Bão Mặt trời thiêu hủy 40 vệ tinh SpaceX
Tốc độ và cường độ dữ dội của cơn bão Mặt trời đã làm tăng tỉ trọng khí quyển ở độ cao quỹ đạo Trái đất tầm thấp, tạo ra lực ma sát mạnh khiến các vệ tinh bị đốt cháy.
Một cơn bão địa từ được kích hoạt bởi một vụ nổ bức xạ lớn từ Mặt trời đã vô hiệu hóa ít nhất 40 trong số 49 vệ tinh Starlink mới được SpaceX phóng lên hồi tuần trước, là một phần của mạng internet vệ tinh toàn cầu, SpaceX cho biết hôm 8/2.
Vụ việc được cho là đánh dấu sự tổn thất vệ tinh hàng loạt lớn nhất bắt nguồn từ một sự kiện địa từ duy nhất, nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, Mỹ cho biết hôm 9/2.
Thông cáo của SpaceX nói, các vệ tinh đã bị tấn công vào ngày 4/2, một ngày sau khi chúng được phóng lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp ở độ cao 210 km.
Một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) gây ra cơn bão địa từ trên Trái đất. Nguồn: NASA.
Vào ngày 3/2, tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã phóng 49 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo tầm thấp từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida, Mỹ, gần như trùng thời điểm với một cảnh báo bão địa từ của Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Mỹ (NOAA).
Video đang HOT
Cảnh báo nói, hoạt động bùng phát năng lượng từ một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) cực đại, một vụ nổ lớn của plasma mặt trời và bức xạ điện từ bề mặt Mặt trời đã được phát hiện vào ngày 29/1 và có khả năng đến Trái đất sớm nhất là vào ngày 1/2 .
Hệ thống vệ tinh Starlink của SpaceX trên quỹ đạo Trái đất. Ảnh: SpaceX.
Theo SpaceX, tốc độ và cường độ dữ dội của cơn bão Mặt trời đã làm cho bầu khí quyển ấm lên dẫn đến tỉ trọng khí quyển ở độ cao quỹ đạo Trái đất tầm thấp tăng mạnh, tạo ra lực ma sát hay lực cản mạnh khiến ít nhất 40 vệ tinh bị hạ gục.
Nhà điều hành Starlink đã cố gắng điều khiển các vệ tinh vào một cấu hình quỹ đạo chế độ an toàn để giảm thiểu lực cản, nhưng những nỗ lực đó đã thất bại đối với hầu hết các vệ tinh, buộc chúng phải bay trở lại tầng thấp hơn của bầu khí quyển, nơi chúng bị đốt cháy.
Một mô phỏng chòm sao hàng ngàn vệ tinh trong hệ thống hạ tầng dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX. Nguồn: Mark Handley / University College London.
McDowell cảnh báo, hoạt động của bão địa từ sẽ gia tăng trong vài năm tới khi Mặt trời tiến gần giai đoạn cực đại trong chu kỳ hoạt động 11 năm của vết đen Mặt trời.
Tập đoàn công nghệ khai phá không gian SpaceX của tỉ phú Elon Musk có trụ sở tại Los Angeles, Mỹ đã phóng hàng trăm vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo kể từ năm 2019, một phần của dịch vụ internet vệ tinh băng thông rộng. Trong một tweet ngày 15/1, Musk cho biết mạng lưới 1.469 vệ tinh của công ty này đang hoạt động với 272 vệ tinh khác đang di chuyển đến quỹ đạo vận hành.
SpaceX cho biết có kế hoạch phát triển một chòm sao với hệ thống khoảng 30.000 vệ tinh cho dự án internet vệ tinh toàn cầu này.
Hai hành tinh khí khổng lồ đang biến hình thành siêu Trái Đất
Quá trình biến đổi ngoạn mục của 2 siêu Trái Đất tương lai đã được ghi lại nhờ Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA và Kính viễn vọng Keck II thuộc Đài quan sát W.M.Keck (đặt tại Hawaii).
Theo Sci-News, nhóm khoa học gia dẫn dầu bởi tiến sĩ Michael Zhang từ Viện Công nghệ California (Mỹ) đã lần tìm dữ liệu Hubble và phát hiện ra 2 sự kiện ngoạn mục trong 2 chòm sao Song Tử và Trường Xà.
Đó đều là 2 "tiểu Hải Vương Tinh", là hành tinh khí mang cùng tính chất nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương trong hệ Mặt Trời.
Ảnh đồ họa mô tả một tiểu Hải Vương Tinh đang hóa thân thành siêu Trái Đất - Ảnh: Adam Makarenko/Đài quan sát W.M.Keck
Hành tinh thứ nhất là HD 63433c, quay quanh một ngôi sao loại G5 tên HD 63433, nằm cách chúng ta 73 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Song Tử. Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu liệu của khí hydro di chuyển từ bầu khí quyển của nó đến sao mẹ với tốc độ 50 km/giây.
Trong khi đó hành tinh thứ hai mang tên TOI-560b thì mất đi khí heli theo cách tương tự khi quay quanh ngôi sao mẹ TOI-560 loại K4 trong chòm sao Trường Xà.
Nguyên nhân chúng mất đi bầu khí quyển là lực hấp dẫn của dạng tiểu Hải Vương Tinh thường kém, do đó đến nằm gần sao mẹ, nó không giữ nổi bầu khí quyển.
Cấu tạo của tiểu Hải Vương Tinh cũng giống Sao Hải Vương, gồm một bầu khí quyển dày đặc bao bọc lấy một lõi đá lớn. Quá trình thất thoát khí quyển khốc liệt nói trên sẽ khiến một ngày nó còn trơ lõi, có thể chỉ giữ được một lớp khí quyển mỏng hay thậm chí là mất hết.
Lúc đó, chúng sẽ chuyển từ trạng thái hành tinh khí sang hành tinh đá. Bởi lõi đá của các tiểu Hải Vương Tinh thường vẫn lớn hơn Trái Đất rất nhiều, nên sẽ trở thành siêu Trái Đất.
Nghiên cứu vừa công bố trên Astronomical Journal.
Phát hiện bất ngờ manh mối về sự sống ngoài Trái Đất trên sao Kim Các dạng sống ngoài hành tinh 'không giống bất cứ thứ gì từng thấy' có thể đang sống trong các đám mây của sao Kim. Manh mối về sự sống ngoài Trái Đất trong túi đám mây sao Kim Một nghiên cứu của Đại học Cardiff, MIT và Đại học Cambridge cho thấy các dạng sống ngoài hành tinh 'không giống bất cứ...