Bảo lưu đề xuất quy định quân đội có 3 Đại tướng
Dự thảo luật Sĩ quan QĐND lần tiếp thu, chỉnh sửa mới nhất, trình Quốc hội hôm nay, 6/11, UB Thường vụ QH vẫn giữ quan điểm quy định trần quân hàm Đại tướng đối với Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị và Tổng Tham mưu trưởng giống như Bộ trưởng Quốc phòng.
Cụ thể, về vấn đề trần quân hàm cấp tướng, ở cấp bậc quân ham Đai tương, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, đến thời điểm này, vẫn có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định trần quân hàm Đại tướng cua Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trong môi tương quan vơi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng va cua Tông Tham mưu trương quân đội vi vê măt nha nươc, Tông Tham mưu trương là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, la câp pho cua Bô trương Bô Quôc phong.
Quy định cả 3 vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng quân đội và Bộ trưởng Quốc phòng cùng có trần quân hàm Đại tướng, theo hướng lập luận này, sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc cấp trưởng phải cao hơn cấp phó 1 bậc.
Giải trình nội dung này, UB Thường vụ Quốc hội, nêu rõ, dự thảo Luật quy định Tông Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tông cục Chính trị có trần quân hàm Đại tướng băng Bô trương Bô Quôc phong là kế thừa Luật sĩ quan hiện hành, đã được thực tiễn kiểm nghiệm từ khi có Luật sĩ quan năm 1958, phu hơp vơi tô chưc cua QĐNDVN. Tông Tham mưu trương, Chu nhiêm Chinh tri la ngươi đưng đâu cơ quan chi huy, lanh đao QĐNDVN, co vai tro, vi tri rât quan trong đươc quy định trong Hiên phap, do Chu tich nươc bổ nhiệm.
Vi vây, UB Thường vụ Quốc hội đê nghi Quôc hôi cho giư như dư thao Luât Chính phủ trình.
Đại tướng Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – trong một buổi trao, thăng quân hàm cho cán bộ trong ngành.
Ở cấp bậc hàm Trung tướng, co y kiên đề nghị Phó Tông Tham mưu trương, Phó Chủ nhiệm Tông cuc Chinh tri có trần quân hàm Trung tương, bằng Tư lệnh, Chính ủy Quân khu, Quân chủng.
Không đồng tình với ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn lập luận, Phó Tông Tham mưu trương, Phó Chủ nhiệm Tông cuc Chinh tri la câp trên cua cac đơn vi trong toan quân, đông thơi la câp pho cua Tông Tham mưu trương va Chu nhiêm Tông cuc Chinh tri (co trân quân ham la Đai tương). Theo nguyên tăc câp pho co trân quân ham thâp hơn câp trương môt bâc thì các chức vụ trên có trần quân hàm Thượng tướng là phù hợp với thực tiễn.
Đôi vơi câp bâc quân ham Trung tương, UB Thường vụ Quốc hội cũng ghi nhận môt sô y kiên đê nghi xem xet đôi vơi Cuc trương cac cuc trưc thuôc Bô Quôc phong, Giam đôc Bênh viên Trung ương Quân đôi 108 co câp bâc ham cao nhât la Trung tương.
UB Thường vụ Quốc hội đa ra soat cac Cuc trưc thuôc Bô co tinh chât quan trong, co chưc năng chi đao toan nganh, toan quân đê quy đinh trân quân ham Trung tương, tương đương Tông cuc trương. Theo đo, cơ quan này tiếp thu, bô sung Cuc trương có trần quân hàm Trung tướng, gồm các Cục Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ – Cứu nạn, Đối ngoại.
Video đang HOT
Đôi vơi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, UB Thường vụ Quốc hội đánh giá, đây la bênh viên hang đăc biêt, tuyên cuôi cua toan quân, trung tâm điều trị, nghiên cưu khoa hoc, đao tao sau đai hoc, chuyên giao công nghê y hoc tiên tiên đên cac bênh viên trong quân đội, điêu tri cho can bô diên Trung ương quan ly. Giam đôc Bênh viên la Pho Ban Bao vê sưc khoe Trung ương. Do đó, UBTVQH đê nghi Quôc hôi giư như dự thảo Luật.
Đôi vơi câp bâc quân ham Thiêu tương, có nhiêu y kiên đê nghi ra soat lai cac chưc vu, chưc danh co câp bâc quân ham cao nhât la Thiêu tương đê bao đam tiêu chi, vi tri co nhu câu câp Tương.
Trên cơ cơ cac tiêu chi xac đinh vi tri co nhu câu câp Tương đa đươc đa sô y ĐBQH tan thanh, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, UB Thường vụ Quốc hội đa chi đao ra soat quy đinh cac chưc vu, chưc danh co trân quân ham Thiêu tương, đồng ý như dự thảo luật trình Quốc hội.
Ngoài ra, môt sô y kiên đề nghị nâng trần quân hàm của Tư lệnh, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển lên Thiếu tướng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay.
Về vấn đề cấp bậc hàm cao nhất trong quân đội tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ tư lệnh TPHCM, UB Thường vụ QH đề cập ý kiến đề nghị Tư lệnh, Chính uỷ 2 Bộ Tư lệnh này mang trần quân hàm Thiếu tướng. Cũng có ý kiến đề nghị quy định trần quân hàm này đối với Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự các thành phố trực thuộc TƯ, các tỉnh thành có diện tích rộng, dan số đông, quản lý, chỉ huy số quân lớn.
Ý kiến này được cho là để “đối xứng”, cân bằng với đề xuất của ngành Công an về việc tăng số lượng cấp tướng đối với Giám đốc Công an 6 tỉnh thành trọng điểm.
UB Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, việc thông nhât câp ham cua Công an va Quân đôi ơ đia phương (tinh, huyên) la môt chu trương đung, bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa phương và thống nhất trong hệ thống chính trị.
Hà Nội được đánh giá co vi tri chinh tri, quôc phong, an ninh rât quan trong với vai trò là Thủ đô của cả nước. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cơ bản kế thừa nhiệm vụ và các đơn vị thuộc Quân khu Thủ đô trươc đây. TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, co vi tri chinh tri, quôc phong, an ninh quan trong trong thế trận phòng thủ đất nước.
Căn cứ vào kết luận của Bộ Chính trị ngày 28/10 vừa qua về vấn đề này, UB Thường vụ Quốc hội đưa vào dự thảo luật quy định trần quân ham cao nhất la Trung tướng đối với 2 Bộ Tư lệnh này. Còn Chi huy trương, Chinh uy Bộ Chỉ huy quân sự cac tinh thành khác là Đai ta để thống nhất với quy định cấp bậc hàm cao nhất của Giám đốc Công an Hà Nội, Giám đốc Công an TPHCM và Công an cấp tỉnh.
P.Thảo
Theo Dantri
Bảo lưu đề xuất lấy phiếu tín nhiệm 3 mức, 1 lần/nhiệm kỳ
Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm của UB Thường vụ Quốc hội đến thời điểm này bảo lưu cả 2 nội dung: định kỳ lấy phiếu chỉ 1 lần/nhiệm kỳ và phiếu tín nhiệm 3 mức.
Cụ thể, về thời hạn, thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, vẫn có 2 loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định như dự thảo Nghị quyết hiện nay là Quốc hội, HĐND các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ 3 của nhiệm kỳ.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị nên lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ (vào năm thứ hai và năm thứ tư) hoặc lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối mỗi năm nhằm bảo đảm thận trọng, khách quan hơn trong việc đánh giá cán bộ.
UB Thường vụ Quốc hội nhận định, nếu lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong 1 nhiệm kỳ hoặc theo định kỳ hàng năm như quy định tại Nghị quyết số 35 hiện hành thì thời gian giữa các lần lấy phiếu quá ngắn, không đủ để phản ánh đúng mức độ biến chuyển trong công tác của người được lấy phiếu.
Vì vậy, UB Thường vụ cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ sẽ khắc phục được hạn chế kể trên. Người được bầu và phê chuẩn có hơn 2 năm để làm quen với công việc và phát huy hết khả năng của mình trên cương vị công tác.
"Đó cũng là thời gian cần và đủ để đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân giám sát và đánh giá về năng lực, trình độ cũng như phẩm chất, đạo đức của người được lấy phiếu" - báo cáo giải trình tiếp thu viết.
Một lập luận khác được đưa ra, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào năm thứ ba của nhiệm kỳ Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân sẽ kết nối kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ của các tổ chức Đảng, làm cơ sở cho việc quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo, đồng thời tạo sự đồng bộ với quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong cả hệ thống chính trị theo tinh thần kết luận tại Hội nghị trung ương 9 (khóa XI).
Đề xuất lấy phiếu 2 lần/nhiệm kỳ cũng được phân tích có ưu điểm là giúp việc đánh giá cán bộ được diễn ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, ngược lại, do kỳ lấy phiếu lại lệch so với đánh giá cán bộ, công chức, đánh giá trong Đảng nên có thể tạo ra sự kém đồng bộ trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ nói chung.
UB Thường vụ Quốc hội cũng "trấn an" các lo lắng, nghi ngại về việc lấy phiếu chỉ 1 lần/nhiệm kỳ quá an toàn với cán bộ với lý lẽ, bên cạnh lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội, Hội đồng nhân dân còn có nhiều hình thức khác để có thể giám sát, thể hiện thái độ, sự tín nhiệm của mình đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn như giám sát thường xuyên, chất vấn, yêu cầu giải trình, đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm...
Vì nhiều lẽ như vậy, UB Thường vụ Quốc hội giữ quy định về định kỳ lấy phiếu 1 lần/nhiệm kỳ như thể hiện trong dự thảo Nghị quyết.
Giải trình về việc duy trì phiếu đánh giá với 3 mức độ "tín nhiệm cao - tín nhiệm - tín nhiệm thấp", UB Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh quan điểm, lấy phiếu là việc thăm dò mức độ tín nhiệm, quy định 3 mức sẽ giúp đại biểu có nhiều lựa chọn hơn và đánh giá chính xác, thận trọng hơn đối với người mà mình đã trực tiếp bầu và phê chuẩn.
UB Thường vụ Quốc hội cũng phân tích, kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp đối với người được lấy phiếu tín nhiệm. Qua đó, người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ thấy được mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND với bản thân mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Quy định 3 mức độ tín nhiệm để phân biệt rõ hơn với quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, tạo thuận lợi hơn trong việc xác định hệ quả của hoạt động này, xem đây là một bước chuẩn bị trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ.
Vì vậy, UB Thường vụ thống nhất với hướng lấy phiếu theo 3 mức đánh giá tín nhiệm này.
Từ quy định 3 mức phiếu này, việc đánh giá hệ quả đối với người được lấy phiếu cũng có 2 hướng ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định theo hướng người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể từ chức. Nếu từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì UB thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị đối với người có từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì chuyển sang thủ tục miễn nhiệm mà không cần thêm một lần bỏ phiếu tín nhiệm nữa để đơn giản hơn về thủ tục, tránh tâm lý căng thẳng cho cả người được bỏ phiếu và đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
UB Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, quy định tại Nghị quyết 35 hiện hành cũng như dự thảo Nghị quyết sửa đổi lần này đều thể hiện theo hướng để người có tín nhiệm thấp có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không còn được tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ đó mà không phải qua bước bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này sẽ góp phần xây dựng "văn hóa từ chức" trong cơ quan nhà nước như ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu.
Bên cạnh đó, cơ quan hoặc người đã giới thiệu để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn cũng có thể chủ động trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm người có tín nhiệm thấp để chuyển sang công việc khác phù hợp hơn.
UB Thường vụ Quốc hội "gật đầu" với loại ý kiến thứ nhất.
P.Thảo
Theo Dantri
Mỹ Hầu Vương Close Beta, treo thưởng cộng đồng iPhone 6 Game Mobile Online Mỹ Hầu Vương tích hợp giữa hai thể loại nhập vai và thẻ bài, nội dung Tây Du Ký kết hợp Phong Thần Bảng, sẽ chính thức ra mắt vào 10h00 hôm nay 5/9/2014. Theo nhà phát hành 5 Stars Mobile Gane, mặc dù mới hé lộ và chưa đưa ra thời gian chính thức ra mắt nhưng Mỹ Hầu...