Bạo lực, lạm dụng có nguy cơ gây rối loạn tâm lý ở phụ nữ
Bạo lực gia đình ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của nạn nhân. Ngoài bạo lực gia đình, lạm dụng cũng có nguy cơ gây rối loạn tâm lý với phụ nữ. Đây là những kết quả được rút ra từ nghiên cứu trong phụ nữ Úc.
Sapphire Sol and Libby chia sẻ câu chuyện của họ về bạo lực gia đình.
B ạ o l ự c tăng nguy cơ m ắ c b ệ nh th ầ n kinh?
Phụ nữ bị bạo lực gia đình hay bị lạm dụng thường có nguy cơ cao rơi vào các tình trạng như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, trầm cảm, lo lắng, lạm dụng chất gây nghiện và có suy nghĩ tự tử.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương cao hơn khoảng bảy lần, khả năng phát triển trầm cảm cao hơn 2,7 lần, lo lắng cao hơn gấp bốn lần và lạm dụng ma túy và rượu cao gấp sáu lần, có ý nghĩ tự tử cao gấp 3,5 lần đối với những phụ nữ từng trải qua bạo lực gia đình so với những người không bị bạo lực gia đình.
Một nghiên cứu khác của Úc trên 1.257 bệnh nhân nữ đến thăm khám bác sĩ đa khoa cho thấy, những phụ nữ bị trầm cảm có nguy cơ bị lạm dụng thể chất, cảm xúc hoặc tình dục cao hơn 5,8 lần so với những phụ nữ không bị trầm cảm.
Sau khi bạo lực gia đình xảy ra, người gây ra bạo lực gia đình thường tỏ ra hối hận và xin lỗi. Nhưng sự ăn năn này thường kết thúc bằng những lần bạo lực tiếp theo. Phụ nữ trong hoàn cảnh này thường thấy thiếu sự kiểm soát đặc biệt khi bạo lực lại xảy ra tại nhà riêng của họ. Do vây, sống dưới áp lực thể xác và cảm xúc như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần. Ngoài bạo lực gia đình, lạm dụng cũng có nguy cơ gây rối loạn tâm lý. Những phụ nữ có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần trước đó thường có nguy cơ cao hơn.
Video đang HOT
Các chương trình tập huấn về chăm sóc y tế và bạo lực gia đình trực tuyến.
Các d ị ch v ụ chăm sóc s ứ c kho ẻ tâm th ầ n đáp ứ ng như th ế nào?
Mặc dù những nạn nhân sống sót sau bạo lực gia đình có nhiều khả năng mắc các bệnh tâm thần nhưng họ không được hỏi thường xuyên về bạo lực gia đình hoặc lạm dụng trong khi điều trị. Vì vậy, họ không được giới thiệu tới các địa chỉ hỗ trợ phù hợp.
Một nghiên cứu cho thấy chỉ có 15% bác sỹ sức khỏe tâm thần thường xuyên hỏi về bạo lực gia đình. Khoảng 60% bác sỹ thiếu kiến thức về bạo lực gia đình, trong khi 27% bác sỹ khác tin rằng họ không có đủ nguồn thông tin về vấn đề này.
Khoảng một phần tư (27%) bác sỹ sức khoẻ tâm thần cung cấp thông tin về các dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình và 23% trong số họ giới thiệu cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tìm đến chuyên gia tư vấn.
Nếu không có câu hỏi trực tiếp về bạo lực gia đình, các nạn nhân sống sót sau khi bị bạo lực gia đình sẽ không muốn tiết lộ cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Nếu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần đang theo dõi và giám sát các triệu chứng của bệnh tâm thần nhưng bỏ qua nguyên nhân của chấn thương thì điều trị như vậy ít có khả năng thành công.
Bác sỹ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cần thường xuyên hỏi bệnh nhân nữ về các sự cố bạo lực gia đình xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại nếu chẩn đoán bệnh nhân đó bị trầm cảm, lo lắng hoặc có bất kỳ dấu hiệu đau khổ tâm thần nào khác.
Các cán bộ chăm sóc y tế có thể giới thiệu tới các dịch vụ điều trị chuyên gia và các cán bộ này cần được đào tạo đầy đủ để có khả năng hỗ trợ được cho các nạn nhân bạo lực gia đình khi được các nạn nhân này chia sẻ thông tin bị bạo lực. Điều này có nghĩa là không chỉ tập trung vào điều trị về mặt y tế, mà còn tập trung công tác hỗ trợ và giới thiệu nạn nhân tới các địa chỉ hỗ trợ cần thiết khác.
Dự án Ghế công viên màu đỏ (Red Bench project) kêu gọi mọi người đứng lên chấm dứt bạo lực gia đình tại Bang Queenland, Úc.
Số liệu thống kê về Bạo lực gia đình (2016-2018) tại Úc
Trung bình 1 tuần có 1 phụ nữ bị giết hại bởi đối tác hiện tại hoặc trước đây Cứ 1 trong 4 phụ nữ Úc từ độ tuổi 15 bị lạm dụng về mặt tinh thần do đối tác hiện tại hoặc trước đây Khoảng 40% phụ nữ tiếp tục bị bạo lực từ đối tác của họ trong khi ly thân tạm thời Khoảng 85% phụ nữ Úc bị quấy rồi tình dục Tỷ lệ bạo lực xảy ra cao hơn ở các vùng nông thôn và bang New South Wales (Nguồn: whiteribbon.org.au)
Th. Hà (dịch)
Theo theconversation/phunuvietnam
Nữ bệnh nhân tưởng bị thần kinh vì dò dịch não tủy sau tai nạn giao thông
Nhiều năm liền, người phụ nữ ở tỉnh Khánh Hòa bị mất ngủ, ảo giác, đau đầu kinh niên do bị dò dịch não tủy sau khi gặp tai nạn giao thông mà không hay biết. Nhiều người trong gia đình lại tưởng chị mắc bệnh thần kinh.
Năm 2001, chị Đ.K.A. (39 tuổi, ngụ tỉnh Khánh Hòa) bị tai nạn giao thông khiến đầu đập vào thành bê tông, bị co giật và được chuyển đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Do chấn thương nặng nên bệnh nhân tiếp tục được chuyển lên một bệnh viện ở TP.HCM để điều trị và xuất viện khi tình trạng đau giảm bớt.
Đến năm 2016, bệnh nhân được mổ vá nhĩ phải nội soi tại một bệnh viện ở tỉnh Khánh Hòa. Sau mổ, tai bệnh nhân tiếp tục chảy mủ và dịch tai phải, nhức đầu nhiều, mờ mắt phải, cứng hàm phải, ăn uống kém, sút cân. Sau đó, chị tiếp tục điều trị tại nhiều bệnh viện với chẩn đoán viêm tai giữa bên phải tái phát, viêm xoang nhưng bệnh không thuyên giảm.
Chị A. cho biết, suốt nhiều năm qua, chị luôn trong tình trạng mất ngủ, khi ngủ đều có ảo giác, đau đầu kinh niên. Nhiều người thân trong gia đình đều tưởng chị bị thần kinh, cuộc sống lúc nào cũng đau đớn, bế tắc.
Mới đây, nữ bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM trong tình trạng đau tai phải, chảy dịch tai, nhức đầu. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính tái phát, được phẫu thuật sào bào thượng nhĩ - vá nhĩ. Tuy nhiên trong quá trình mổ, các bác sĩ kiểm tra dưới kính hiển vi phát hiện bệnh nhân bị dò dịch não tủy. Bệnh nhân tiếp tục được vá dò dịch não tủy thành công.
Sau phẫu thuật 1 tuần, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được xuất viện.
Sau phẫu thuật 1 tuần, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được xuất viện. Đến nay bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, hết nhức đầu, hết chóng mặt, không còn mờ mắt phải, ngủ ngon giấc và bắt đầu tăng cân trở lại.
Các bác sĩ nhận định, trường hợp của bệnh nhân A. rất hy hữu, khó phát hiện. Bệnh nhân đã phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu và đứng trước nguy cơ viêm màng não trong thời gian dài. Các hình ảnh cận lâm sàng lại không rõ ràng khiến dễ bỏ qua, dẫn đến điều trị sai hướng.
TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp - Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, dò dịch não tủy xảy ra ở 2-3% các trường hợp chấn thương đầu, 60% các ca dò dịch não tủy xảy ra vài ngày sau chấn thương, 95% trường hợp xảy ra trong vòng 3 tháng. Dò dịch não tủy sau chấn thương làm tăng nguy cơ viêm màng não mủ.
Bác sĩ khuyến cáo đối với người từng bị tai nạn chấn thương khi xuất hiện các cơn đau bất thường nên đến các bệnh viện có chuyên khoa để được kiểm tra. Đối với các bác sĩ, cần khai thác bệnh sử của bệnh nhân kỹ càng và thực hiện các phương pháp khám thận trọng để chẩn đoán chính xác hỗ trợ điều trị thành công triệt để cho người bệnh.
Đông Quân
Theo phunuvietnam
Lá dứa - 'thần dược' cho sắc đẹp và sức khỏe phụ nữ Dùng lá dứa không gây tác dụng phụ. Lá dứa là cách tự nhiên, an toàn và đơn giản để làm đẹp và tăng cường sức khỏe của bạn. Nước lá dứa có thể loại bỏ độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể - Ảnh: minh họa Thanh tẩy cơ thể Nhờ tác dụng trung hòa các độc tố, nên uống trà...