook của mình, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã gọi chuyến thăm Crimea của ông Putin là "thách thức đối với toàn bộ thế giới văn minh".
Đến tối 17/8, Bộ Ngoại giao Ukraine đã trao công hàm cho phía Nga, trong đó ghi rõ: "(Ukraine đã trao) công hàm phản đối cho Bộ Ngoại giao Nga yêu cầu giải thích lý do thiếu tôn trọng pháp luật Ukraine và luật pháp quốc tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và các quan chức Nga khác, và yêu cầu (Moscow) chấm dứt các chuyến thăm như vậy".
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Hệ quả của việc Trung Quốc lập hạm đội dân quân biển ở Biển Đông Việc Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu cá riêng cho lực lượng dân quân biển có thể sẽ khiến ranh giới giữa tàu cá dân sự và quân sự dần bị xóa nhòa. Giáo sư James Kraska đến từ trung tâm Nghiên cứu Luật Quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ ngày 10/8 đã đưa ra những nhận định trên tạp...