Bão Mặt Trời có thể làm mất Internet trong vài tháng
Bão Mặt Trời tấn công Trái Đất, mang theo sức nóng làm các bộ lặp điện tử, cáp quang biển dẫn Internet có thể bị hỏng hoặc phá hủy hoàn toàn.
Trong hội nghị truyền thông dữ liệu SIGCOMM 2021 diễn ra cuối tháng 8 tại Mỹ, các nhà nghiên cứu từ Đại học California đã cảnh báo, nếu cơn bão Mặt Trời tiếp theo đến bất cứ khi nào, có thể sẽ gây ra tình trạng mất Internet trên toàn thế giới và kéo dài hàng tháng.
Bão Mặt Trời xảy ra khi khối lượng lớn các hạt tích điện và plasma được phóng ra từ Mặt Trời và thổi vào không gian. Đám mây chuyển động nhanh mang các hạt vật chất có tính từ hóa, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng Internet hiện có trên Trái Đất.
Video đang HOT
Hiện tượng này khiến Trái Đất liên tục hứng chịu các cơn mưa hạt phóng ra từ Mặt Trời. Dù vậy, hầu hết các thiết bị điện tử trên hành tinh vẫn hoạt động tốt do bầu khí quyển của Trái Đất hoạt động như một lá chắn ngăn chặn phần lớn bức xạ có hại và các hạt tích điện, hạn chế tổn thất hạ tầng điện tử.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Mặt Trời tạo ra một lượng hạt bức xạ đủ lớn để che phủ Trái Đất, áp đảo hệ thống phòng thủ trong khí quyển. Điều này khiến những sợi cáp khổng lồ được đặt dưới biển phục vụ kết nối giữa các lục địa có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng mất Internet toàn cầu. Việc khôi phục hệ thống có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện có rất ít dữ liệu về bão Mặt Trời. Các sự kiện lớn về hiện tượng này chỉ được ghi lại ba lần trong lịch sử, và cơn bão Mặt Trời gần đây nhất xuất hiện năm 2014, tuy nhiên sức tàn phá không nghiêm trọng.
Trong cơn bão mặt trời dữ dội nhất từng được ghi lại trong lịch sử, xảy ra vào năm 1859 và được gọi là Sự kiện Carrington. Từ quyển của Trái Đất đã bị nổ tung với khối lượng Mặt Trời (solar mass- đơn vị đo khối lượng thiên thể) lớn đến mức gây ra cơn bão từ trường, la bàn trên khắp thế giới được cho dừng hoạt động.
Nhật Bản phá kỷ lục tốc độ internet
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quốc gia Nhật Bản (NICT) đã phá kỷ lục về đường truyền internet khi cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên đến 319 Tbps.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra đường truyền internet tốc độ khủng. ẢNH: AFP
Theo Engadget , tốc độ này nhanh hơn gần gấp đôi so với kỷ lục hiện tại mà các nhà nghiên cứu tại Anh và Nhật Bản đạt được vào tháng 8.2020 là 179 Tbps.
NICT đã thành công bằng cách nâng cấp hầu như mọi giai đoạn của đường truyền. Tuyến cáp quang có bốn lõi thay vì một lõi, và các nhà nghiên cứu đã bắn một tia laser nhiều bước sóng với sự hỗ trợ của các bộ khuếch đại. Trong khi thử nghiệm được giới hạn nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng sợi quang cuộn để truyền dữ liệu ở khoảng cách mô phỏng mà không làm giảm chất lượng tín hiệu hoặc tốc độ.
Cũng như nhiều thí nghiệm khác, để đưa đường truyền tốc độ kỷ lục nói trên vào cuộc sống có thể phải mất nhiều thời gian nữa. Trong khi sợi quang bốn lõi có thể hoạt động với các mạng hiện có nhưng thực tế chi phí sẽ rất tốn kém. Nó có nhiều khả năng được sử dụng ban đầu với hệ thống mạng internet và các dự án mạng lớn khác, nơi dung lượng quan trọng hơn chi phí.
Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng internet của mọi người. Các nhà nghiên cứu của NICT hình dung công nghệ mạng thế hệ tiếp theo của họ sẽ giúp công nghệ mạng lên "trên 5G", chẳng hạn như 6G, trở nên thực tế hơn. Người dùng có thể thấy những lợi ích đơn giản bằng cách chuyển sang truy cập internet nhanh hơn mà không bị nghẽn mạng khi có lượng người dùng tăng đột biến.
Singapore bàn về dự luật ngăn chặn các thế lực thù địch nước ngoài Ngày 13-9, Bộ Nội vụ Singapore đưa Dự luật Các biện pháp đối phó sự can thiệp từ nước ngoài ra thảo luận trước Quốc hội. Dự luật nhằm ngăn chặn các ý đồ từ nước ngoài nhằm tác động xấu đến chính trị trong nước. Dự luật Các biện pháp đối phó sự can thiệp từ nước ngoài sẽ trao cho Chính...