Báo Malaysia: Việt Nam – ngôi sao đang lên trên thế giới
“Ngôi sao đang lên trên thế giới” là cụm từ được sử dụng trong bài viết về sự vươn lên mạnh mẽ và tái thiết đất nước của Việt Nam sau chiến tranh được đăng trên báo New Straits Times, tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Malaysia số ra cuối tuần trước sau khi tác giả có chuyến thăm Việt Nam nhân dịp Quốc khánh 2/9 vừa qua.
Đảo Rều, một điểm nghỉ dưỡng cao cấp, với nhiều dịch vụ hấp dẫn, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 2km. Ảnh (minh họa): Thanh Vân/TTXVN
Tác giả bài viết là Giáo sư thỉnh giảng tại một số trường đại học ở châu Á và châu Âu, người cũng từng công tác tại trường Đại học công nghệ Nan-yang (NTU) Singapope, ông Gary Lit Ying Loong.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, bài viết đánh giá cao sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của nền kinh tế Việt Nam nhờ chính sách Đổi mới đúng đắn và phù hợp với thời cuộc. Ông Gary Lit Ying Loong cho rằng chiến tranh đã phá hủy gần như tất cả cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam như đường sá, cầu cống, bến cảng và đường sắt. Việt Nam chỉ bắt đầu thực hiện những nỗ lực tái thiết đất nước vào những năm 1980. Chính sách Đổi mới đã tạo ra động lực mới cho nền kinh tế Việt Nam vào cuối những năm 1980. Động lực cho nền kinh tế định hướng thị trường được thúc đẩy hơn nữa với sự tự do hóa và tư nhân hóa mạnh mẽ hơn vào những năm 1990.
Theo bài viết, sau những cải cách thị trường này, hàng tỷ khoản đầu tư nước ngoài bắt đầu đổ vào Việt Nam, trong số đó có các dự án của Gamuda Land, Petronas, tập đoàn Sunway của Malaysia và Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP), đồng thời mang lại các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới như Samsung, Nike, Adidas… Trong khi đó, nguồn lao động trẻ dồi dào đã giúp thúc đẩy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phát triển.
Tác giả nhận định Việt Nam hiện là một ngôi sao đang lên trên thế giới với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ổn định khoảng 6% và được duy trì trong nhiều năm. Trong thập niên qua, nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra nhiều việc làm hơn, qua đó cải thiện mức sống của người dân. Các thương hiệu nổi tiếng của châu Âu như Louis Vuitton, Gucci và Chanel đều có mặt ở tất cả các thành phố lớn.
Mở rộng hoạt động tại Việt Nam, Kasikornbank muốn thành ngân hàng kỹ thuật số hàng đầu khu vực.
Ngân hàng Kasikornbank (KBank) của Thái Lan đang thúc đẩy kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam để trở thành ngân hàng kỹ thuật số hàng đầu khu vực.
Quốc kỳ Thái Lan và cờ của Kasikornbank. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, KBank - với mục tiêu đầu tư hơn 2,7 tỷ baht (khoảng 75 triệu USD) củng cố mạng lưới dịch vụ trong nhóm AEC 3 (các nước ASEAN cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc), đã cam kết mở rộng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam để phục vụ khách hàng trên tất cả các phân khúc với các dịch vụ kỹ thuật số đa dạng. Đối với thị trường Việt Nam, KBank đặt mục tiêu cho vay khoảng 20 tỷ baht (560 triệu USD) và thiết lập mạng lưới khách hàng cá nhân là 1,2 triệu người vào năm 2023.
Giám đốc điều hành KBank Kattiya Indaravijaya đánh giá, sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế ASEAN đang hướng tới một tương lai tươi sáng. Bên cạnh sự phục hồi về kinh tế, ASEAN còn được được biết đến với thị trường rộng lớn với tỷ lệ người trẻ ngày càng tăng - động lực chính thúc đẩy mở rộng nền kinh tế. Bà Kattiya lưu ý thêm rằng, nền kinh tế của ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng hướng tới cuộc sống kỹ thuật số.
Trong khi đó, Chủ tịch KBank Pipit Aneaknithi nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN nhờ tiềm năng thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Sau dịch COVID-19, Việt Nam đang duy trì sự ổn định của nền kinh tế và nợ công ở mức dưới 60% GDP. Ông Pipit Aneaknithi nói thêm, Việt Nam cũng có triển vọng đầy hứa hẹn và sẽ trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030, hướng tới trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao vào năm 2045.
Chính sách của Chính phủ Việt Nam là thúc đẩy đất nước trở thành một trung tâm công nghệ mới của châu Á. Việt Nam có dân số gần 100 triệu người và tương đối trẻ, phần lớn trong độ tuổi lao động, tầng lớp trung lưu cũng đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong vòng 3 năm tới, dự kiến tiêu thụ nội địa tại Việt Nam sẽ tăng 7%/ năm. Ngoài ra, chi tiêu qua các nền tảng kỹ thuật số ngày càng phổ biến ở Việt Nam, bằng chứng là hơn 50% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.
Ông Pipit khẳng định, KBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các "giải pháp sản phẩm số" hoàn chỉnh cho tất cả các phân khúc khách hàng, đồng thời có kế hoạch tiếp tục mở rộng sang các sản phẩm và dịch vụ mới.
KBank hiện có mạng lưới dịch vụ tại 16 quốc gia, trong đó bao gồm tất cả các quốc gia AEC 3. Chi nhánh mới nhất thành lập ở nước ngoài được chính thức khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ngày 5/8.
Luật Tây Ban Nha quy định 16 tuổi được phép quan hệ tình dục Khi thông tin hai nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam bị một cô gái 17 tuổi người Anh tố cưỡng hiếp ở đảo Majorca, Tây Ban Nha rộ lên, nhiều bạn đọc thắc mắc về độ tuổi được phép quan hệ tình dục ở xứ này. Tờ The Irish Times (Ireland) năm 2015 đưa tin: Tây Ban Nha đã nâng độ tuổi tối...