Báo Mỹ: Các lệnh trừng phạt đang ‘gắn kết’ các đối thủ truyền thống của Mỹ
Để không tự cô lập, Mỹ nên duy trì quan hệ tốt đẹp với cả 2 nước, khi đó Matxcơva và Bắc Kinh sẽ ngừng hợp tác tích cực và tự hạn chế ảnh hưởng của nhau.
Tuần trước đánh dấu một cột mốc mới trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ Á-Âu của Nga – Hill viết. Với việc mở đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia”, Nga tiến thêm một bước để đưa Trung Quốc vào tầm ảnh hưởng chiến lược của Matxcơva.
“ Sức mạnh Siberia” được thiết kể để vận chuyển 10 nghìn gallon (38 tỷ m3) khí đốt tự nhiên hóa lỏng mỗi năm trong vòng 30 năm, từ các mỏ khai thác của Nga tới người tiêu dùng Trung Quốc, tương đương với khoảng cách 1.865 dặm. Khối lượng này chiếm khoảng một phần sáu lượng khí đốt tự nhiên được tiêu thụ ở Trung Quốc vào năm 2018.
Gazprom lên kế hoạch khởi động với việc cung cấp 10 triệu m3 mỗi ngày và đạt công suất cao nhất vào năm 2025. Trong tương lai, thậm chí khí đốt của Nga còn có thể được vận chuyển nhiều hơn qua Mông Cổ.
“Sức mạnh Siberia” là kết quả của một hợp đồng trị giá 400 tỷ USD được ký kết chỉ vài ngày sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến tình hình Ukraine – tờ báo Mỹ lưu ý. Trước đó, Bắc Kinh và Matxcơva đã đàm phán để xây dựng 2 đường ống dẫn khí đốt trong nhiều năm, nhưng không thể đi đến thống nhất về vấn đề giá cả.
Các lệnh trừng phạt đang ‘gắn kết’ các đối thủ truyền thống của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Khi các lệnh trừng phạt được đưa ra, vấn đề giá cả cho đường ống dẫn khí đầu tiên đã được giải quyết. Sức ép về kinh tế từ phía Mỹ đã mang lại hiệu quả ngược lại và trở thành động lực cho sự hợp tác của Nga và Trung Quốc – tác giả của bài viết nhấn mạnh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức lễ thông dòng đường ống thông qua hội nghị truyền hình chung. Ông Putin cho biết, đường ống dẫn khí sẽ giúp nâng thương mại song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2024, tăng gấp đôi mức hiện tại là 100 tỷ USD. Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa Mỹ vào Trung Quốc năm 2019 giảm 26,4% và xuất khẩu sang Mỹ cũng giảm 10,7%.
Video đang HOT
Tăng trưởng thương mại cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước, phát triển kể từ khi Mỹ bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt – ấn phẩm giải thích. Vào tháng 6, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng, ông Putin và ông Tập Cận Bình đã gặp nhau tổng cộng 28 lần kể từ năm 2013, và cuộc gặp gần đây nhất diễn ra “ khi trật tự thế giới bị đặt câu hỏi do các hành động đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, còn nền kinh tế thế giới bị suy yếu do tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc – 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới“.
Ông Tập tỏ rõ nhiệt tình về mối quan hệ thân thiết của ông với ông Putin và còn gọi Tổng thống Nga là người bạn tốt nhất và thân thiết nhất của ông: “ Sự tương tác của tôi với Tổng thống Putin dựa trên mức độ tin tưởng lẫn nhau cao. Đây là nền tảng vững chắc cho tình bạn thân thiết giữa chúng tôi“.
Bằng cách đưa ra các mức thuế và các biện pháp trừng phạt khác đối với Nga và Trung Quốc, Mỹ đang tạo ra một khoảng trống giúp lan rộng ảnh hưởng của Nga – Hill nhận định. Cựu Đại sứ Mỹ Chas Freeman viết: “ Chủ nghĩa dân tộc tự ái không phải là liều thuốc giải độc hiệu quả đối với sự từ chối và không tán thành của nước ngoài“. Tác động đối với Nga và Trung Quốc là phản tác dụng từ quan điểm chiến lược của Mỹ – tác giả bài báo nhấn mạnh.
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch cho biết: “ Mặc dù ưu thế tài chính của Mỹ khiến các biện pháp trừng phạt trở thành một công cụ dễ dàng và khá hiệu quả, nhưng tôi thực sự lo ngại về hậu quả của việc lạm dụng chúng, đặc biệt là khi không có chiến lược rộng lớn hơn. Các biện pháp trừng phạt bổ sung không khiến chúng ta cứng rắn hơn trong mối quan hệ với Nga“. Ngoài ra, ông Risch cũng cảnh báo rằng, “ các biện pháp trừng phạt chung chung, nếu chúng không có liên hệ với các mục tiêu cụ thể, có thể phản tác dụng“.
Về Trung Quốc, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng cho rằng: “ Chính sách coi Trung Quốc là kẻ thù, chủ yếu vì nền kinh tế đang phát triển và hệ tư tưởng, cuối cùng sẽ dẫn đến sự cô lập của Mỹ“.
Bị hạn chế giao thương với Mỹ, Bắc Kinh chuyển hướng sang Nga, nơi chỉ chờ đợi có thế – Hill viết. Một sự cân bằng 3 bên trong mối quan hệ hữu nghị với Nga và Trung Quốc theo tinh thần Nixon có thể làm tăng ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á, đồng thời lợi dụng cả hai nước này để hạn chế sự phát triển ảnh hưởng của họ – tác giả tin tưởng.
Nga và Trung Quốc trong lịch sử luôn là các đối thủ cạnh tranh, và Matxcơva từ lâu vốn đã cảnh giác với sự phát triển ảnh hưởng của Trung Quốc tại Siberia. Trung Quốc cũng nhận thức được kho vũ khí hạt nhân của Nga tại vùng biên giới. Nếu Mỹ mở cửa để cải thiện quan hệ với các quốc gia này, thay vì tăng tốc độ chuyển đổi sang tự cung tự cấp, thì điều đó sẽ loại bỏ nhu cầu hợp tác giữa hai đối thủ này, – Hill kết luận.
(Nguồn: Hill)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Nga khánh thành đường ống khí đốt "Sức mạnh Siberia" tới Trung Quốc
Nga hôm nay sẽ khai trương một đường ống khí đốt tới Trung Quốc trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 400 tỷ USD, dự án đầu tiên trong 3 dự án tham vọng của Moscow nhằm khẳng định vị thế quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới.
Mô phỏng đường đi của đường ống khí đốt "Sức mạnh Siberia" (đường nét đứt màu đỏ) (Ảnh: Gazprom)
Theo AFP, thông qua kết nối video, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khai trương đường ống khí đốt mang tên "Sức mạnh Siberia" nhằm vận chuyển khí đốt từ Siberia tới Trung Quốc, trong một động thái nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Moscow và Bắc Kinh với phương Tây đang gia tăng.
Đường ống trên, mà Tổng thống Putin gọi là dự án xây dựng lớn nhất thế giới, đã trải qua nhiều năm đàm phán khó khăn và điều kiện xây dựng khắc nghiệt.
Dự án 30 năm trị giá 400 tỷ USD được ký kết vào năm 2014 sau một thập niên đàm phán. Đây cũng là hợp đồng lớn nhất của tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga. Theo thỏa thuận, Gazprom dự kiến sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm khi đường ống đi vào hoạt động đầy đủ năm 2025.
Theo phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Putin, không thể phủ nhận tầm quan trọng của đường ống "Sức mạnh Siberia" dài 3.000 km, dẫn từ các vùng hẻo lánh ở Đông Siberia tới Blagoveshchensk trên biên giới Trung Quốc.
"Dự án này quan trọng đối với đất nước chúng ta, và cũng quan trọng đối với Trung Quốc", ông Peskov nói, nhấn mạnh rằng dự án có thể tạo ra việc làm và cơ sở hạ tầng mới tại vùng Viễn Đông của Nga.
Gazprom nhấn mạnh rằng đường ống đi qua các khu vực "đầm lầy, nhiều núi non, có hoạt động địa chấn, băng và núi đá, với các điều kiện môi trường khắc nghiệt". Đường ống chạy qua các khu vực - nơi có nhiệt độ rơi xuống âm 60 độ C tại Yakutia và âm 40 độ C tại vùng Amur thuộc Viễn Đông, Nga.
Nga khẳng định vị thế "ông hoàng khí đốt"
Nga đang khẳng định vị thế số 1 thế giới về khí đốt (Ảnh minh họa: Reuters)
Ngoài đường ống trên, Nga cũng sẽ sớm khởi động 2 đường ống khác nhằm đưa khí đốt tới châu Âu mà không đi qua Ukraine.
Đường ống TurkStream, mà ông Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự kiến khai trương vào tháng 1 tới, sẽ vận chuyển khí đốt từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, đường ống Nord Stream-2, giúp tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu của Nga tới Đức, dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2020.
Các nhà phân tích cho hay 3 dự án trên sẽ mang lại các lợi ích chính trị và kinh tế to lớn cho Nga, giúp Moscow khẳng định vị thế của mình đối với các thị trường châu Âu ở phía tây và thị trường Trung Quốc ngày càng phát triển nhanh chóng ở phía đông.
"Nga không chỉ đang tạo ra các dòng thu nhập mới mà còn đang củng cố vị thế của mình về mặt chiến lược", nhà phân tích năng lượng Andrew Hill của S&P Global Platts EMEA nói.
Ông Hill nói thêm rằng 3 dự án trên là một dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp khí đốt của Nga - "ông hoàng của lĩnh vực khí đốt toàn cầu" - đang ngày càng phát triển.
Lễ khai trương đường ống "Sức mạnh Siberia" diễn ra trong bối cảnh tiếp tục có nhiều tranh cãi về dự án đường ống Nord Stream 2.
Dự án Nord Stream 2 trị giá 10,6 tỷ USD đã đối mặt với sự phản đối từ các quốc gia ở miền đông và trung châu Âu, Mỹ và đặc biệt là Ukraine vì các lo ngại rằng châu Âu ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa đáp trả Nord Stream 2 với các lệnh trừng phạt.
Theo Dân trí
Mối quan hệ Nga-Trung đã đạt đến 'cấp độ chiến lược chưa từng có' Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong bài phỏng vấn với tờ Izvestia của Nga ngày 4/9. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. "Moscow ủng hộ việc xây dựng quan hệ với các quốc gia khác trên cơ sở cùng có lợi. Chính trong cách tiếp cận này mà quan...