Báo Mỹ: Ấn Độ quyết định thiết lập giàn khoan ở Biển Đông
Ấn Độ muốn tham gia hợp tác chiến lược, cùng nhiều nước ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Ấn Độ Dương
Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai xuống Biển ĐôngHọc giả TQ xuyên tạc phát biểu về Biển Đông của Tổng thư ký ASEANTổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói về tranh chấp trên Biển Đông
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 31 tháng 8 dẫn Bloomberg Mỹ ngày 29 tháng 8 đưa tin, Tập đoàn dầu mỏ va khí đốt quốc doanh Ấn Độ quyết định tái khởi động công tác thăm dò dầu khí ở “vùng biển tranh chấp” (thực ra là ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam).
Chính phủ Trung Quốc ngang nhiên mời thầu dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – một loại bành trướng, bá quyền riêng có của Bắc Kinh (ảnh tư liệu)
Theo bài báo, Ấn Độ thực hiện quyền kinh tế ở khu vực này, cho thấy họ có ý định cùng Mỹ và một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ngăn chặn tham vọng (bành trướng) lãnh thổ của Trung Quốc.
Bloomberg dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, năm 2006, Ấn Độ đã giành được quyền thăm dò một khu vực, 3 năm sau, Trung Quốc liền triển khai “đấu thầu quốc tế” (bất hợp pháp) ở cùng một khu vực (lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kéo dài từ bắc vào nam).
Hiện nay, chính quyền Narendra Modi Ấn Độ trao quyền cho Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt Ấn Độ thiết lập giàn khoan ở khu vực này.
Phó viện trưởng Ralf Emmers của Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore phân tích cho rằng: “Rất rõ ràng, Ấn Độ quan tâm đến Biển Đông và hy vọng thông qua can thiệp vào khu vực này để tăng cường quan hệ trên biển với Mỹ và Nhật Bản”.
Theo ông Ralf Emmers: “Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ở Ấn Độ Dương, điều này đương nhiên sẽ làm cho Ấn Độ căng thẳng”.
Năm 2014, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào hạ đặt bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – một loại bành trướng, bá quyền đặc sắc Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Theo bài báo, Biển Đông có trữ lượng khoảng 30 tỷ tấn dầu mỏ và 1.600 tỷ m3 khí đốt, quy mô này bằng khoảng 1/3 trữ lượng dầu khí của Trung Quốc.
Mặc dù Ấn Độ giành được quyền khai thác dầu khí ở khu vực này từ 9 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng được giếng dầu nào.
Video đang HOT
Năm 2012, Chính phủ Trung Quốc từng mời các công ty nước ngoài trong đó có Exxon Mobil thăm dò tài nguyên dầu khí của khu vực này – Hành động này của Trung Quốc là bất hợp pháp và hết sức lố bịch, vì nó mời thầu ở phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chưa có kẻ nào ngang ngược, bá quyền đến cỡ như vậy – PV.
Hãng tin Press Trust of India trước đó cho biết, từ năm 1988, Ấn Độ đã tham gia khai thác dầu khí ở khu vực Biển Đông, đồng thời nhận được một lô mỏ dầu của Việt Nam, sau đó năm 2006 lại nhận được quyền thăm dò khai thác 2 lô dầu.
Năm 2014, Trung Quốc kéo một lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam để đe dọa vũ lực đối với Việt Nam
Báo Trung Quốc ngang ngược cho rằng, 2 lô này đều nằm trong phạm vi “chủ quyền” của Trung Quốc. Trên thực tế, theo luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển, chúng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – PV.
Do thăm dò không có dầu, sau đó, Ấn Độ quyết định từ bỏ thăm dò một lô, đồng thời vẫn tiếp tục kiên trì hiện diện ở khu vực của một lô dầu khác.
Bloomberg Mỹ còn cho biết, trong một tuyên bố bằng fax, Bô Ngoai giao Trung Quôc đã (ngang ngược) “cảnh cáo” Ấn Độ không được tiến hành hoạt động thăm dò ở “vùng biển tranh chấp”,
cho rằng, “không được Chính phủ Trung Quốc cho phép, hoạt động của công ty bất cứ nước nào ở vùng biển này đều là trái phép”, “bất cứ tổ chức nào đều cần tránh làm cho vấn đề tranh chấp trở nên phức tạp hơn”.
Trung Quốc khủng bố ngư dân Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam: đâm chìm, bắn cháy tàu cá, cướp đoạt tài sản đánh bắt được của ngư dân Việt Nam… (ảnh tư liệu năm 2014)
Đây là một tuyên bố ngang ngược, ngạo mạn, bộc lộ rõ nhất lòng tham không đáy của giới cầm quyền bành trướng Trung Quốc đối với biển đảo và tài nguyên của láng giềng. Nó chẳng khác gì con hổ đói đang rình rập hòng cướp giật tài sản của người khác, bất chấp luật pháp quốc tế và đạo lý – PV.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã từng tuyên bố rõ ràng rằng, chưa nước nào kéo giàn khoan đến vùng biển của Trung Quốc để hạ đặt. Tuyên bố này đã đánh thẳng vào hành động ngang ngược của Trung Quốc – hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du-981 và kéo lực lượng quân sự, bán quân sự vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam để đe dọa vũ lực đối với Việt Nam vào năm 2014 – PV.
Theo bài báo, từ khi lên cầm quyền vào năm 2014 đến nay, chính quyền Narendra Modi đã tăng cường đầu tư cho Hải quân Ấn Độ, đồng thời kêu gọi bảo vệ quyền tự do đi lại của tàu thuyền Ấn Độ ở Biển Đông.
Ông Modi cũng đã tăng cường quan hệ với các nước xung quanh Biển Đông, bao gồm đồng ý bán 4 tàu tuần tra ven biển cho Việt Nam và lần đầu tiên triển khai diễn tập liên hợp hải quân với Australia.
Mặc dù Ấn Độ gần đây liên tiếp tìm cách can thiệp vấn đề biển Đông, nhưng chủ nhiệm Uday Bhaskar, Phòng nghiên cứu chính sách New Delhi đã nhắc nhở ứng xử thận trọng khi mà sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đều hơn hẳn Ấn Độ.
Ngày 30 tháng 8 năm 2015, Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ tổ chức huấn luyện chung ở Vũng Tàu
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Trung Quốc tuyên bố không ngừng việc khai thác dầu ở biển Hoa Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7 tuyên bố nước này có quyền khai thác dầu mỏ và khí đốt ở khu vực gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, đồng thời bác bỏ đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông nhìn từ trên không - Ảnh: Reuters
Trong sách trắng quốc phòng năm 2015 vừa được chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 21.7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo Reuters.
Trung Quốc đã khôi phục hoạt động thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông cách đây hai năm, theo sách trắng quốc phòng Nhật Bản. Những giàn khoan mới xuất hiện ở phía Trung Quốc gần đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay.
Phản ứng trước thông tin từ sách trắng quốc phòng Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7 tuyên bố hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Trung Quốc ở Hoa Đông là hoàn toàn "phù hợp và hợp pháp".
"Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận về đường biên giới trên biển ở Hoa Đông, và Trung Quốc không công nhận đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế Nhật - Trung do phía Nhật Bản đơn phương lập ra ở biển Hoa Đông", Reuters dẫn thông cáo Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7.
Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 km) và thềm lục địa ở Hoa Đông mở rộng đến Vùng trũng Okinawa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Nhật Bản ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Tokyo lo ngại những giàn khoan mới của Trung Quốc sẽ nhắm vào các mỏ khí đốt nằm ở vị trí chồng lấn đường phân định ranh giới, và có thể được dùng để làm trạm hoặc căn cứ radar cho các máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc quan sát hoạt động gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Căng thẳng Trung - Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, khi đó Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc - Nhật Bản thường xuyên "đụng độ" nhau tại vùng biển gần quần đảo này, theo Reuters.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nhật lo ngại Bắc Triều Tiên đẩy nhanh phát triển hạt nhân-tên lửa tầm xa Nhật Bản lo ngại CHDCND Triều Tiên đi theo hướng cực đoan quân sự, có thể chuyển nhượng công nghệ tên lửa, khắc phục điểm yếu băng phát triển vũ khí hủy diệt. Quân đội Mỹ triển khai B-2 ở Guam chi viện Hàn Quốc, đối phó Bắc Triều TiênTriều Tiên coi Mỹ-Hàn tập trận quy mô lớn là để đánh đòn phủ...