Bạo lực tình dục: 50% nạn nhân chưa từng tiết lộ
Khoảng 50% nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng.
Sáng nay 13/11, tại Hà Nội, lần đầu tiên đã diễn ra lễ phát động tháng hành động vì Bình đẳng giới và và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 với chủ đề ‘Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái’.
Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này, đặc biệt là của nam giới trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam do Bộ LĐTBXH và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm cho biết: ‘Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm đánh thức mỗi người dân suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để cùng chung tay xóa bỏ bất bình đẳng giới, hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc và phát triển bền vững. Một quốc gia mạnh khỏe, không còn nghèo đói, công bằng và ‘không ai bị bỏ lại phía sau’ là ước nguyện chính đáng của mỗi con người. Ước vọng đó sẽ sớm trở thành hiện thực nếu tất cả chúng ta cùng chung tay vun đắp bằng đầy đủ trách nhiệm và tình yêu thương. Thực hiện bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái’.
Nhiều phụ nữ bị bạo lực tình dục nhưng không dám tiết lộ. Ảnh minh họa.
Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: ‘Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ cần phải là ưu tiên hàng đầu đối với cả nam giới và nữ giới. Tôi hy vọng rằng tất cả trẻ em trai và nam giới ở Việt Nam sẽ đứng lên để giải quyết sự bất bình đẳng, bất công và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái’.
Theo các chuyên gia, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là nguy cơ tiềm tàng phá vỡ sự ổn định, bền vững của gia đình và trật tự an toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng tới quyền con người. Cần thiết phải có hành động toàn cầu để giải quyết vấn đề này.
Số liệu từ Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do Tổng cục thống kê và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố năm 2010 cho thấy: 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.
Khoảng 50% nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng. 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công.
Video đang HOT
Bạn trẻ nhảy flashmobBạn trẻ nhảy flashmob với thông điệp ‘Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái’.
Không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thể xác, tinh thần cho nạn nhân, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái còn dẫn tới thiệt hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.
Theo kết quả nghiên cứu ‘Ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực gia đình gây ra với phụ nữ tại Việt Nam’ của Liên Hợp Quốc, những chi phí và thiệt hại về kinh tế do bạo lực gây ra chiếm gần 1,5% GDP năm 2012 của Việt Nam.
Tuy nhiên, chi phí xã hội còn cao hơn do bạo lực đối với phụ nữ ảnh hưởng đáng kể đối với sự gắn kết xã hội và khả năng phục hồi của cộng đồng. Bạo lực dẫn tới kìm hãm tăng trưởng kinh tế và gia tăng đói nghèo của quốc gia.
Theo D.Hải/Suckhoedoisong.vn
Bạo lực tình dục: 73% thủ phạm là người quen
Bạo lực tình dục dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ thể chất, tinh thần và cả tài chính cho nạn nhân.
Hơn 1.000 trường hợp xâm hại tình dục trẻ em mỗi năm, tương đương với trung bình mỗi ngày 3 trẻ em bị xâm hại tình dục được báo cáo; gia tăng thông tin về lạm dụng tình dục trẻ em trai.
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị quốc gia về Tình dục, Sức khỏe và Xã hội lần thứ 3 với tiêu đề 'Nạn nhân hay Tội nhân: Những rào cản văn hoá và thể chế trong việc nhìn nhận và giải quyết bạo lực tình dục (BLTD) tại Việt Nam' (diễn ra từ 29-30/11/2016).
73% thủ phạm là người quen
Bà Khuât Thu Hông nhấn mạnh: 'BLTD là tội ác nghiêm trọng chống lại phụ nữ và trẻ em. Nó chà đạp quyền cơ bản nhất của con người là được sống an toàn và được tôn trọng nhân phẩm.' Bà Hồng cũng lưu ý: 'BLTD có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ và trẻ em nào chứ không chỉ với những phụ nữ trẻ, ăn mặc gợi cảm hoặc có cử chỉ hớ hênh như nhiều người vẫn lầm tưởng'.
Trái với quan điểm cho rằng phụ nữ và trẻ em gái có thể tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế giao du với người lạ, số liệu thống kê cho thấy 73% thủ phạm là người quen, trong đó 10% là cha đẻ hoặc cha dượng. Thủ phạm gồm cả những người được cho là đáng tin cậy như người cao niên, người có uy tín, giáo viên, những người nổi tiếng hay cả những người trong hệ thống thực thi pháp luật. Ngoài ra, phần lớn các vụ BLTD cũng xảy ra ở những địa điểm thường được coi là an toàn như trường học, công sở hay chính trong nhà của nạn nhân.
73% thủ phạm xâm hại trẻ em là người quen, trong đó 10% là cha đẻ hoặc cha dượng. Ảnh minh họa.
BLTD dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ thể chất, tinh thần và cả tài chính cho nạn nhân. Nhiều nạn nhân và gia đình đã phải vật lộn với việc thay đổi sinh kế do phải chuyển nơi sinh sống để tránh bị kỳ thị. Thậm chí, không ít người đã phải tìm đến cái chết để thoát khỏi ám ảnh và bế tắc sau khi bị bạo hành tình dục.
Ba Astrid Bant, Trưởng Đại diện UNPFA tại Việt Nam nhân manh: 'BLTD không dễ xác định, đặc biệt bạo lực tình dục trong các mối quan hệ tình cảm gần gũi thậm chí còn khó được báo cáo hơn vì nó được che giấu bởi các khuôn mẫu giới và văn hóa. Nam giới thường nghĩ rằng họ có &'quyền' kiểm soát thân thể và tình dục của người phụ nữ'.
Bà cũng khẳng định 'BLTD đối với phụ nữ và trẻ em gái không phải một căn bệnh mà chúng ta cần phải tìm cách chữa. Vấn nạn này xuất phát từ quan niệm của nam giới và trẻ em trai về phụ nữ và trẻ em gái. Đã đến lúc chúng ta phải làm việc cùng nhau, Chính phủ, xã hội dân sự và toàn thể xã hội, để tấn công lại các định kiến giới và các thái độ ưu ái nam giới phổ biến cho dù chúng đã được dung dưỡng qua nhiều thế hệ. Chúng ta phải thay đổi các cấu trúc quyền lực để đảm bảo rằng có sự bình đẳng thực sự giữa phụ nữ và nam giới. Đấu tranh cho bình đẳng giới phải trở thành một vấn đề của nam giới và trẻ em trai'.
BLTD đối với phụ nữ và trẻ em gái không phải một căn bệnh mà chúng ta cần phải tìm cách chữa. Ảnh minh họa.
Nhiều rào cản
Tại hội nghị, các chuyên gia và các nhà quản lý đều đồng tình rằng thực trạng BLTD đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam vẫn chưa được phản ánh đầy đủ và giải quyết hiệu quả. Các tham luận tại hội nghị chỉ ra rằng tình trạng nói trên xuất phát từ những rào cản thể chế, văn hoá và xã hội.
Về mặt thể chế, quy trình tố tụng và thực thi pháp luật chưa bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội nên chưa thực sự giải quyết BLTD một cách có hiệu quả... Bên cạnh đó, các quy định về thông tin và đạo đức nghề nghiệp chưa được thực hiện và giám sát nghiêm túc khiến không ít tờ báo phơi bày, soi mói và khai thác nhiều chi tiết riêng tư khiến nạn nhân trở thành tội nhân trong dư luận xã hội.
Từ góc độ văn hoá, tư tưởng lạc hậu của một bộ phận người dân khiến nỗi đau BLTD vẫn còn nhức nhối. Chịu sức ép vô hình từ những quan niệm sai lầm về tình dục, về nam tính/nữ tính cùng với những định kiến và khuôn mẫu giới bất bình đẳng, cộng đồng, gia đình và bản thân các nạn nhân đôi khi cũng chấp nhận cam chịu. Nạn nhân phải tự tìm cách đương đầu với hậu quả bạo lực, lạm dụng và quấy rối tình dục hơn là lên tiếng đòi lại công bằng và kết nối với nhau để đấu tranh chống lại những vấn nạn đó.
Từ góc độ văn hoá, tư tưởng lạc hậu của một bộ phận người dân khiến nỗi đau BLTD vẫn còn nhức nhối. Ảnh minh họa.
Về mặt xã hội, nhiều nhóm yếu thế vẫn tiếp tục chịu thiệt thòi và dễ bị bạo hành tình dục nhưng lại ít nhận được sự hỗ trợ.... Là nạn nhân nhưng nhóm này bị đơn độc trong cuộc đấu tranh bảo vệ nhân phẩm, thân thể và chỗ đứng của mình trong xã hội. Yếu thế và dễ bị tổn thương nhất là các nhóm phụ nữ và trẻ em nghèo, các nhóm thiểu số về tình dục và giới, những người di cư hay các nhóm thiệt thòi như phụ nữ hành nghề mại dâm, phụ nữ nhiễm HIV và con gái của họ... Bị gạt ra ngoài lề xã hội bởi sự kỳ thị và phân biệt đối xử, nhân phẩm và số phận của họ càng dễ bị chà đạp và cơ hội để họ lên tiếng đòi công bằng cho mình càng hiếm hoi hơn.
Do đó, các chuyên gia mong muốn BLTD phải được nhìn nhận đúng mức hơn và cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa từ tất cả các bên liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng. Các tham luận tại hội nghị cũng lên tiếng mạnh mẽ về các bất bình đẳng mang tính hệ thống trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là bất bình đẳng giới nằm sau các vấn đề bạo lực và lạm dụng.
Theo thống kê, trong số 322 vụ BLTD được đưa tin trên báo từ 2011-2016: 21,2% nạn nhân dưới 10 tuổi, trong đó có những em bé chỉ mới 2 tuổi. 60% nạn nhân từ 11-25 tuổi. Gần 5% nạn nhân trên 40 tuổi, trong đó có những cụ bà đã 85 - 86 tuổi. 32% là các vụ bạo lực kép: nạn nhân bị cưỡng hiếp, cướp tài sản, bị hành hung, thậm chí bị giết. 13,5% là các vụ cưỡng hiếp tập thể.
Theo Dương Hải/Suckhoedoisong.vn
Bị bạo lực tình dục: Cam chịu sẽ khó xử lý "Trong các vụ xâm hại tình dục, nạn nhân và gia đình thường có tâm lý e ngại, lo sợ ảnh hưởng đến danh dự nên gây khó khăn cho việc xét xử". Nhiều phụ nữ "cắn răng" chịu đựng bạo lực tình dục khiến việc xử lý gặp khó khăn (ảnh minh họa) Còn thiếu quy định về hành vi bạo lực...