Báo Mỹ: Bắc Kinh phải thận trọng hơn ở Biển Đông
Bắc Kinh phải thận trọng hơn ở Biển Đông vì xung đột gây hậu quả vô cùng tai hại cho thương mại thế giới, đặc biệt đối với bản thân Trung Quốc.
Bắc Kinh phải thận trọng hơn ở Biển Đông vì xung đột gây hậu quả vô cùng tai hại cho thương mại thế giới, đặc biệt đối với bản thân Trung Quốc.
Đó là kết luận của bài xã luận đăng trên báo The Washington Post. Báo này khuyến cáo Bắc Kinh phải thận trọng hơn ở Biển Đông sau những động thái mới nhất của Mỹ nhằm răn đe tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở khu vực.
Bài xã luận đăng vào đêm 25/8 (giờ địa phương) điểm qua những hành động cụ thể của Washington trong thời gian gần đây và đơn cử một báo cáo do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tuần trước, vạch ra chiến lược an ninh biển của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương để chống lại các hành vi khiêu khíchcủa Trung Quốc trong khu vực.
Báo The Washington Post nêu rõ rằng báo cáo của Lầu Năm Góc được soạn thảo do yêu cầu của Quốc hội Mỹ.
Đô đốc Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tố cáo Bắc Kinh đang xây đảo nhân tạo ở Biển Đông với ý đồ lấn chiếm biển đảo.
Hồi cuối tháng 3/2015, Đô đốc Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã tố cáo Bắc Kinh đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông với ý đồ lấn chiếm biển đảo. Đô đốc Harry Harris gọi việc Trung Quốc bồi đắp trái phép đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa là xây “Vạn lý Trường thành bằng cát” trên biển.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cung cấp thêm nhiều chi tiết mới đáng lo ngại. Kể từ tháng 12/2013 khi Bắc Kinh bắt đầu lấp biển đắp đảo, Trung Quốc đã nới rộng 7 trong số 8 rạn san hô bãi đá ngầm mà nước này đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa và cho tới tháng Sáu năm nay, đã lấn biển tạo ra hơn 2.900 mẫu anh đất đai. Chỉ nội trong vòng 20 tháng, Trung Quốc đã tạo ra một diện tích đất đai mới lớn gấp 17 lần tổng diện tích đất đai mà các nước có tranh chấp khác lấn biển trong suốt 40 năm qua.
Video đang HOT
Nếu các đảo nhân tạo này trở thành các tiền đồn quân sự với đầy đủ các bến cảng và đường băng cho tàu chiến, máy bay quân sự, thì Trung Quốc có thể củng cố các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này và đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ vốn đã cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Lầu Năm Góc lưu ý rằng Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tuần duyên theo từng bước tiến tuần tự để tăng quyền kiểm soát trong vùng biển tranh chấp mà không làm cho căng thẳng leo thang căng thẳng thành xung đột quân sự.
Trong khi đó, hãng tin Reuters 27/8 đưa tin giàn khoan dầu nước sâu 981 gây ra đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc năm ngoái, sẽ tiếp tục khoan tại một địa điểm gần bờ biển Việt Nam.
Giàn khoan dầu 981, vốn được dời đi nơi khác hồi tháng 7 năm ngoái, lại được kéo trở lại vùng biển này trong tháng 6 năm nay để thăm dò dầu khí.
Trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc từng cho biết giàn khoan 981 tiến hành các hoạt động khoan thăm dò đến ngày 20/8. Tuy nhiên một thông báo mới tải lên trang mạng của cục này cho biết giàn khoan này sẽ tiếp tục hoạt động ở một địa điểm chếch về sang hướng bắc cho tới ngày 20/10 năm nay.
Báo The Washington Post đặt câu hỏi: Liệu những cảnh cáo của Mỹ có đủ để thuyết phục ban lãnh đạo Trung Quốc xét lại tham vọng xây “Vạn lý trường thành bằng cát” trên Biển Đông hay không.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
Báo Mỹ: Chiến tranh hạt nhân là lá bài thực dụng của ông Putin
(Bình luận quân sự nước ngoài) - Ông Richard Burt, Chủ tịch Tổ chức Global Zero, khẳng định ông Putin coi chiến tranh hạt nhân là lá bài thực dụng.
Ngày 20/8, báo "Tin tức tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga" dẫn lại bài viết đăng trên Tạp chí Politico của Mỹ với tiêu đề: "Khác với Brezhnev, Putin có cái nhìn nghiêm túc về chiến tranh hạt nhân", trong đó đưa ra các đánh giá nhận xét về sự thay đổi trong chính sách sử vũ khí hạt nhân của Putin.
Theo Tạp chí Politico, trong thời Liên Xô cũ, Moscow coi tiềm lực hạt nhân của mình chỉ là yếu tố kiềm chế bởi Quân đội Liên Xô vượt trội về số lượng và chất lượng vũ khí so với Quân đội phương Tây. Tuy nhiên, giờ đây chiến lược này của Moscow đã thay đổi, thực trạng của Quân đội Nga buộc Putin phải có cái nhìn khá nghiêm túc về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp đụng độ với Quân đội NATO hùng mạnh và được trang bị các loại vũ khí hiện đại hơn.
Vũ khí hạt nhân là Lá bài thực dụng của Putin
Tạp chí của Mỹ cho biết, khi còn là người lãnh đạo Liên Xô, Leonid Brezhnev không coi trọng việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình để răn đe châu Âu. Với sự vượt trội về xe tăng, pháo binh và tiềm lực con người của Liên Xô, khi đó Mỹ luôn phải lo lắng trước việc cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân của mình như thế nào để ngăn chặn cuộc tấn công hủy diệt hạt nhân nếu Liên Xô phát động.
Tuy nhiên, nước Nga của Putin hiện nay đang ở một cục diện hoàn toàn khác. Mặc dù, Moscow đã có 10 năm tiến hành chương trình hiện đại hóa quy mô lớn và chi cho quốc phòng 4,5% tổng sản phẩm quốc nội. Tham số này của Nga lớn hơn bất kỳ nước thành viên NATO nào, nhưng các lực lượng vũ trang thông thường của Nga vẫn phải lép vế về chất lượng cũng như kích cỡ trước các lực lượng của NATO.
Nhà nghiên cứu Pavel Baev thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm nhận xét, giữa những năm 1980, Liên Xô có thể bố trí tại Đông Đức 500.000 lính thì hiện nay nước Nga hiện đại chỉ có thể điều động khoảng 50.000 lính ở biên giới giáp Ukraine. Điều này cho thấy, Quân đội Xô Viết được tổ chức, huấn luyện và bảo đảm tốt hơn.
Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Politico, Cựu lãnh đạo Cơ quan an ninh quốc gia Ba Lan Stanislaw Koziej thừa nhận, các lực lượng vũ trang Nga đang không ngừng gia tăng sức mạnh nhưng điều này không thể thay đổi được một thực trạng rõ ràng rằng, hiện nay NATO là liên minh quân sự lớn nhất trên thế giới, có quân đội mạnh nhất, lực lượng kiềm chế có thể đập tan bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào trong trường hợp đối đầu.
Chính vì vậy, theo quan điểm của Tạp chí Politico, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng và có ham muốn chơi ván bài hạt nhân mãnh liệt hơn thời Leonid Brezhnev. Ông và đội ngũ cố vấn của mình luôn thấy hài lòng khi nhắc đến tiềm lực hạt nhân của Nga. Vì vậy, Nga đã đe dọa Đan Mạch rằng, nước này sẽ nằm trong tầm ngắm của các tên lửa Nga nếu Đan Mạch liên kết với hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO.
Trong khi đó, theo ông Pavel Baev, các thành viên châu Âu của NATO không phải có ưu thế về phòng thủ, nhưng theo quan điểm của giới lãnh đạo quân sự Nga, NATO có ít nhất 3 ưu thế công nghệ mới vượt trội: vũ khí tác chiến tầm xa có độ chính xác cao, sử dụng công nghệ máy tính trên chiến trường và máy bay không người lái.
Ngoài ra, Tạp chí Politico khẳng định, Moscow buộc phải đối đầu với các lực lượng liên quân NATO, không chỉ gồm các khí tài kỹ thuật hiện đại của Mỹ mà còn hơn 1,4 triệu lính Mỹ. Điều này phân biệt rõ ràng Nga khác với Liên Xô khi các lực lượng vũ trang của Liên Xô nhận được sự yểm trợ của các thành viên Hiệp ước Warsaw.
Học thuyết quân sự mới được Điện Kremlin thông qua vào cuối năm ngoái cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nếu sự tồn vong của nước Nga bị đe dọa.
Tuy nhiên, câu hỏi vẫn mở khi mà chưa xác định rõ những động thái nào của NATO mà Nga cho là đe dọa đến sự tồn vong quốc gia Nga? Qua vấn đề này, rõ ràng có thể nhận thấy rằng, Học thuyết quân sự mới khác xa với Học thuyết thời Brezhnev, khi vũ khí hạt nhân đóng vai trò kìm chế.
Ông Richard Burt, Chủ tịch Tổ chức Global Zero, người ủng hộ giải giáp vũ khí hạt nhân hoàn toàn khẳng định, Putin và đội ngũ của ông coi chiến tranh hạt nhân là "lá bài thực dụng".
Bên cạnh đó, đa số các chuyên gia được Politico hỏi đều tuyên bố, Nga chưa chắc đã vượt qua được "ranh giới đỏ" bởi thế hệ sỹ quan hiện nay của Nga không được đào tạo bài bản để triển khai một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Cuối cùng, Tạp chí này đưa ra kết luận rằng, hiện nay Liên minh NATO đang tìm kiếm các biện pháp đáp trả cái mà họ cáo buộc là "sự khiêu khích" của Putin. Điển hình là việc Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow tuyên bố NATO đã chuẩn bị cho các thành phố châu Âu đối mặt với cuộc tấn công hạt nhân, còn Không quân Mỹ bố trí 5 máy bay ném bom chiến thuật tại Anh tham gia vào một số cuộc tập trận quân sự tại Đông Âu.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Chùm ảnh nổ nhà kho trong căn cứ quân sự của Mỹ gần Tokyo (Nổ nhà kho trong căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản) - Dưới đây là những hình ảnh được đăng tải trên các trang mạng xã hội ở Nhật Bản mà hãng tin RT của Nga đã ghi nhận: Truyền thông Mỹ, Nga đưa tin cho biết, mới vừa xảy ra một vụ nổ tại một căn cứ quân sự của Mỹ...