Bạo lực trước thềm bầu cử ở Syria, ít nhất 25 người chết
Các phần tử cực đoan Hồi giáo thuộc lực lượng đối lập được cho là thủ phạm chính đứng sau vụ đánh bom trước thềm bầu cử.
Các cuộc giao tranh giữa binh sĩ của chính phủ Syria và lực lượng đối lập gia tăng trong bối cảnh tại nước này sắp diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến được tổ chức vào tháng tới.
Ngày 15/5, tại cửa khẩu biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, xảy ra một vụ đánh bom xe khiến ít nhất 25 người thiệt mạng, 70 người khác bị thương. Các phần tử cực đoan Hồi giáo thuộc lực lượng đối lập được cho là thủ phạm chính đứng sau vụ đánh bom này.
Hiện trường một vụ đánh bom ở Syria trước thềm bầu cử (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Tại tỉnh Idlib, ít nhất 16 binh sĩ Chính phủ thiệt mạng sau khi các thành viên của lực lượng đối lập kích hoạt khối thuốc nổ trong một đường hầm tại một căn cứ quân sự.
Trong khi đó, các nhà hoạt động chống Chính phủ lại cáo buộc các binh sĩ chính phủ đã bắn phá thành trì của phe đối lập tại thành phố Aleppo, miền Bắc Syria hôm 14/05 vừa qua, khiến 25 người thiệt mạng, trong đó có cả dân thường.
Chính phủ Syria đang xúc tiến tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 3/6 tới, bất chấp sự phản đối dữ dội từ phe đối lập và các quốc gia phương Tây.
Theo VOV
Lãnh đạo đối lập Thái muốn hòa giải
Hoảng sợ trước viễn cảnh đổ máu khi khủng hoảng ở Thái Lan đã gần tới thời khắc quyết định, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva kêu gọi đàm phán và hòa giải để khôi phục ổn định.
Người đứng đầu đảng Dân chủ đối lập chính ở Thái đã tham gia các cuộc biểu tình đường phố ở Bangkok để hất cẳng Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Đảng của ông cũng tẩy chay cuộc bỏ phiếu 2/2, cuộc bầu cử đã bị một tòa án cho là không có hiệu lực hồi tháng 3.
Tuy nhiên, hiện giờ, ông Abhisit, 49 tuổi, dường như lại tách mình khỏi những người biểu tình.
Bạo lực có nguy cơ tăng cao, ông Abhisit nói với truyền thông phương Tây trong cuộc trả lời phỏng vấn tối 23/4. "Với sự thất vọng chồng chất và những cơ hội mà đất nước bị mất đi, bây giờ thực sự là lúc mọi người nên bắt đầu nói về vấn đề chung".
"Ý định của tôi là, trong tuần này, nói rõ rằng chả phải đã tới lúc chúng ta nên chấp nhận thực tế là không bên nào có được thứ mình muốn hay sao. Và nếu có thì nó cũng không mang tới ổn định lâu dài được", ông nói thêm.
Cuộc biểu tình, từng thu hút hơn 200.000 người tham gia ở thời kỳ đỉnh điểm, hiện đã giảm bớt. Tuy nhiên, những người biểu tình chủ chốt tuyên bố sẽ tiếp tục quấy rối chính phủ và cản trở bất kỳ cuộc bầu cử nào tới khi chính phủ của bà Yingluck bị lật đổ.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông Abhisit đã vấp phải sự hoài nghi từ phía chính phủ.
"Những gì đảng Dân chủ nói sẽ làm và những gì họ làm là không giống nhau", Sunisa Lertpakawat, một phó phát ngôn viên của chính phủ Thái cho hay.
"Nếu ông ấy thật tâm, tại sao không tham gia cuộc họp bàn hôm 22/4 nhằm thảo luận về ngày tổ chức bầu cử tiếp theo", bà Sunisa nói tới cuộc gặp do ủy ban bầu cử tổ chức có sự tham gia của gần 60 đảng phái. Ông Abhisit không tham gia cuộc gặp này với lý do an ninh.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Đối lập Syria giết nhau, hàng ngàn phiến quân thiệt mạng Kể từ đầu năm 2014, hàng ngàn phiến quân đã thiệt mạng trong các cuộc tàn sát lẫn nhau, đặc biệt ở miền bắc và miền đông Syria. Vụ mới nhất xảy ra ngày 10/4 ở miền đông Syria, khiến cho hơn 50 phiến quân thiệt mạng. Hàng ngàn phiến quân thiệt mạng trong các cuộc tàn sát lẫn nhau giữa các phe...